0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b6a27905a42-QUY-ĐỊNH-VỀ-THỜI-GIAN-LÀM-VIỆC-VÀ-THỜI-GIAN-NGHỈ-ĐỐI-VỚI-NGƯỜI-LAO-ĐỘNG-CAO-TUỔI.jpg.webp

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI

3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động cao tuổi

3.1.1.1.   Quy định về thời gian làm việc

Thời gian làm việc tiêu chuẩn là thời gian làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. Cả hai bộ Luật: BLLĐ năm 2012 và năm 2019 đều quy định: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần” và “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động”.
Luật hiện hành quy định NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tuy vậy, BLLĐ năm 2019 ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp này: “NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan”.
Quy định riêng về thời gian làm việc cho NLĐCT, khoản 2 Điều 166 BLLĐ năm 2012 ghi nhận: “NLĐCT được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Trong khi đó, khoản 2, Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định: “NLĐCT có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Có thể thấy, thay vì đương nhiên được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như trước đây, từ 1/1/2021, NLĐCT phải thỏa thuận với NSDLĐ để được áp dụng một trong hai cách trên. Nói cách khác, việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý, thỏa thuận giữa các bên.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012 cũng quy định: “Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Tuy vậy, BLLĐ năm 2019 đã bãi bỏ quy định tại khoản 3, Điều 166 BLLĐ năm 2012 ở trên. Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Thay vào đó, khoản 3, Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng NLĐCT làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Tóm lại, từ ngày 1-1-2021, khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, NLĐCT muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, không phải là đương nhiên như quy định trong BLLĐ 2012. Dường như, những quy định về thời gian làm việc của NLĐCT theo pháp luật hiện hành đã bị giới hạn hơn so với trước đây.
Về thời gian làm thêm, BLLĐ năm 2012 cũng như BLLĐ năm 2019 đều không quy định về việc không được bố trí NLĐCT làm thêm giờ. Tuy nhiên, trường hợp muốn sử dụng NLĐCT làm thêm giờ cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 107 BLLĐ năm 2019:
(i) Phải được sự đồng ý của NLĐCT;
(ii) Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
(iii) Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐCT không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm NLĐCT làm thêm giờ, NSDLĐ được phép sử dụng NLĐCT làm thêm giờ nếu như người lao động đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm. Rõ ràng, nếu so sánh với quy định trước đây trong BLLĐ năm 2012, những quy định về thời gian làm việc của NLĐCT trong BLLĐ năm 2019 đã linh hoạt và mở hơn, không cố định cứng nhắc về thời gian giảm giờ làm và thậm chí cho phép các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng NCT làm thêm giờ phù hợp với quy định và được sự đồng ý của NLĐCT.

3.4.1.2. Quy định về thời gian nghỉ ngơi

Về thời giờ nghỉ ngơi, cả BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 đều quy định “Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục”. Đồng thời, các bộ luật cũng quy định cụ thể về nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm... như sau:
a)   Nghỉ chuyển ca: Nghỉ chuyển ca là thời gian người lao động được nghỉ giữa hai ca làm việc liên tục. Thời gian nghỉ chuyển ca không được coi là thời giờ làm việc và người lao động không được hưởng lương. Nghỉ chuyển ca được quy định tại Điều 110 BLLĐ năm 2019 như sau: “Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác”. Như vậy, Điều 110 quy định thời gian nghỉ chuyển ca tối đối với người lao động làm việc theo ca tối thiểu phải là 12 giờ để bảo đảm khả năng tái tạo sức lao động cho người lao động trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo.
b) Nghỉ hàng tuần: Nghỉ hàng tuần được quy định tại Điều 111 BLLĐ như sau: (i) Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. (ii) NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. (iii) Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”
Thông thường trong thực tế, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động vào ngày chủ nhật để phù hợp với nếp sinh hoạt, học tập, lao động của gia đình và xã hội, tạo điều kiện để người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đối với những đơn vị khác tính chất công việc không thực hiện nghỉ hằng tuần vào chủ nhật thì pháp luật cũng được linh hoạt sắp xếp nghỉ vào ngày cố định khác trong tuần. Dù nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hay ngày khác cố định trong tuần thì người sử dụng lao động phải ghi vào nội quy lao động để người lao động biết và thực hiện. Vì vậy, quan niệm nghỉ hằng tuần là vào ngày cuối tuần (thứ bảy hoặc chủ nhật) là không hoàn toàn đúng. Nhưng nay, theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại thì thời gian làm việc trong tuần ngày càng được rút ngắn, tương ứng với thời gian nghỉ hàng tuần sẽ tăng lên. Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc. Khi nghỉ hàng tuần, người lao động không được hưởng lương. Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ này thì được hưởng 200% tiền lương so với ngày làm việc bình thường.
Như vậy, luật hiện hành không có quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐCT, mà áp dụng chung như đối với những lao động bình thường. Từ đó, có thể suy đoán rằng, thời gian nghỉ ngơi của NLĐCT nếu muốn ở mức cao hơn so với quy định của luật thì sẽ do thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng lao động.

Theo: Trần Đức Thắng
Link luận án: Tại đây

 

avatar
Đặng Quỳnh
550 ngày trước
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI
3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động cao tuổi3.1.1.1.   Quy định về thời gian làm việcThời gian làm việc tiêu chuẩn là thời gian làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. Cả hai bộ Luật: BLLĐ năm 2012 và năm 2019 đều quy định: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần” và “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động”.Luật hiện hành quy định NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tuy vậy, BLLĐ năm 2019 ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp này: “NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan”.Quy định riêng về thời gian làm việc cho NLĐCT, khoản 2 Điều 166 BLLĐ năm 2012 ghi nhận: “NLĐCT được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Trong khi đó, khoản 2, Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định: “NLĐCT có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Có thể thấy, thay vì đương nhiên được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như trước đây, từ 1/1/2021, NLĐCT phải thỏa thuận với NSDLĐ để được áp dụng một trong hai cách trên. Nói cách khác, việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý, thỏa thuận giữa các bên.Ngoài ra, khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012 cũng quy định: “Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Tuy vậy, BLLĐ năm 2019 đã bãi bỏ quy định tại khoản 3, Điều 166 BLLĐ năm 2012 ở trên. Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Thay vào đó, khoản 3, Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng NLĐCT làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.Tóm lại, từ ngày 1-1-2021, khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, NLĐCT muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, không phải là đương nhiên như quy định trong BLLĐ 2012. Dường như, những quy định về thời gian làm việc của NLĐCT theo pháp luật hiện hành đã bị giới hạn hơn so với trước đây.Về thời gian làm thêm, BLLĐ năm 2012 cũng như BLLĐ năm 2019 đều không quy định về việc không được bố trí NLĐCT làm thêm giờ. Tuy nhiên, trường hợp muốn sử dụng NLĐCT làm thêm giờ cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 107 BLLĐ năm 2019:(i) Phải được sự đồng ý của NLĐCT;(ii) Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;(iii) Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐCT không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm NLĐCT làm thêm giờ, NSDLĐ được phép sử dụng NLĐCT làm thêm giờ nếu như người lao động đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm. Rõ ràng, nếu so sánh với quy định trước đây trong BLLĐ năm 2012, những quy định về thời gian làm việc của NLĐCT trong BLLĐ năm 2019 đã linh hoạt và mở hơn, không cố định cứng nhắc về thời gian giảm giờ làm và thậm chí cho phép các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng NCT làm thêm giờ phù hợp với quy định và được sự đồng ý của NLĐCT.3.4.1.2. Quy định về thời gian nghỉ ngơiVề thời giờ nghỉ ngơi, cả BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 đều quy định “Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục”. Đồng thời, các bộ luật cũng quy định cụ thể về nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm... như sau:a)   Nghỉ chuyển ca: Nghỉ chuyển ca là thời gian người lao động được nghỉ giữa hai ca làm việc liên tục. Thời gian nghỉ chuyển ca không được coi là thời giờ làm việc và người lao động không được hưởng lương. Nghỉ chuyển ca được quy định tại Điều 110 BLLĐ năm 2019 như sau: “Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác”. Như vậy, Điều 110 quy định thời gian nghỉ chuyển ca tối đối với người lao động làm việc theo ca tối thiểu phải là 12 giờ để bảo đảm khả năng tái tạo sức lao động cho người lao động trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo.b) Nghỉ hàng tuần: Nghỉ hàng tuần được quy định tại Điều 111 BLLĐ như sau: (i) Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. (ii) NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. (iii) Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”Thông thường trong thực tế, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động vào ngày chủ nhật để phù hợp với nếp sinh hoạt, học tập, lao động của gia đình và xã hội, tạo điều kiện để người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đối với những đơn vị khác tính chất công việc không thực hiện nghỉ hằng tuần vào chủ nhật thì pháp luật cũng được linh hoạt sắp xếp nghỉ vào ngày cố định khác trong tuần. Dù nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hay ngày khác cố định trong tuần thì người sử dụng lao động phải ghi vào nội quy lao động để người lao động biết và thực hiện. Vì vậy, quan niệm nghỉ hằng tuần là vào ngày cuối tuần (thứ bảy hoặc chủ nhật) là không hoàn toàn đúng. Nhưng nay, theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại thì thời gian làm việc trong tuần ngày càng được rút ngắn, tương ứng với thời gian nghỉ hàng tuần sẽ tăng lên. Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc. Khi nghỉ hàng tuần, người lao động không được hưởng lương. Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ này thì được hưởng 200% tiền lương so với ngày làm việc bình thường.Như vậy, luật hiện hành không có quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐCT, mà áp dụng chung như đối với những lao động bình thường. Từ đó, có thể suy đoán rằng, thời gian nghỉ ngơi của NLĐCT nếu muốn ở mức cao hơn so với quy định của luật thì sẽ do thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng lao động.Theo: Trần Đức ThắngLink luận án: Tại đây