0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ba39ccaa8e1-TỔ-CHỨC-ÁP-DỤNG-TẬP-QUÁN-.jpg.webp

TỔ CHỨC ÁP DỤNG TẬP QUÁN

2.6.  Tổ chức áp dụng tập quán 

Áp dụng tập quán pháp có thể diễn ra tại tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác của nhà nước, và tại các cơ chế giải quyết tranh chấp khác ngoài tòa án như: thương lượng; hòa giải; tiểu xét xử; xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược; trọng tài; hòa giải - trọng tài; và xét xử tư .
Về nguyên lý, khi có sự thừa nhận các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, thì gần như đồng nghĩa với việc các bên trong tranh chấp hoặc định chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có quyền lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp từ bất kể nguồn pháp luật nào miễn là không chống lại trật tự công cộng, đạo đức hay thuần phong mỹ tục bởi các bên trong tranh chấp luật tư có quyền tự do thỏa thuận và tự định đoạt. Như vậy việc áp dụng tập quán hoàn toàn nằm trong phạm vi lựa chọn của các bên hoặc các định chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án khi tiến hành giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hiện nay chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Chúng còn được các luật gia gắn cho những tên gọi khác nhau như "giải quyết tranh chấp lựa chọn", "giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng", và đặc biệt là "giải quyết tranh chấp thay thế" [25, tr. 15]. Nhưng phải hiểu rằng tất cả sự gắn ghép đó đều xuất phát từ việc dịch thuật từ thuật ngữ "Alternative Disputes Resolution" ra tiếng Việt. Do đó sự khoáng đạt của các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có nền tảng mang tính quốc tế cao. Ngay tự thân cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngoài nhà nước trong lịch sử đã thúc đẩy sự ra đời của các qui tắc tập quán thương mại, và ngày nay vẫn có những qui tắc mới phát sinh từ đó. Vấn đề cần quan tâm nhất là việc áp dụng tập quán pháp tại các cơ quan tài phán thuộc nhà nước.
Mô hình áp dụng tập quán pháp tại các cơ quan tài phán thuộc nhà nước có thể được chia thành hai loại: loại thứ nhất, không tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp; loại thứ hai, có tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp. Loại mô hình thứ nhất là thông thường và phổ biến, có điểm lợi là dễ dàng hơn trong việc phân chia và xác định thẩm quyền liên quan tới những vụ việc áp dụng tập quán, nhưng có bất lợi hơn là không thực sự chuyên nghiệp trong việc áp dụng tập quán pháp. Loại mô hình thứ hai hiếm gặp, thường xuất hiện ở những nơi mà tập quán pháp có tính nổi trội và riêng biệt. Mô hình này đề cao tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng tập quán pháp, nhưng lại rất phức tạp trong việc xác định thẩm quyền liên quan tới việc áp dụng tập quán pháp.
Như vậy rõ ràng việc lựa chọn mô hình có tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và truyền thống riêng của mỗi nước. Ở Nhật Bản hiện có tòa án do nhà nước thành lập áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp liên quan tới mua bán cá trong khu vực một chợ cá. Tòa án đó được gọi là "The Tuna Court" [81, tr. 282]. Có lẽ do cá là món ăn ưa thích của người Nhật, do nhu cầu giải quyết tranh chấp lớn và có đòi hỏi riêng biệt, cho nên việc thành lập tòa án như vậy là phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với tính cách là một phần nội dung chuyên về các vấn đề lý luận, Chương 2 của luận án này đã xuất phát từ việc nghiên cứu các khái niệm cơ bản, rồi mở rộng tới việc nghiên cứu nền tảng lý luận của các vấn đề pháp lý liên quan trong khuôn khổ của đề tài luận án. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của chương này có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, thuật ngữ "tập quán pháp" đồng nghĩa cả về mặt pháp lý và cả về mặt ngôn ngữ với các thuật ngữ "luật tục" hay "tục lệ". Một qui tắc tập quán bao gồm hai yếu tố: (1) Yếu tố vật chất (hay còn gọi là yếu tố thực tại); và (2) yếu tố tinh thần (hay còn gọi là yếu tố ý thức hay yếu tố tâm lý). Cách thức phân tích này được hình thành là một tất yếu khách quan dựa trên nền tảng triết học được các triết gia thừa nhận, có nghĩa là nó xuất phát từ sự phản ánh khái quát nhất các vấn đề của vũ trụ trong hai phạm trù triết học là vật chất và ý thức. Tập quán có sự khác biệt với thói quen được hình thành giữa các bên ở hai khía cạnh liên quan tới không gian và thời gian. Tập quán được hình thành trong một cộng đồng nhất định, trong khi đó thói quen chỉ hình thành giữa các bên trong một hoặc một số hoạt động cụ thể. Trong luật tư, tập quán được phân loại thành tập quán dân sự và tập quán thương mại. Tập quán thương mại là một loại tập quán được phân loại theo ngành luật, và được xác định bởi hai nhóm vấn đề: 

-Thứ nhất, nguồn gốc phát sinh ra tập quán; và thứ hai, phân loại pháp lý của qui tắc tập quán. Sự phân biệt giữa tập quán dân sự và tập quán thương mại có cùng một cơ sở lý luận với sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp thương mại.
- Thứ hai, tranh chấp thương mại là một loại tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực thương mại. Nói đơn giản đây là tranh chấp liên quan tới quyền và nghĩa vụ được điều tiết bởi luật thương mại. Nói cách khác tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hành vi thương mại.
Thứ ba, áp dụng tập quán thực chất là việc áp dụng các qui tắc xử sự hình thành từ tập quán, và là một phần của áp dụng pháp luật. Do đó nhận thức chung về áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại. Áp dụng tập quán có các đặc điểm sau: 

(1) áp dụng tập quán được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi các định chế khác được nhà nước thừa nhận; 

(2) việc áp dụng tập quán phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe hơn so với các đòi hỏi đối với việc áp dụng các qui tắc chứa đựng trong các văn bản qui phạm pháp luật có lẽ bởi các qui tắc tập quán thường khó tìm kiếm hơn, thiếu rõ ràng hơn so với các qui tắc của văn bản qui phạm pháp luật và không phản ánh rõ nét ý chí của nhà làm luật.
Theo: Nguyễn Mạnh Thắng 
Link luận án: Tại đây

 

avatar
Đặng Quỳnh
547 ngày trước
TỔ CHỨC ÁP DỤNG TẬP QUÁN
2.6.  Tổ chức áp dụng tập quán Áp dụng tập quán pháp có thể diễn ra tại tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác của nhà nước, và tại các cơ chế giải quyết tranh chấp khác ngoài tòa án như: thương lượng; hòa giải; tiểu xét xử; xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược; trọng tài; hòa giải - trọng tài; và xét xử tư .Về nguyên lý, khi có sự thừa nhận các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, thì gần như đồng nghĩa với việc các bên trong tranh chấp hoặc định chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có quyền lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp từ bất kể nguồn pháp luật nào miễn là không chống lại trật tự công cộng, đạo đức hay thuần phong mỹ tục bởi các bên trong tranh chấp luật tư có quyền tự do thỏa thuận và tự định đoạt. Như vậy việc áp dụng tập quán hoàn toàn nằm trong phạm vi lựa chọn của các bên hoặc các định chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án khi tiến hành giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hiện nay chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Chúng còn được các luật gia gắn cho những tên gọi khác nhau như "giải quyết tranh chấp lựa chọn", "giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng", và đặc biệt là "giải quyết tranh chấp thay thế" [25, tr. 15]. Nhưng phải hiểu rằng tất cả sự gắn ghép đó đều xuất phát từ việc dịch thuật từ thuật ngữ "Alternative Disputes Resolution" ra tiếng Việt. Do đó sự khoáng đạt của các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có nền tảng mang tính quốc tế cao. Ngay tự thân cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngoài nhà nước trong lịch sử đã thúc đẩy sự ra đời của các qui tắc tập quán thương mại, và ngày nay vẫn có những qui tắc mới phát sinh từ đó. Vấn đề cần quan tâm nhất là việc áp dụng tập quán pháp tại các cơ quan tài phán thuộc nhà nước.Mô hình áp dụng tập quán pháp tại các cơ quan tài phán thuộc nhà nước có thể được chia thành hai loại: loại thứ nhất, không tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp; loại thứ hai, có tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp. Loại mô hình thứ nhất là thông thường và phổ biến, có điểm lợi là dễ dàng hơn trong việc phân chia và xác định thẩm quyền liên quan tới những vụ việc áp dụng tập quán, nhưng có bất lợi hơn là không thực sự chuyên nghiệp trong việc áp dụng tập quán pháp. Loại mô hình thứ hai hiếm gặp, thường xuất hiện ở những nơi mà tập quán pháp có tính nổi trội và riêng biệt. Mô hình này đề cao tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng tập quán pháp, nhưng lại rất phức tạp trong việc xác định thẩm quyền liên quan tới việc áp dụng tập quán pháp.Như vậy rõ ràng việc lựa chọn mô hình có tổ chức cơ quan tài phán chuyên biệt áp dụng tập quán pháp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và truyền thống riêng của mỗi nước. Ở Nhật Bản hiện có tòa án do nhà nước thành lập áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp liên quan tới mua bán cá trong khu vực một chợ cá. Tòa án đó được gọi là "The Tuna Court" [81, tr. 282]. Có lẽ do cá là món ăn ưa thích của người Nhật, do nhu cầu giải quyết tranh chấp lớn và có đòi hỏi riêng biệt, cho nên việc thành lập tòa án như vậy là phù hợp.KẾT LUẬN CHƯƠNG 2Với tính cách là một phần nội dung chuyên về các vấn đề lý luận, Chương 2 của luận án này đã xuất phát từ việc nghiên cứu các khái niệm cơ bản, rồi mở rộng tới việc nghiên cứu nền tảng lý luận của các vấn đề pháp lý liên quan trong khuôn khổ của đề tài luận án. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của chương này có thể được tóm tắt như sau:Thứ nhất, thuật ngữ "tập quán pháp" đồng nghĩa cả về mặt pháp lý và cả về mặt ngôn ngữ với các thuật ngữ "luật tục" hay "tục lệ". Một qui tắc tập quán bao gồm hai yếu tố: (1) Yếu tố vật chất (hay còn gọi là yếu tố thực tại); và (2) yếu tố tinh thần (hay còn gọi là yếu tố ý thức hay yếu tố tâm lý). Cách thức phân tích này được hình thành là một tất yếu khách quan dựa trên nền tảng triết học được các triết gia thừa nhận, có nghĩa là nó xuất phát từ sự phản ánh khái quát nhất các vấn đề của vũ trụ trong hai phạm trù triết học là vật chất và ý thức. Tập quán có sự khác biệt với thói quen được hình thành giữa các bên ở hai khía cạnh liên quan tới không gian và thời gian. Tập quán được hình thành trong một cộng đồng nhất định, trong khi đó thói quen chỉ hình thành giữa các bên trong một hoặc một số hoạt động cụ thể. Trong luật tư, tập quán được phân loại thành tập quán dân sự và tập quán thương mại. Tập quán thương mại là một loại tập quán được phân loại theo ngành luật, và được xác định bởi hai nhóm vấn đề: -Thứ nhất, nguồn gốc phát sinh ra tập quán; và thứ hai, phân loại pháp lý của qui tắc tập quán. Sự phân biệt giữa tập quán dân sự và tập quán thương mại có cùng một cơ sở lý luận với sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp thương mại.- Thứ hai, tranh chấp thương mại là một loại tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực thương mại. Nói đơn giản đây là tranh chấp liên quan tới quyền và nghĩa vụ được điều tiết bởi luật thương mại. Nói cách khác tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hành vi thương mại.Thứ ba, áp dụng tập quán thực chất là việc áp dụng các qui tắc xử sự hình thành từ tập quán, và là một phần của áp dụng pháp luật. Do đó nhận thức chung về áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại. Áp dụng tập quán có các đặc điểm sau: (1) áp dụng tập quán được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi các định chế khác được nhà nước thừa nhận; (2) việc áp dụng tập quán phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe hơn so với các đòi hỏi đối với việc áp dụng các qui tắc chứa đựng trong các văn bản qui phạm pháp luật có lẽ bởi các qui tắc tập quán thường khó tìm kiếm hơn, thiếu rõ ràng hơn so với các qui tắc của văn bản qui phạm pháp luật và không phản ánh rõ nét ý chí của nhà làm luật.Theo: Nguyễn Mạnh Thắng Link luận án: Tại đây