0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b4e5c16b0f6-GIẢI-PHÁP-NHẰM-HOÀN-THIỆN-PHÁP-LUẬT-VỀ-QUẢN-LÝ-TÀI-SẢN-PHÁ-SẢN-Ở-VIỆT-NAM.jpg.webp

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM

4.1.   Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam

Có thể nói, cùng với sự chỉnh sửa, bổ sung của các đạo luật phá sản 1993, 2004 và nay là Luật Phá sản 2014, chế định về quản lý tài sản phá sản đã ngày càng được quy định tương đối đầy đủ, chi tiết với rất nhiều quy định mới, tiến bộ. Điều đó cho thấy, ngoài việc nhấn mạnh vai trò hỗ trợ cho quá trình các doanh nghiệp mắc nợ thực hiện các thủ tục phá sản, nó còn đặc biệt coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bởi lợi ích của chủ nợ phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ sau khi tuyên bố mở thủ tục phá sản. Nếu việc quản lý tài sản phá sản hiệu quả thì nó sẽ mang lại lợi ích đồng thời cho cả doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ. Tuy nhiên, quản lý tài sản nói chung và quản lý tài sản phá sản là một hoạt động tương đối phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào không chỉ sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn đòi hỏi năng lực thực thi thực tiễn rất cao vì các hoạt động quản lý tài sản phá sản đều mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi sự am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực và kinh nghiệm thực tiễn, chính vì thế, quá trình thực hiện các biện pháp quản lý tài sản phá sản thời gian qua đã cho thấy nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp quản lý tài sản phá sản, để các quy định này thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân liên quan, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị, sửa đổi bổ sung như sau:

4.1.1.   Sửa đổi, bổ sung các quy định về tài sản phá sản, xác định tài sản phá sản

Thứ nhất, sửa đổi Điều 64 Luật Phá sản 2014 về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như sau:

Để thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, điều khoản này chỉ nên sử dụng thuật ngữ là “tài sản” trong đó đã bao gồm cả các “quyền tài sản”.

Điều khoản này cần thiết quy định rõ hơn về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Thông thường, tài sản phát sinh tại thời điểm mở thủ tục phá sản cho đến thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản sẽ được coi là thuộc khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đối với tài sản phát sinh quyền sở hữu sau thời điểm tuyên bố phá sản thì không thuộc khối tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đương nhiên là các tài sản này không thuộc các trường hợp có dấu hiệu tẩu tán, hoặc cất giấu.

Bổ sung nội dung quy định về các tài sản miễn trừ để phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc đảm bảo tính nhân đạo của các quy định.

Thứ hai, bổ sung quy định hướng dẫn về xác định giá trị quyền sử dụng đất trong xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo hướng sau đây:

Tùy vào chế độ sử dụng đất khác nhau, nghĩa vụ tài chính khác nhau mà việc xác định giá trị của quyền sử dụng đất nên theo hướng tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhằm tạo cơ hội phục hồi hoặc tối đa hóa khối tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, quy định hướng dẫn cần phân biệt trong trường hợp nào giá trị của quyền sử dụng đất áp dụng trong trường hợp thu hồi và trong trường hợp nào là theo giá thị trường.

Thứ ba, bổ sung quy định hướng dẫn về mở tài khoản để gửi các khoản tiền thu được trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp theo hướng:

Theo tinh thần của điều khoản này thì các khoản tiền thu từ quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ được sẽ được gửi vào tài khoản do tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Ngân hàng. Như vậy, chủ tài khoản phải là cơ quan nhà nước chứ không phải là cá nhân thẩm phán. Điều này nhằm bảo đảm tính minh bạch và công khai của việc lưu giữ khoản tiền thu được từ quá trình giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp. Do đó, quy định hướng dẫn nên thống nhất theo hướng chủ tài khoản phải là tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Việc mở một tài khoản hay nhiều tài khoản tương ứng với từng vụ việc phá sản

4.1.2.  Sửa đổi, bổ sung các quy định về chủ thể quản lý tài sản phá sản

- Sửa đổi Điều 16 Luật Phá sản 2014 theo hướng mở rộng thẩm quyền của Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

Dựa trên thực trạng pháp luật và những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi các quy định liên quan đến việc quy định về thẩm quyền của quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của Việt Nam và dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tác giả cho rằng cần phải điều chỉnh pháp luật theo hướng gia tăng thêm chức năng của quản tài viên, đặc biệt các chức năng liên quan đến quản lý tài sản phá sản. Cụ thể như chức năng đại diện cho con nợ, quyền có được thông tin liên quan đến con nợ, giao dịch trong quá khứ, gồm cả việc xem xét con nợ và bất kỳ bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ và điều này đòi hỏi nghĩa vụ trung thực của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản, tình trạng tài sản, đăng ký quyền của tài sản…

- Sửa đổi Điều 45 Luật phá sản 2014 quy định về chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản theo hướng đề cao quyền quyết định, chỉ định Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của chủ nợ:

Theo quy định của Luật Phá sản 2014, quyền chỉ định Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đang thuộc về Thẩm phán phụ trách vụ việc. Điều này rõ ràng chưa mang tính hợp lý, chưa thể hiện được tính thị trường và tôn trọng quyền tự quyết của người nộp đơn cho quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Theo đề xuất của rất nhiều chuyên gia và bản thân nghiên cứu sinh cũng đồng tình với việc nên để cho người nộp đơn thực hiện. Chí ít, trong thời gian Luật Phá sản 2014 còn hiệu lực thực thi, dưới góc độ văn bản hướng dẫn, cần thiết phải ràng buộc nghĩa vụ của Thẩm phán trong việc có một văn bản để giải thích về phủ nhận danh sách Quản tài viên do người nộp đơn đề xuất cũng như việc giải thích tại sao lại chọn Quản tài viên này cho việc mở thủ tục phá sản đó.

Bên cạnh đó, không nên cứng nhắc quy định chỉ có một quản tài trong một vụ. Bởi có nhiều vụ việc lớn, một người không thể quản lý và giải quyết hiệu quả hết việc, hoặc để phòng tránh khi có một người ốm, nghỉ phép... Tuy nhiên, nếu pháp luật cho phép chỉ định nhiều hơn một Quản tài viên để thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản phá sản thì vấn đề xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phải được quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Ví dụ như các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phối hợp thực hiện các công việc hay mỗi người được phân công một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt và tự mình chịu trách nhiệm đối với việc mình được phân công…

Theo: Nguyễn Tuấn Hải

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
551 ngày trước
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM
4.1.   Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt NamCó thể nói, cùng với sự chỉnh sửa, bổ sung của các đạo luật phá sản 1993, 2004 và nay là Luật Phá sản 2014, chế định về quản lý tài sản phá sản đã ngày càng được quy định tương đối đầy đủ, chi tiết với rất nhiều quy định mới, tiến bộ. Điều đó cho thấy, ngoài việc nhấn mạnh vai trò hỗ trợ cho quá trình các doanh nghiệp mắc nợ thực hiện các thủ tục phá sản, nó còn đặc biệt coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bởi lợi ích của chủ nợ phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ sau khi tuyên bố mở thủ tục phá sản. Nếu việc quản lý tài sản phá sản hiệu quả thì nó sẽ mang lại lợi ích đồng thời cho cả doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ. Tuy nhiên, quản lý tài sản nói chung và quản lý tài sản phá sản là một hoạt động tương đối phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào không chỉ sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn đòi hỏi năng lực thực thi thực tiễn rất cao vì các hoạt động quản lý tài sản phá sản đều mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi sự am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực và kinh nghiệm thực tiễn, chính vì thế, quá trình thực hiện các biện pháp quản lý tài sản phá sản thời gian qua đã cho thấy nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp quản lý tài sản phá sản, để các quy định này thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân liên quan, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị, sửa đổi bổ sung như sau:4.1.1.   Sửa đổi, bổ sung các quy định về tài sản phá sản, xác định tài sản phá sảnThứ nhất, sửa đổi Điều 64 Luật Phá sản 2014 về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như sau:Để thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, điều khoản này chỉ nên sử dụng thuật ngữ là “tài sản” trong đó đã bao gồm cả các “quyền tài sản”.Điều khoản này cần thiết quy định rõ hơn về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Thông thường, tài sản phát sinh tại thời điểm mở thủ tục phá sản cho đến thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản sẽ được coi là thuộc khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đối với tài sản phát sinh quyền sở hữu sau thời điểm tuyên bố phá sản thì không thuộc khối tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đương nhiên là các tài sản này không thuộc các trường hợp có dấu hiệu tẩu tán, hoặc cất giấu.Bổ sung nội dung quy định về các tài sản miễn trừ để phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc đảm bảo tính nhân đạo của các quy định.Thứ hai, bổ sung quy định hướng dẫn về xác định giá trị quyền sử dụng đất trong xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo hướng sau đây:Tùy vào chế độ sử dụng đất khác nhau, nghĩa vụ tài chính khác nhau mà việc xác định giá trị của quyền sử dụng đất nên theo hướng tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhằm tạo cơ hội phục hồi hoặc tối đa hóa khối tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, quy định hướng dẫn cần phân biệt trong trường hợp nào giá trị của quyền sử dụng đất áp dụng trong trường hợp thu hồi và trong trường hợp nào là theo giá thị trường.Thứ ba, bổ sung quy định hướng dẫn về mở tài khoản để gửi các khoản tiền thu được trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp theo hướng:Theo tinh thần của điều khoản này thì các khoản tiền thu từ quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ được sẽ được gửi vào tài khoản do tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Ngân hàng. Như vậy, chủ tài khoản phải là cơ quan nhà nước chứ không phải là cá nhân thẩm phán. Điều này nhằm bảo đảm tính minh bạch và công khai của việc lưu giữ khoản tiền thu được từ quá trình giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp. Do đó, quy định hướng dẫn nên thống nhất theo hướng chủ tài khoản phải là tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Việc mở một tài khoản hay nhiều tài khoản tương ứng với từng vụ việc phá sản4.1.2.  Sửa đổi, bổ sung các quy định về chủ thể quản lý tài sản phá sản- Sửa đổi Điều 16 Luật Phá sản 2014 theo hướng mở rộng thẩm quyền của Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:Dựa trên thực trạng pháp luật và những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi các quy định liên quan đến việc quy định về thẩm quyền của quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của Việt Nam và dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tác giả cho rằng cần phải điều chỉnh pháp luật theo hướng gia tăng thêm chức năng của quản tài viên, đặc biệt các chức năng liên quan đến quản lý tài sản phá sản. Cụ thể như chức năng đại diện cho con nợ, quyền có được thông tin liên quan đến con nợ, giao dịch trong quá khứ, gồm cả việc xem xét con nợ và bất kỳ bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ và điều này đòi hỏi nghĩa vụ trung thực của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản, tình trạng tài sản, đăng ký quyền của tài sản…- Sửa đổi Điều 45 Luật phá sản 2014 quy định về chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản theo hướng đề cao quyền quyết định, chỉ định Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của chủ nợ:Theo quy định của Luật Phá sản 2014, quyền chỉ định Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đang thuộc về Thẩm phán phụ trách vụ việc. Điều này rõ ràng chưa mang tính hợp lý, chưa thể hiện được tính thị trường và tôn trọng quyền tự quyết của người nộp đơn cho quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Theo đề xuất của rất nhiều chuyên gia và bản thân nghiên cứu sinh cũng đồng tình với việc nên để cho người nộp đơn thực hiện. Chí ít, trong thời gian Luật Phá sản 2014 còn hiệu lực thực thi, dưới góc độ văn bản hướng dẫn, cần thiết phải ràng buộc nghĩa vụ của Thẩm phán trong việc có một văn bản để giải thích về phủ nhận danh sách Quản tài viên do người nộp đơn đề xuất cũng như việc giải thích tại sao lại chọn Quản tài viên này cho việc mở thủ tục phá sản đó.Bên cạnh đó, không nên cứng nhắc quy định chỉ có một quản tài trong một vụ. Bởi có nhiều vụ việc lớn, một người không thể quản lý và giải quyết hiệu quả hết việc, hoặc để phòng tránh khi có một người ốm, nghỉ phép... Tuy nhiên, nếu pháp luật cho phép chỉ định nhiều hơn một Quản tài viên để thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản phá sản thì vấn đề xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phải được quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Ví dụ như các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phối hợp thực hiện các công việc hay mỗi người được phân công một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt và tự mình chịu trách nhiệm đối với việc mình được phân công…Theo: Nguyễn Tuấn HảiLink luận án:  Tại đây