0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b41e8483927-TĂNG-CƯỜNG-HOẠT-ĐỘNG-BẢO-ĐẢM-QUYỀN-CỦA-NỮ-LAO-ĐỘNG-DI-TRÚ-TỪ-NÔNG-THÔN-ĐẾN-THÀNH-THỊ.jpg.webp

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NỮ LAO ĐỘNG DI TRÚ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ


 

4.1.1.  Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam của các tổ chức đoàn thể trong xã hội

Các tổ chức đoàn thể xã hội có vai trò rất lớn để góp phần bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam. Trong nhiệm vụ và các chương trình hoạt động của các đoàn thể xã hội phải hướng tới nhóm xã hội này. Đặc biệt tại nơi đến, cần tránh quan điểm chú trọng vào dân cư đã cư trú thường xuyên trên địa bàn mà bỏ qua đối tượng là nữ lao động di cư. Hoạt động của các đoàn thể nếu hướng đến nữ lao động di cư sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi giúp nhóm xã hội này không còn bị rơi vào trạng thái bị tách rời khỏi xã hội nơi đến, có thể tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng nơi đến. Đồng thời, các đoàn thể xã hội sẽ có các phương án hỗ trợ hoặc kiến nghị các cấp chính quyền có các chính sách bảo đảm các quyền của nhóm xã hội này. Các đoàn thể xã hội có liên quan trực tiếp đến đối tượng nữ lao động di cư chính là Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên.

4.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đó đặc biệt nhấn mạnh giáo dục quyền con người một cách rộng rãi

Các cơ quan Nhà nước cùng với các đoàn thể xã hội phải xây dựng các chương trình tuyên truyền và phổ biến pháp luật rộng rãi cho các doanh nghiệp và cho chính nữ lao động di cư về các quy định pháp luật liên quan chặt chẽ đến đối tượng nữ lao động di cư như: Pháp luật về lao động, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ... Từ đó, người sử dụng lao động sẽ có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của người lao động. Đồng thời chính nữ lao động di cư cũng nhận thức được sự cần thiết của việc tham gia các chế độ trên.

Giáo dục quyền con người cụ thể giáo dục quyền của nữ lao động di cư cho chính nữ lao động di cư góp phần tăng cường nhận thức cho nữ lao động di trú về các quyền tự nhiên cũng như các quyền đặc trưng của nhóm xã hội, làm cơ sở để nhóm xã hội này thực hiện và thụ hưởng quyền.

 

Giáo dục quyền của nữ lao động di cư cho đội ngũ cán bộ công chức, chuyên viên và viên chức của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội và các đơn vị sự nghiệp để tăng cường nhận thức của đội ngũ này đối với đối tượng nữ lao động di cư từ đó hình thành các hành động thực tiễn phù hợp để bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ quyền của nữ lao động di cư.

Giáo dục quyền của nữ lao động di cư một cách rộng rãi cho toàn xã hội đặc biệt là xã hội nơi đến để tránh sự phân biệt đối xử giữa người thành thị và người nhập cư, để dân cư cũng như chính quyền nơi đến tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm xã hội này có thể hòa nhập tại cộng đồng nơi đến. Đồng thời thông qua giáo dục quyền của nữ lao động di cư cũng góp phần giảm bớt vị trí yếu thế cũng như tình trạng dễ bị tổn thương bởi xã hội nơi đến khi được giáo dục sẽ có trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ các quyền của nữ lao động di cư một cách tự giác và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tích cực học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ người di cư trong nước nói chung và nữ lao động di cư nói riêng.

Theo: Dương Thị Hải Yến

Link luận án:  Tại đây

 

avatar
Đặng Quỳnh
554 ngày trước
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NỮ LAO ĐỘNG DI TRÚ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ
 4.1.1.  Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam của các tổ chức đoàn thể trong xã hộiCác tổ chức đoàn thể xã hội có vai trò rất lớn để góp phần bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam. Trong nhiệm vụ và các chương trình hoạt động của các đoàn thể xã hội phải hướng tới nhóm xã hội này. Đặc biệt tại nơi đến, cần tránh quan điểm chú trọng vào dân cư đã cư trú thường xuyên trên địa bàn mà bỏ qua đối tượng là nữ lao động di cư. Hoạt động của các đoàn thể nếu hướng đến nữ lao động di cư sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi giúp nhóm xã hội này không còn bị rơi vào trạng thái bị tách rời khỏi xã hội nơi đến, có thể tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng nơi đến. Đồng thời, các đoàn thể xã hội sẽ có các phương án hỗ trợ hoặc kiến nghị các cấp chính quyền có các chính sách bảo đảm các quyền của nhóm xã hội này. Các đoàn thể xã hội có liên quan trực tiếp đến đối tượng nữ lao động di cư chính là Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên.4.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đó đặc biệt nhấn mạnh giáo dục quyền con người một cách rộng rãiCác cơ quan Nhà nước cùng với các đoàn thể xã hội phải xây dựng các chương trình tuyên truyền và phổ biến pháp luật rộng rãi cho các doanh nghiệp và cho chính nữ lao động di cư về các quy định pháp luật liên quan chặt chẽ đến đối tượng nữ lao động di cư như: Pháp luật về lao động, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ... Từ đó, người sử dụng lao động sẽ có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của người lao động. Đồng thời chính nữ lao động di cư cũng nhận thức được sự cần thiết của việc tham gia các chế độ trên.Giáo dục quyền con người cụ thể giáo dục quyền của nữ lao động di cư cho chính nữ lao động di cư góp phần tăng cường nhận thức cho nữ lao động di trú về các quyền tự nhiên cũng như các quyền đặc trưng của nhóm xã hội, làm cơ sở để nhóm xã hội này thực hiện và thụ hưởng quyền. Giáo dục quyền của nữ lao động di cư cho đội ngũ cán bộ công chức, chuyên viên và viên chức của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội và các đơn vị sự nghiệp để tăng cường nhận thức của đội ngũ này đối với đối tượng nữ lao động di cư từ đó hình thành các hành động thực tiễn phù hợp để bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ quyền của nữ lao động di cư.Giáo dục quyền của nữ lao động di cư một cách rộng rãi cho toàn xã hội đặc biệt là xã hội nơi đến để tránh sự phân biệt đối xử giữa người thành thị và người nhập cư, để dân cư cũng như chính quyền nơi đến tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm xã hội này có thể hòa nhập tại cộng đồng nơi đến. Đồng thời thông qua giáo dục quyền của nữ lao động di cư cũng góp phần giảm bớt vị trí yếu thế cũng như tình trạng dễ bị tổn thương bởi xã hội nơi đến khi được giáo dục sẽ có trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ các quyền của nữ lao động di cư một cách tự giác và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tích cực học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ người di cư trong nước nói chung và nữ lao động di cư nói riêng.Theo: Dương Thị Hải YếnLink luận án:  Tại đây