0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64b964408cadd-CƠ-CHẾ-GIẢI-QUYẾT-TRANH-CHẤP-TỪ-VIỆC-BẢO-ĐẢM-CÁC-ĐIỀU-KIỆN-THỰC-THI-QUYỀN-KHỞI-KIỆN-TỪ-DỊCH-VỤ-KẾT-CẤU-HẠ-TẦNG.jpg.webp

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TỪ VIỆC BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC THI QUYỀN KHỞI KIỆN TỪ DỊCH VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG

4.4.2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp từ việc bảo đảm các điều kiện thực thi quyền khởi kiện của người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng

Như đã chỉ ra ở Chương 3, cơ chế giải quyết tranh chấp được ghi nhận tại Luật PPP chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng PPP là nhà nước và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, pháp luật PPP chưa đề cập đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và nhà cung cấp, đặc biệt là trách nhiệm công khai, minh bạch nội dung hợp đồng của nhà đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án. Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về giải quyết tranh chấp từ phía người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Do đó, để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện quyền khởi kiện của người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng, pháp luật Việt Nam cần có quy định tháo gỡ những rào cản như sau:

4.4.2.1. Trường hợp người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng khởi kiện vụ án hành chính, vụ án dân sự tại tòa án

-Một là, người khởi kiện là không có thông tin về quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cũng như các tài liệu khác về dự án PPP. Trong khi đó, pháp luật quy định người khởi kiện vụ án hành chính có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính bị khởi kiện; người khởi kiện vụ án dân sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình256. Với sự hạn chế trong việc minh bạch hóa thông tin dự án PPP như hiện nay257, đây được xem là một rào cản lớn của người dân khi thực hiện quyền khởi kiện.
Để tháo gỡ rào cản này, ngoài các giải pháp minh bạch thông tin dự án PPP mà Chính phủ đang nỗ lực thực hiện, cần phát huy vai trò hỗ trợ thu thập chứng cứ của Tòa án và nghĩa vụ cung cấp tài liệu của các cơ quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu258. Ngoài ra, pháp luật về PPP, pháp luật Tố tụng Dân sự nên xem xét bổ sung quy định chuyển nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho phía chủ thể bị kiện, tức cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đối với các tranh chấp từ phía người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Nghĩa là, dù người khởi kiện là người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng nhưng nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể cung ứng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng (có thể là cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp doanh nghiệp dự án). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là để khắc phục tính “bất cân xứng” về vị thế giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và chủ thể cung ứng trong quan hệ sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng bao gồm: bất cân xứng về thông tin; tài chính; năng lực đàm phán; năng lực chịu rủi ro và khả năng tiếp cận pháp luật. Theo đó, các chủ thể cung ứng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh việc thực hiện dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn toàn hợp pháp, điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án được thực hiện theo phương thức PPP. Quy định này tương tự quy định về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của người tiêu dùng khi khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Hai là, người khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức tham gia vụ kiện theo thủ tục tố tụng trong khi số tiền phí dịch vụ bị mất không quá lớn. Do vậy, những người không thường xuyên sử dụng dịch vụ có thể sẽ bỏ ý định khởi kiện. Thời gian qua, các vụ việc liên quan đến tranh chấp từ người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên, cách thức được đa số người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng lựa chọn để giải quyết tranh chấp là tập trung đông người để phản đối hoặc gửi đơn khiếu nại như đã phân tích ở trên.
Hiện nay, Luật Tố tụng hành chính 2015 và Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đều có quy định thủ tục rút gọn áp dụng đối với những vụ án hành chính, dân sự có tính chất đơn giản261. Thế nhưng, nếu xét theo tiêu chí này thì tranh chấp liên quan đến việc cung ứng, sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng không đáp ứng được. Cụ thể như để xác định việc thu phí sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có hợp pháp hay không, chất lượng dịch vụ có tương xứng với mức phí hay không cần thu thập rất nhiều tài liệu, chứng cứ nếu không nói là rất phức tạp. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng có quy định theo hướng mở rằng trường hợp luật khác có quy định thì tranh chấp vẫn sẽ được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Như vậy, nếu pháp luật PPP bổ sung quy định việc giải quyết theo thủ tục rút gọn tranh chấp giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, đây sẽ là cơ sở pháp lý để loại tranh chấp này được giải quyết đơn giản hơn.

Theo: Châu Phục Chi

Link luận án: Tại đây

 

avatar
Đặng Quỳnh
547 ngày trước
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TỪ VIỆC BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC THI QUYỀN KHỞI KIỆN TỪ DỊCH VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG
4.4.2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp từ việc bảo đảm các điều kiện thực thi quyền khởi kiện của người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầngNhư đã chỉ ra ở Chương 3, cơ chế giải quyết tranh chấp được ghi nhận tại Luật PPP chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng PPP là nhà nước và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, pháp luật PPP chưa đề cập đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và nhà cung cấp, đặc biệt là trách nhiệm công khai, minh bạch nội dung hợp đồng của nhà đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án. Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về giải quyết tranh chấp từ phía người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Do đó, để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện quyền khởi kiện của người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng, pháp luật Việt Nam cần có quy định tháo gỡ những rào cản như sau:4.4.2.1. Trường hợp người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng khởi kiện vụ án hành chính, vụ án dân sự tại tòa án-Một là, người khởi kiện là không có thông tin về quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cũng như các tài liệu khác về dự án PPP. Trong khi đó, pháp luật quy định người khởi kiện vụ án hành chính có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính bị khởi kiện; người khởi kiện vụ án dân sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình256. Với sự hạn chế trong việc minh bạch hóa thông tin dự án PPP như hiện nay257, đây được xem là một rào cản lớn của người dân khi thực hiện quyền khởi kiện.Để tháo gỡ rào cản này, ngoài các giải pháp minh bạch thông tin dự án PPP mà Chính phủ đang nỗ lực thực hiện, cần phát huy vai trò hỗ trợ thu thập chứng cứ của Tòa án và nghĩa vụ cung cấp tài liệu của các cơ quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu258. Ngoài ra, pháp luật về PPP, pháp luật Tố tụng Dân sự nên xem xét bổ sung quy định chuyển nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho phía chủ thể bị kiện, tức cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đối với các tranh chấp từ phía người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Nghĩa là, dù người khởi kiện là người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng nhưng nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể cung ứng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng (có thể là cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp doanh nghiệp dự án). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là để khắc phục tính “bất cân xứng” về vị thế giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và chủ thể cung ứng trong quan hệ sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng bao gồm: bất cân xứng về thông tin; tài chính; năng lực đàm phán; năng lực chịu rủi ro và khả năng tiếp cận pháp luật. Theo đó, các chủ thể cung ứng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh việc thực hiện dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn toàn hợp pháp, điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án được thực hiện theo phương thức PPP. Quy định này tương tự quy định về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của người tiêu dùng khi khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ- Hai là, người khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức tham gia vụ kiện theo thủ tục tố tụng trong khi số tiền phí dịch vụ bị mất không quá lớn. Do vậy, những người không thường xuyên sử dụng dịch vụ có thể sẽ bỏ ý định khởi kiện. Thời gian qua, các vụ việc liên quan đến tranh chấp từ người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên, cách thức được đa số người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng lựa chọn để giải quyết tranh chấp là tập trung đông người để phản đối hoặc gửi đơn khiếu nại như đã phân tích ở trên.Hiện nay, Luật Tố tụng hành chính 2015 và Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đều có quy định thủ tục rút gọn áp dụng đối với những vụ án hành chính, dân sự có tính chất đơn giản261. Thế nhưng, nếu xét theo tiêu chí này thì tranh chấp liên quan đến việc cung ứng, sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng không đáp ứng được. Cụ thể như để xác định việc thu phí sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng có hợp pháp hay không, chất lượng dịch vụ có tương xứng với mức phí hay không cần thu thập rất nhiều tài liệu, chứng cứ nếu không nói là rất phức tạp. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng có quy định theo hướng mở rằng trường hợp luật khác có quy định thì tranh chấp vẫn sẽ được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Như vậy, nếu pháp luật PPP bổ sung quy định việc giải quyết theo thủ tục rút gọn tranh chấp giữa người sử dụng công trình, dịch vụ kết cấu hạ tầng và cơ quan nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, đây sẽ là cơ sở pháp lý để loại tranh chấp này được giải quyết đơn giản hơn.Theo: Châu Phục ChiLink luận án: Tại đây