0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b4118555a37-CÁC-YẾU-TỐ-ẢNH-HƯỞNG-ĐẾN-BẢO-ĐẢM-QUYỀN-CỦA-NỮ-LAO-ĐỘNG-DI-TRÚ-TỪ-NÔNG-THÔN-ĐẾN-THÀNH-THỊ.jpg.webp

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NỮ LAO ĐỘNG DI TRÚ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ

 

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị

Việc ghi nhận các QCN trong hệ thống pháp luật quốc gia đã là một nỗ lực đáng trân trọng của các Nhà nước. Thế nhưng, không phải ở bất cứ nơi đâu QCN một khi đã được ghi nhận đều đưa người dân đến trạng thái hưởng quyền ngay tức khắc. Và bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị cũng không phải ngoại lệ, phải có các yếu tố ảnh hưởng nhất định mới tạo ra được môi trường thụ hưởng quyền của chủ thể quyền. Khi có một cơ chế bảo đảm quyền nhưng thiếu đi những yếu tố, môi trường để thực thi các quyền việc bảo đảm quyền cũng không thể đạt hiệu quả. Do đó, theo tác giả để tạo ra môi trường thuận lợi về quan điểm, đường lối chỉ đạo cũng như các quy định pháp luật trong việc bảo đảm quyền thì điều kiện về chính trị, pháp lý là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, để có nguồn lực thực hiện hỗ trợ cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị thì yếu tố kinh tế cũng phải được đề cập đến. Ảnh hưởng tới nhận thức của chủ thể quyền cũng như các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị thì phải có sự thuận lợi về yếu tố văn hóa, thúc đẩy giáo dục về nhận thức cũng như ý thức, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, tác giả xác định có các yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

2.1.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị bao gồm: chế độ chính trị; hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức, vận hành quyền lực Nhà nước, … Đối với nữ lao động di trú từ nông thôn, yếu tố chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền trước hết là chế độ chính trị. Với một chế độ chính trị dân chủ thì việc bảo đảm QCN trong đó có đối tượng nữ lao động di cư sẽ được Nhà nước và xã hội đề cao. Mặt khác, các chủ trương của Đảng cụ thể là chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di cư. Theo đó, đối tượng này có được đặt vào vị trí gắn liền với sự phát triển hay hạn chế sự phát triển, trong các chỉ đạo liên quan đến ASXH thì đối tượng này có được xem là nhóm xã hội dễ bị tổn thương cần phải tăng cường bảo đảm, … Đây chính là những điều kiện quan trọng để Nhà nước cụ thể hóa vào chính sách pháp luật nhằm bảo đảm quyền cho nữ lao động di trú. Mặt khác, trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn tồn tại mâu thuẫn một bên là áp lực của việc lao động di cư đến thành thị, một bên là bảo đảm quyền cho nhóm xã hội này. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng là hết sức cần thiết, từ đó mới tạo được chính sách dung hòa được mâu thuẫn trên.

Bên cạnh chủ trương chính sách của Đảng, điều kiện về hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Ví dụ: Nếu Hội liên hiệp phụ nữ với chức năng và nhiệm vụ của mình có quy định chức năng liên quan đến bảo đảm nữ lao động di cư trên địa bàn để giúp đỡ, động viên, tư vấn về sức khỏe, … cho đối tượng này hay Hội nông dân có chức năng trang bị kiến thức trước lúc di cư, mở các lớp đào tạo nghề, … cho đối tượng di cư thì sẽ giúp nhóm xã hội này có thể hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Một yếu tố chính trị hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của nữ lao động di trú đó chính là tổ chức và vận hành quyền lực Nhà nước. Cách thức sắp xếp, tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước nếu có sự phân công cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương chuyên trách bảo đảm về việc làm, đời sống của đối tượng di cư thì giảm bớt những khó khăn mà nhóm xã hội này thường có nguy cơ phải đối mặt. Do đó, Nhà nước phải được tổ chức sao cho dân chủ nhất, khoa học nhất để có những chính sách đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong đó có lao động nữ di trú. Đồng thời mô hình nhà nước phải thể hiện sự thượng tôn pháp luật, các cơ quan nhà nước phải hoạt động có hiệu quả thì khi đó quyền của nhóm xã hội này mới được bảo đảm một cách tối ưu. Để bảo đảm những quyền đặc trưng, dễ bị xâm hại của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị rất cần thiết Nhà nước phải ưu tiên bảo vệ nhóm người yếu thế và cảnh giác, đề phòng với những nguy cơ đe dọa, lạm dụng quyền.

2.1.2. Yếu tố pháp lý

Điều kiện pháp lý tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Theo đó, nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị được bảo đảm thực hiện quyền của mình bằng các quy định pháp luật. Với đặc trưng của pháp luật là tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước sẽ tạo ra những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực thi , bảo đảm QCN nói chung và quyền của nữ lao động di trú nói riêng.

Điều kiện pháp lý đầu tiên để bảo đảm quyền đó chính là ghi nhận quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Ghi nhận quyền nghĩa là những quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị phải được pháp luật quy định, được thể chế hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Nếu không được ghi nhận thì các quyền tự nhiên của con người sẽ không trở thành mục tiêu, ý chí hành động và không có tính bắt buộc cho các chủ thể trong việc bảo đảm quyền. Do đó, việc ghi nhận quyền thực hiện quyền con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Pháp luật có thuộc tính bắt buộc chung, được thực hiện bằng giáo dục thuyết phục, cưỡng chế khi cần thiết và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Nếu không được ghi nhận trong pháp luật thì những quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành ý chí và mục tiêu hành động chung, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi người. Hay nói cách khác, nếu không ghi nhận quyền thì những quyền tự nhiên sẽ không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Dưới khía cạnh tôn trọng quyền thì việc thể chế hóa các bảo đảm về chính trị, kinh tế, về hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thành các quy định pháp luật cũng tạo ra khuôn phép có tính bắt buộc mà mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân theo. Dưới khía cạnh bảo vệ quyền, các quy định pháp luật có nội dung là các biện pháp xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ mang tính răn đe, giáo dục khi có sự xâm phạm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy, điều kiện pháp lý được đánh giá là điều kiện tiên quyết của bảo đảm QCN nói chung và quyền của nữ lao động di trú nói riêng, tạo ra hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội. Khi nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị là nhóm người dễ bị phân biệt đối xử thì pháp luật càng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm việc thực hiện quyền. Ví dụ: Việc pháp luật ghi nhận nữ lao động di trú làm việc tự do có phải là NLĐ hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền đặc trưng của nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị như quyền tham gia các loại hình bảo hiểm. Để có được những điều kiện pháp lý tốt nhất bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị hiện nay cần phải đạt yêu cầu về nguyên tắc và nội dung của các quy định pháp luật:

- Về nguyên tắc, xây dựng các quy định pháp luật về bảo đảm quyền của nữ lao động di trú phải tạo ra các quy định pháp luật với những quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể có liên quan đến quyền của nữ lao động di trú nông thôn đến thành thị một cách đồng bộ, khả thi đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Việc ghi nhận quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền, ngăn chặn sự xâm hại quyền. Đồng thời, việc ghi nhận quyền cũng phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng áp dụng và áp dụng có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền, tránh tình trạng chồng chéo hoặc có những cách hiểu khác nhau về quy định pháp luật. Ngoài ra, vấn đề bảo đảm quyền phải được quy định tại Hiến pháp với mục tiêu là để được bảo vệ bằng sức mạnh pháp lý cao nhất.

- Về nội dung, các quy định pháp luật về bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị phải đầy đủ, chi tiết. Theo đó, việc ghi nhận quyền phải bao gồm các quyền của chủ thể quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền, các biện pháp xử lý khi có vi phạm quyền xảy ra, đồng thời, phải quy định được cơ chế giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm đó, giúp hạn chế đến mức tối thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của chủ thể quyền.

2.1.3. Yếu tố kinh tế

Điều kiện về kinh tế là phương tiện để đưa các quyết tâm chính trị và đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống nhằm hiện thực hóa các giá trị nhân quyền.

Những yếu tố về kinh tế ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị bao gồm:

- Mức độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng thành thị cao với đa dạng hóa các loại công việc là lực hút khiến các nữ lao động nông thôn đến thành thị tìm kiếm việc làm, ngược lại, mức độ tăng trưởng kinh tế ở vùng nông thôn thấp hơn, thiếu việc làm lại là lực đẩy của việc di cư. Các chỉ số khác kinh tế như: tỷ số giá tiêu dùng tăng hay việc giá điện, giá nước tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống vốn rất khó khăn của nữ lao động di cư. Mức độ ổn định của chu kỳ tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở vấn đề ổn định về việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp giữa chừng hay tình trạng khó tìm được việc làm và thu nhập thấp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

- Nguồn lực tài chính là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của nữ lao động di cư. Nếu Nhà nước có một nguồn lực tài chính đủ lớn và phân bổ một phần nguồn lực tài chính đó để hỗ trợ cho nữ lao động di cư trong quá trình tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề, nhà ở, ASXH, chăm sóc sức khỏe, … thì sẽ tạo điều kiện tốt cho nhóm xã hội này hưởng thụ quyền trên thực tế, bởi thu nhập của nữ lao động di cư vừa phải trang trải các chi phí tại thành thị vừa phải tiết kiệm tiền gửi về nông thôn.

2.1.4. Yếu tố văn hóa

Yếu tố văn hóa cũng là một yếu tố tác động đến việc bảo đảm thực hiện quyền của nữ lao động di trú, đặc biệt trong đời sống tinh thần. Những yếu tố văn hóa trực tiếp tác động đến đối tượng này chủ yếu là quan niệm, tư tưởng tồn tại trong xã hội. Nếu quan niệm, tư tưởng tiến bộ ví dụ tư tưởng bình đẳng về giới giữa nam và nữ thì không xảy ra tình trạng phân biệt trong quá trình tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hay thu nhập thì cơ hội có được việc làm cao hơn cũng như thu nhập bình đẳng, xứng đáng từ đó các quyền như quyền có việc làm hay quyền có điều kiện làm việc công bằng được đảm bảo thực hiện và ngược lại. Ngoài ra, là tư tưởng phân biệt giữa người nhập cư và người thành thị cũng tác động lớn đến việc hòa nhập tại nơi đến, …Đặc biệt, sự tồn tại của các hệ tư tưởng lạc hậu trong chính gia đình người phụ nữ di cư như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng từ hệ tư tưởng phong kiến cũ của người chồng, người cha cũng gây cản trở đến việc thực hiện quyền tự do cư trú, xâm hại đến quyền về cảm xúc và tinh thần của nữ lao động di cư

2.1.5. Yếu tố giáo dục và ý thức pháp luật

Giáo dục là một phương tiện quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền của nữ lao động di trú nông thôn đến thành thị, được hiểu dưới những góc độ trực tiếp sau:

Giáo dục sẽ tạo ra những hiểu biết cho nữ di cư trên tất cả các phương diện hay còn gọi được nâng cao năng lực thụ hưởng quyền bao gồm nhận thức về quyền, cách thức sử dụng quyền và khả năng tiếp cận và thụ hưởng quyền. Theo đó, giáo dục sẽ giúp cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị được trang bị kiến thức di cư, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận và hòa nhập cộng đồng, nắm các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân, … đồng thời thông qua giáo dục, nữ lao động di cư cũng có thể được đào tạo nâng cao tay nghề. Như vậy, nếu được giáo dục tốt các đối tượng này hoàn toàn có thể hạn chế được những rủi ro từ đó việc thực hiện quyền được bảo đảm tốt. Không chỉ tạo ra hiểu biết cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị mà thông qua giáo dục, các chủ thể khác trong xã hội cũng nhận thức được nghĩa vụ của mình trong việc tôn trọng và bảo vệ nhóm xã hội dễ bị tổn thương này.

Theo: Dương Thị Hải Yến

Link luận án:  Tại đây

 

avatar
Đặng Quỳnh
548 ngày trước
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NỮ LAO ĐỘNG DI TRÚ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ
 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thịViệc ghi nhận các QCN trong hệ thống pháp luật quốc gia đã là một nỗ lực đáng trân trọng của các Nhà nước. Thế nhưng, không phải ở bất cứ nơi đâu QCN một khi đã được ghi nhận đều đưa người dân đến trạng thái hưởng quyền ngay tức khắc. Và bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị cũng không phải ngoại lệ, phải có các yếu tố ảnh hưởng nhất định mới tạo ra được môi trường thụ hưởng quyền của chủ thể quyền. Khi có một cơ chế bảo đảm quyền nhưng thiếu đi những yếu tố, môi trường để thực thi các quyền việc bảo đảm quyền cũng không thể đạt hiệu quả. Do đó, theo tác giả để tạo ra môi trường thuận lợi về quan điểm, đường lối chỉ đạo cũng như các quy định pháp luật trong việc bảo đảm quyền thì điều kiện về chính trị, pháp lý là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, để có nguồn lực thực hiện hỗ trợ cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị thì yếu tố kinh tế cũng phải được đề cập đến. Ảnh hưởng tới nhận thức của chủ thể quyền cũng như các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị thì phải có sự thuận lợi về yếu tố văn hóa, thúc đẩy giáo dục về nhận thức cũng như ý thức, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, tác giả xác định có các yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay bao gồm:2.1.1. Yếu tố chính trịYếu tố chính trị bao gồm: chế độ chính trị; hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức, vận hành quyền lực Nhà nước, … Đối với nữ lao động di trú từ nông thôn, yếu tố chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền trước hết là chế độ chính trị. Với một chế độ chính trị dân chủ thì việc bảo đảm QCN trong đó có đối tượng nữ lao động di cư sẽ được Nhà nước và xã hội đề cao. Mặt khác, các chủ trương của Đảng cụ thể là chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di cư. Theo đó, đối tượng này có được đặt vào vị trí gắn liền với sự phát triển hay hạn chế sự phát triển, trong các chỉ đạo liên quan đến ASXH thì đối tượng này có được xem là nhóm xã hội dễ bị tổn thương cần phải tăng cường bảo đảm, … Đây chính là những điều kiện quan trọng để Nhà nước cụ thể hóa vào chính sách pháp luật nhằm bảo đảm quyền cho nữ lao động di trú. Mặt khác, trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn tồn tại mâu thuẫn một bên là áp lực của việc lao động di cư đến thành thị, một bên là bảo đảm quyền cho nhóm xã hội này. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng là hết sức cần thiết, từ đó mới tạo được chính sách dung hòa được mâu thuẫn trên.Bên cạnh chủ trương chính sách của Đảng, điều kiện về hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Ví dụ: Nếu Hội liên hiệp phụ nữ với chức năng và nhiệm vụ của mình có quy định chức năng liên quan đến bảo đảm nữ lao động di cư trên địa bàn để giúp đỡ, động viên, tư vấn về sức khỏe, … cho đối tượng này hay Hội nông dân có chức năng trang bị kiến thức trước lúc di cư, mở các lớp đào tạo nghề, … cho đối tượng di cư thì sẽ giúp nhóm xã hội này có thể hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Một yếu tố chính trị hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của nữ lao động di trú đó chính là tổ chức và vận hành quyền lực Nhà nước. Cách thức sắp xếp, tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước nếu có sự phân công cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương chuyên trách bảo đảm về việc làm, đời sống của đối tượng di cư thì giảm bớt những khó khăn mà nhóm xã hội này thường có nguy cơ phải đối mặt. Do đó, Nhà nước phải được tổ chức sao cho dân chủ nhất, khoa học nhất để có những chính sách đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong đó có lao động nữ di trú. Đồng thời mô hình nhà nước phải thể hiện sự thượng tôn pháp luật, các cơ quan nhà nước phải hoạt động có hiệu quả thì khi đó quyền của nhóm xã hội này mới được bảo đảm một cách tối ưu. Để bảo đảm những quyền đặc trưng, dễ bị xâm hại của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị rất cần thiết Nhà nước phải ưu tiên bảo vệ nhóm người yếu thế và cảnh giác, đề phòng với những nguy cơ đe dọa, lạm dụng quyền.2.1.2. Yếu tố pháp lýĐiều kiện pháp lý tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Theo đó, nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị được bảo đảm thực hiện quyền của mình bằng các quy định pháp luật. Với đặc trưng của pháp luật là tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước sẽ tạo ra những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực thi , bảo đảm QCN nói chung và quyền của nữ lao động di trú nói riêng.Điều kiện pháp lý đầu tiên để bảo đảm quyền đó chính là ghi nhận quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Ghi nhận quyền nghĩa là những quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị phải được pháp luật quy định, được thể chế hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Nếu không được ghi nhận thì các quyền tự nhiên của con người sẽ không trở thành mục tiêu, ý chí hành động và không có tính bắt buộc cho các chủ thể trong việc bảo đảm quyền. Do đó, việc ghi nhận quyền thực hiện quyền con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Pháp luật có thuộc tính bắt buộc chung, được thực hiện bằng giáo dục thuyết phục, cưỡng chế khi cần thiết và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Nếu không được ghi nhận trong pháp luật thì những quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành ý chí và mục tiêu hành động chung, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi người. Hay nói cách khác, nếu không ghi nhận quyền thì những quyền tự nhiên sẽ không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Dưới khía cạnh tôn trọng quyền thì việc thể chế hóa các bảo đảm về chính trị, kinh tế, về hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thành các quy định pháp luật cũng tạo ra khuôn phép có tính bắt buộc mà mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân theo. Dưới khía cạnh bảo vệ quyền, các quy định pháp luật có nội dung là các biện pháp xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ mang tính răn đe, giáo dục khi có sự xâm phạm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy, điều kiện pháp lý được đánh giá là điều kiện tiên quyết của bảo đảm QCN nói chung và quyền của nữ lao động di trú nói riêng, tạo ra hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội. Khi nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị là nhóm người dễ bị phân biệt đối xử thì pháp luật càng là công cụ hữu hiệu để bảo đảm việc thực hiện quyền. Ví dụ: Việc pháp luật ghi nhận nữ lao động di trú làm việc tự do có phải là NLĐ hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền đặc trưng của nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị như quyền tham gia các loại hình bảo hiểm. Để có được những điều kiện pháp lý tốt nhất bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị hiện nay cần phải đạt yêu cầu về nguyên tắc và nội dung của các quy định pháp luật:- Về nguyên tắc, xây dựng các quy định pháp luật về bảo đảm quyền của nữ lao động di trú phải tạo ra các quy định pháp luật với những quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể có liên quan đến quyền của nữ lao động di trú nông thôn đến thành thị một cách đồng bộ, khả thi đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Việc ghi nhận quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền, ngăn chặn sự xâm hại quyền. Đồng thời, việc ghi nhận quyền cũng phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng áp dụng và áp dụng có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền, tránh tình trạng chồng chéo hoặc có những cách hiểu khác nhau về quy định pháp luật. Ngoài ra, vấn đề bảo đảm quyền phải được quy định tại Hiến pháp với mục tiêu là để được bảo vệ bằng sức mạnh pháp lý cao nhất.- Về nội dung, các quy định pháp luật về bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị phải đầy đủ, chi tiết. Theo đó, việc ghi nhận quyền phải bao gồm các quyền của chủ thể quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền, các biện pháp xử lý khi có vi phạm quyền xảy ra, đồng thời, phải quy định được cơ chế giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm đó, giúp hạn chế đến mức tối thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của chủ thể quyền.2.1.3. Yếu tố kinh tếĐiều kiện về kinh tế là phương tiện để đưa các quyết tâm chính trị và đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống nhằm hiện thực hóa các giá trị nhân quyền.Những yếu tố về kinh tế ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quyền của nữ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị bao gồm:- Mức độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng thành thị cao với đa dạng hóa các loại công việc là lực hút khiến các nữ lao động nông thôn đến thành thị tìm kiếm việc làm, ngược lại, mức độ tăng trưởng kinh tế ở vùng nông thôn thấp hơn, thiếu việc làm lại là lực đẩy của việc di cư. Các chỉ số khác kinh tế như: tỷ số giá tiêu dùng tăng hay việc giá điện, giá nước tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống vốn rất khó khăn của nữ lao động di cư. Mức độ ổn định của chu kỳ tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở vấn đề ổn định về việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp giữa chừng hay tình trạng khó tìm được việc làm và thu nhập thấp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.- Nguồn lực tài chính là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của nữ lao động di cư. Nếu Nhà nước có một nguồn lực tài chính đủ lớn và phân bổ một phần nguồn lực tài chính đó để hỗ trợ cho nữ lao động di cư trong quá trình tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề, nhà ở, ASXH, chăm sóc sức khỏe, … thì sẽ tạo điều kiện tốt cho nhóm xã hội này hưởng thụ quyền trên thực tế, bởi thu nhập của nữ lao động di cư vừa phải trang trải các chi phí tại thành thị vừa phải tiết kiệm tiền gửi về nông thôn.2.1.4. Yếu tố văn hóaYếu tố văn hóa cũng là một yếu tố tác động đến việc bảo đảm thực hiện quyền của nữ lao động di trú, đặc biệt trong đời sống tinh thần. Những yếu tố văn hóa trực tiếp tác động đến đối tượng này chủ yếu là quan niệm, tư tưởng tồn tại trong xã hội. Nếu quan niệm, tư tưởng tiến bộ ví dụ tư tưởng bình đẳng về giới giữa nam và nữ thì không xảy ra tình trạng phân biệt trong quá trình tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hay thu nhập thì cơ hội có được việc làm cao hơn cũng như thu nhập bình đẳng, xứng đáng từ đó các quyền như quyền có việc làm hay quyền có điều kiện làm việc công bằng được đảm bảo thực hiện và ngược lại. Ngoài ra, là tư tưởng phân biệt giữa người nhập cư và người thành thị cũng tác động lớn đến việc hòa nhập tại nơi đến, …Đặc biệt, sự tồn tại của các hệ tư tưởng lạc hậu trong chính gia đình người phụ nữ di cư như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng từ hệ tư tưởng phong kiến cũ của người chồng, người cha cũng gây cản trở đến việc thực hiện quyền tự do cư trú, xâm hại đến quyền về cảm xúc và tinh thần của nữ lao động di cư2.1.5. Yếu tố giáo dục và ý thức pháp luậtGiáo dục là một phương tiện quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền của nữ lao động di trú nông thôn đến thành thị, được hiểu dưới những góc độ trực tiếp sau:Giáo dục sẽ tạo ra những hiểu biết cho nữ di cư trên tất cả các phương diện hay còn gọi được nâng cao năng lực thụ hưởng quyền bao gồm nhận thức về quyền, cách thức sử dụng quyền và khả năng tiếp cận và thụ hưởng quyền. Theo đó, giáo dục sẽ giúp cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị được trang bị kiến thức di cư, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận và hòa nhập cộng đồng, nắm các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân, … đồng thời thông qua giáo dục, nữ lao động di cư cũng có thể được đào tạo nâng cao tay nghề. Như vậy, nếu được giáo dục tốt các đối tượng này hoàn toàn có thể hạn chế được những rủi ro từ đó việc thực hiện quyền được bảo đảm tốt. Không chỉ tạo ra hiểu biết cho nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị mà thông qua giáo dục, các chủ thể khác trong xã hội cũng nhận thức được nghĩa vụ của mình trong việc tôn trọng và bảo vệ nhóm xã hội dễ bị tổn thương này.Theo: Dương Thị Hải YếnLink luận án:  Tại đây