0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b89479cbc3f-KINH-NGHIỆM-VÀ-THỰC-TIỄN-PHÁP-LÝ-CỦA-MỘT-SỐ-NƯỚC-VỀ-BỒI-THƯỜNG-KHI-NHÀ-NƯỚC-THU-HỒI-ĐẤT-NÔNG-NGHIỆP-.jpg.webp

KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.1.  Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam

1.1.1.  Kinh nghiệm của Trung Quốc 

1.1.1.1.   Một vài nét về chế độ sở hữu đất đai và các hình thức sử dụng đất ở Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử... Trong chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, Trung Quốc cũng là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu: chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu Nhà nước). Còn đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu của tập thể nông dân lao động. Theo quy định của Luật quản lý Nhà nước về đất đai Trung Quốc năm 1998 (sau đây gọi là Luật Đất đai), Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân theo các hình thức sau: cấp đất (giao không thu tiền sử dụng đất); xuất nhượng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất); cho thuê đất. Người được Nhà nước giao đất có quyền sử dụng trong thời hạn sử dụng được xác định cụ thể sau: 1 năm đối với đất xây dựng công trình tạm thời; 40 năm đối với đất sử dụng vào mục đích thương nghiệp, du lịch, vui chơi, giải trí; 50 năm đối với đất sử dụng xây dựng các công trình công nghiệp, trường học, bệnh viện, khu thể thao; 70 năm đối với đất làm nhà ở.
Trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức tái định cư cho người bị thu hồi đất.
1.1.1.2.  Về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Trung Quốc 
Thứ nhất, về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Quốc vụ viện (Chính phủ) và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện (Chính phủ) có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức đất này, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường này bao gồm: Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Trong đó, lệ phí sử dụng đất bao gồm:
-  Lệ phí khai khẩn đất đai, tùy theo vị trí các lô đất mà các địa phương có mức quy định khác nhau. Ví dụ: Ở Bắc Kinh quy định 1 ha đất nông nghiệp phải nộp
375.00  nhân dân tệ và 1 ha các loại đất khác phải nộp 300.000 nhân dân tệ;
-  Lệ phí chống lũ lụt: Mức nộp được quy định là 20 nhân dân tệ/1m2;
- Lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất: Mức nộp là 32 nhân dân tệ/1m2 đối với khu vực đồng bằng; 17 nhân dân tệ/1m2 đối với khu vực miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh.
Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp từ 442.000 - 1.175.000 nhân dân tệ/1 ha.
Các khoản tiền trả cho người sử dụng đất bị thu hồi: Khi thu hồi đất phải trả cho người bị thu hồi đất các loại tiền sau: Tiền bồi thường đất đai; Tiền trợ cấp về tái định cư; Tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất đai. Theo đó, cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Ví dụ: Ở Bắc Kinh, khoản tiền bồi thường hoa màu được tính bằng 6 - 10 lần sản lượng trung bình của 3 năm trước đó cộng lại; tiền trợ cấp tái định cư được xác định bằng 4 - 6 lần sản lượng bình quân của 3 năm trước đó. Tuy nhiên, tổng hai khoản tiền này không được vượt quá 30 lần sản lượng bình quân của 3 năm trước của thửa đất đó.
Thứ ba, về nguyên tắc bồi thường: Khoản tiền bồi thường cho giải tỏa mặt bằng phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Việt Nam chúng ta cũng quán triệt nguyên tắc này, tuy nhiên thực tiễn triển khai cho thấy hiệu quả thực hiện không đảm bảo triệt để như ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn, có thể dùng số tiền đó mua được hai căn hộ ở cùng một nơi. Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được đền bù cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giải tỏa mặt bằng được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường, chứng tỏ với số tiền bồi thường và khả năng kinh tế của mình, họ có thể chủ động lo cho tương lai mà không quá phụ thuộc vào Nhà nước.
Trong cách thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Trung Quốc, có thể thấy rõ Nhà nước luôn quan tâm đến người nông dân, tạo điều kiện cho họ được hưởng những thành quả công nghiệp hóa, đô thị hóa khi thu hồi đất. Khi chính quyền thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác, phải chú ý đến lợi ích của nông dân và có sự đền bù hợp lý, gắn công tác bồi thường với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Khi bị thu hồi ruộng đất, thông thường người nông dân khó tìm được việc làm thích hợp với khả năng của mình. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc thực hiện chính sách như sau:
-  Đối với người già thì thực hiện chế độ dưỡng lão cho họ: Theo quy định, phụ nữ từ 45 tuổi và nam giới từ 50 tuổi trở lên được trả từ 90.000 - 110.000 nhân dân tệ/1 lần cho Cục Bảo hiểm xã hội và Cục Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trả tiền dưỡng lão hàng năm cho những người này;
-  Đối với những người đang trong độ tuổi lao động thì trả cho họ một khoản tiền khoảng 100.000 - 120.000 nhân dân tệ để các đối tượng này tự đi tìm việc làm mới.


1.1.2.  Kinh nghiệm của Hàn Quốc 

1.1.2.1.  Cơ sở pháp lý của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Ở Hàn Quốc, đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Chế độ sở hữu đối với đất đai có sự khác biệt so với Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi cần sử dụng đất vào mục đích chung thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất và có bồi thường. Cơ sở pháp lý của vấn đề này, bao gồm: Luật thu hồi đất năm 1962; Luật các trường hợp đặc biệt thu hồi đất phục vụ mục đích công và bồi thường thiệt hại năm 1975; Luật thu hồi đất cho các dự án công và bồi thường năm 2000; Đạo Luật về thu hồi đất cho các công trình công cộng năm 2009. Các đạo luật này được ban hành với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiếp cận và sử dụng đất đai cho việc xây dựng các công trình công cộng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của đất nước; đồng thời bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tư nhân về đất đai, hạn chế đến mức tối đa sự tùy tiện của các cơ quan công quyền trong việc thu hồi quyền sở hữu đất đai của người dân.

1.1.2.2.  Về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc 
Theo pháp luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc, Nhà nước có quyền thu hồi đất (có bồi thường) của người dân để sử dụng vào các mục đích sau: Các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; Dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi,…; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu,…; Dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng,…; Dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng.
Có thể thấy những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc được quy định như sau:
Thứ nhất, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế (còn được gọi là quy trình tham vấn và cưỡng chế):
-  Phương thức tham vấn được thực hiện theo trình tự sau: i) Thu thập, chuẩn bị các quy định về tài sản và đất đai có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất; ii) Xây dựng và công bố phương án bồi thường; iii) Thành lập Hội đồng bồi thường;
iv) Đánh giá và tính toán tổng số tiền bồi thường; v) Yêu cầu tham vấn bồi thường;
vi)  Hoàn tất hợp đồng bồi thường.
-   Phương thức tham vấn được thực hiện thông qua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp tham vấn bị thất bại (có nghĩa là việc thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người bị thu hồi đất không tìm được sự đồng thuận về các vấn đề bồi thường như phương án bồi thường và cách thức bồi thường,…) lúc này Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.
-  Phương thức cưỡng chế được áp dụng trong trường hợp thỏa thuận (tham vấn) giữa Nhà nước với người sử dụng đất bị thất bại. Họ không chịu giao đất của mình cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích chung. Trường hợp này, pháp luật cho phép Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất. Theo ông Kim Jae Jeong - Cục trưởng Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc thì ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy trình tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng biện pháp cưỡng chế [33]
Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Vấn đề này được ghi nhận trong các đạo luật về bồi thường khi thu hồi đất của Hàn Quốc, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do chủ dự án thực hiện. Theo nguyên tắc này, chủ thực hiện dự án sẽ tiến hành bồi thường cho chủ đất và cá nhân


có liên quan về những thiệt hại gây ra do thu hồi đất hoặc sử dụng đất cho các công trình công cộng.
Hai là, việc bồi thường cho chủ đất được thực hiện trước khi triển khai dự án. Theo nguyên tắc này, các chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân có liên quan trước khi bắt đầu tiến hành sử dụng đất xây dựng các công trình công cộng.
Ba là, thực hiện bồi thường cho chủ đất bằng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, bồi thường thiệt hại cho chủ đất sẽ được chi trả bằng tiền mặt trong trường hợp chủ đất đồng ý. Mặt khác, việc bồi thường có thể được trả bằng trái phiếu do chủ thực hiện dự án phát hành.

Theo: Phạm Thu Thủy
Link Luận án: Tại đây
 

 

avatar
Đặng Quỳnh
550 ngày trước
KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.  Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam1.1.1.  Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.1.1.1.   Một vài nét về chế độ sở hữu đất đai và các hình thức sử dụng đất ở Trung QuốcViệt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử... Trong chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, Trung Quốc cũng là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu: chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu Nhà nước). Còn đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu của tập thể nông dân lao động. Theo quy định của Luật quản lý Nhà nước về đất đai Trung Quốc năm 1998 (sau đây gọi là Luật Đất đai), Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân theo các hình thức sau: cấp đất (giao không thu tiền sử dụng đất); xuất nhượng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất); cho thuê đất. Người được Nhà nước giao đất có quyền sử dụng trong thời hạn sử dụng được xác định cụ thể sau: 1 năm đối với đất xây dựng công trình tạm thời; 40 năm đối với đất sử dụng vào mục đích thương nghiệp, du lịch, vui chơi, giải trí; 50 năm đối với đất sử dụng xây dựng các công trình công nghiệp, trường học, bệnh viện, khu thể thao; 70 năm đối với đất làm nhà ở.Trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức tái định cư cho người bị thu hồi đất.1.1.1.2.  Về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Trung Quốc Thứ nhất, về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Quốc vụ viện (Chính phủ) và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện (Chính phủ) có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức đất này, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước.Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường này bao gồm: Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Trong đó, lệ phí sử dụng đất bao gồm:-  Lệ phí khai khẩn đất đai, tùy theo vị trí các lô đất mà các địa phương có mức quy định khác nhau. Ví dụ: Ở Bắc Kinh quy định 1 ha đất nông nghiệp phải nộp375.00  nhân dân tệ và 1 ha các loại đất khác phải nộp 300.000 nhân dân tệ;-  Lệ phí chống lũ lụt: Mức nộp được quy định là 20 nhân dân tệ/1m2;- Lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất: Mức nộp là 32 nhân dân tệ/1m2 đối với khu vực đồng bằng; 17 nhân dân tệ/1m2 đối với khu vực miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh.Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp từ 442.000 - 1.175.000 nhân dân tệ/1 ha.Các khoản tiền trả cho người sử dụng đất bị thu hồi: Khi thu hồi đất phải trả cho người bị thu hồi đất các loại tiền sau: Tiền bồi thường đất đai; Tiền trợ cấp về tái định cư; Tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất đai. Theo đó, cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Ví dụ: Ở Bắc Kinh, khoản tiền bồi thường hoa màu được tính bằng 6 - 10 lần sản lượng trung bình của 3 năm trước đó cộng lại; tiền trợ cấp tái định cư được xác định bằng 4 - 6 lần sản lượng bình quân của 3 năm trước đó. Tuy nhiên, tổng hai khoản tiền này không được vượt quá 30 lần sản lượng bình quân của 3 năm trước của thửa đất đó.Thứ ba, về nguyên tắc bồi thường: Khoản tiền bồi thường cho giải tỏa mặt bằng phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Việt Nam chúng ta cũng quán triệt nguyên tắc này, tuy nhiên thực tiễn triển khai cho thấy hiệu quả thực hiện không đảm bảo triệt để như ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn, có thể dùng số tiền đó mua được hai căn hộ ở cùng một nơi. Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được đền bù cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giải tỏa mặt bằng được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường, chứng tỏ với số tiền bồi thường và khả năng kinh tế của mình, họ có thể chủ động lo cho tương lai mà không quá phụ thuộc vào Nhà nước.Trong cách thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Trung Quốc, có thể thấy rõ Nhà nước luôn quan tâm đến người nông dân, tạo điều kiện cho họ được hưởng những thành quả công nghiệp hóa, đô thị hóa khi thu hồi đất. Khi chính quyền thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác, phải chú ý đến lợi ích của nông dân và có sự đền bù hợp lý, gắn công tác bồi thường với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Khi bị thu hồi ruộng đất, thông thường người nông dân khó tìm được việc làm thích hợp với khả năng của mình. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc thực hiện chính sách như sau:-  Đối với người già thì thực hiện chế độ dưỡng lão cho họ: Theo quy định, phụ nữ từ 45 tuổi và nam giới từ 50 tuổi trở lên được trả từ 90.000 - 110.000 nhân dân tệ/1 lần cho Cục Bảo hiểm xã hội và Cục Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trả tiền dưỡng lão hàng năm cho những người này;-  Đối với những người đang trong độ tuổi lao động thì trả cho họ một khoản tiền khoảng 100.000 - 120.000 nhân dân tệ để các đối tượng này tự đi tìm việc làm mới.1.1.2.  Kinh nghiệm của Hàn Quốc 1.1.2.1.  Cơ sở pháp lý của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtỞ Hàn Quốc, đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Chế độ sở hữu đối với đất đai có sự khác biệt so với Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi cần sử dụng đất vào mục đích chung thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất và có bồi thường. Cơ sở pháp lý của vấn đề này, bao gồm: Luật thu hồi đất năm 1962; Luật các trường hợp đặc biệt thu hồi đất phục vụ mục đích công và bồi thường thiệt hại năm 1975; Luật thu hồi đất cho các dự án công và bồi thường năm 2000; Đạo Luật về thu hồi đất cho các công trình công cộng năm 2009. Các đạo luật này được ban hành với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiếp cận và sử dụng đất đai cho việc xây dựng các công trình công cộng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của đất nước; đồng thời bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tư nhân về đất đai, hạn chế đến mức tối đa sự tùy tiện của các cơ quan công quyền trong việc thu hồi quyền sở hữu đất đai của người dân.1.1.2.2.  Về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc Theo pháp luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc, Nhà nước có quyền thu hồi đất (có bồi thường) của người dân để sử dụng vào các mục đích sau: Các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; Dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi,…; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu,…; Dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng,…; Dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng.Có thể thấy những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc được quy định như sau:Thứ nhất, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế (còn được gọi là quy trình tham vấn và cưỡng chế):-  Phương thức tham vấn được thực hiện theo trình tự sau: i) Thu thập, chuẩn bị các quy định về tài sản và đất đai có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất; ii) Xây dựng và công bố phương án bồi thường; iii) Thành lập Hội đồng bồi thường;iv) Đánh giá và tính toán tổng số tiền bồi thường; v) Yêu cầu tham vấn bồi thường;vi)  Hoàn tất hợp đồng bồi thường.-   Phương thức tham vấn được thực hiện thông qua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp tham vấn bị thất bại (có nghĩa là việc thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người bị thu hồi đất không tìm được sự đồng thuận về các vấn đề bồi thường như phương án bồi thường và cách thức bồi thường,…) lúc này Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.-  Phương thức cưỡng chế được áp dụng trong trường hợp thỏa thuận (tham vấn) giữa Nhà nước với người sử dụng đất bị thất bại. Họ không chịu giao đất của mình cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích chung. Trường hợp này, pháp luật cho phép Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất. Theo ông Kim Jae Jeong - Cục trưởng Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc thì ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy trình tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng biện pháp cưỡng chế [33]Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Vấn đề này được ghi nhận trong các đạo luật về bồi thường khi thu hồi đất của Hàn Quốc, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:Một là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do chủ dự án thực hiện. Theo nguyên tắc này, chủ thực hiện dự án sẽ tiến hành bồi thường cho chủ đất và cá nhâncó liên quan về những thiệt hại gây ra do thu hồi đất hoặc sử dụng đất cho các công trình công cộng.Hai là, việc bồi thường cho chủ đất được thực hiện trước khi triển khai dự án. Theo nguyên tắc này, các chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân có liên quan trước khi bắt đầu tiến hành sử dụng đất xây dựng các công trình công cộng.Ba là, thực hiện bồi thường cho chủ đất bằng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, bồi thường thiệt hại cho chủ đất sẽ được chi trả bằng tiền mặt trong trường hợp chủ đất đồng ý. Mặt khác, việc bồi thường có thể được trả bằng trái phiếu do chủ thực hiện dự án phát hành.Theo: Phạm Thu ThủyLink Luận án: Tại đây