0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file623d927412fae-tải-xuống.jpg.webp

Các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ_CP: 

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép bắt buộc phải có đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam như nhà hàng, cơ sở sản xuất các loại thực phẩm, siêu thị,… Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm thì có một số trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Lưu  ý: Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc các trường hợp trên thì phải đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

 

_______________________

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: Support@legalzone.vn

Hotline: 0888889366 Fanpage: Công ty Luật Legalzone

avatar
Trịnh Thu Quỳnh
999 ngày trước
Các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ_CP: Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép bắt buộc phải có đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam như nhà hàng, cơ sở sản xuất các loại thực phẩm, siêu thị,… Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm thì có một số trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.Cụ thể, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;Sơ chế nhỏ lẻ;Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;Nhà hàng trong khách sạn;Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;Kinh doanh thức ăn đường phố;Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.Lưu  ý: Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc các trường hợp trên thì phải đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. _______________________Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.vnHotline: 0888889366 Fanpage: Công ty Luật Legalzone