0888889366
timeline_post_file60c6e2318fd00-z2543841866351_0ed7e0a80e96cb9779f54a1c402b7a74.jpg.webp

Người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam theo Luật mới

Hiện nay, diễn biến của đại dịch thế giới diễn biến phức tạp, thì Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng nghĩa với việc nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang diễn biến khá ổn định so với các nước khác. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Vậy, quy định pháp luật về “ Người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam” như thế nào? Bài viết dưới đây của Legalzone sẽ giải quyết những thắc mắc đó.

Điều kiện về chủ thể.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 17  Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền mở công ty tại Việt Nam

Trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập đúng theo pháp luật nước ngoài hoàn toàn được quyền mở công ty tại Việt Nam thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời tại Khoản 18, Điều 3 Luật đầu tư 2020 này cũng quy định về việc đầu tư như sau:

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

>>> Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư, góp vốn mở công ty tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư.

Điều kiện về ngành nghề đối với người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

  • Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

Những ngành nghề kinh doanh bị cấm:

  • Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường (Điều 6 Luật đầu tư 2020).
  • Cá nhân, tổ chức có thể tra ngành nghề trên hệ thống ngành nghề kinh tế được các doanh nghiệp đăng ký theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg – kiểm tra ngành nghề. Trường hợp ngành nghề không nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020

Loại hình doanh nghiệp.

Nhà đầu tư tùy vào nhu cầu của mình có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty Cổ phần
  • Công ty hợp danh

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường.

Với hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp 100 % vốn đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư sẽ cần tiến hành xin giấy phép đầu tư trước.

Các phương thức đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam

Hiện nay, tùy vào yêu cầu, mong muốn của từng chủ đầu tư nước ngoài, thành lập công ty cho người nước ngoài theo 2 phương thức chính như sau:

  • Thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài

– Với hình thức này thì chủ đầu tư sẽ cần tiến hành xin giấy phép đầu tư trước. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới có thể thực hiện thành lập công ty.

– Thông thường, với cách thức này, bạn sẽ cần khoảng 30 – 40 ngày và chi phí sẽ cao hơn nhiều so với cách thứ nhất. Do chi phí xin giấy phép đầu tư khá cao.

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn

– Thời gian để thành lập công ty theo cách thức này thông thường sẽ mất khoảng 20 – 30 ngày.

>>> Người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức là Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tùy vào điều kiện thực tế và mong muốn.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của người nước ngoài ở Việt Nam

thành phần hồ sơ

Căn cứ Điều 37 Luật đầu tư 2020 có phân loại cụ thể:

Trường hợp cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trường hợp không cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cá nhân nước ngoài

Với hồ sơ cụ thể như sau.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đầu tư.

– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước

(kèm theo các tài liệu xác minh tư cách pháp nhân có các nhận của lãnh sự)

– Báo cáo năng lực tài chính của người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam.

Nhà đầu tư có thể nộp kèm 2 loại giấy tờ sau để chứng minh được năng lực tài chính:

+ Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân)

+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân)

– Đề xuất về dự án đầu tư.

– Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất nếu doanh nghiệp có sử dụng đất thuê ở Việt Nam.

>>> Hồ sơ nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đầu tư sau 15 ngày.

Hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy phép đăng ký đầu tư, bạn cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ chính gồm:

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty

– Danh sách thành viên tham gia mở công ty

– Dự thảo điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của người nước mở công ty tại Việt Nam:

* Đối với nhà đầu tư là pháp nhân:

– Nếu người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam với loại hình công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần và công ty Hợp danh thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ Quyết định mở công ty, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

– Nếu là mở công ty TNHH 1 thành viên thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ của chủ sở hữu công ty.

* Đối với cá nhân:

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau:

+Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực

+Hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực

– Quyết định ủy quyền cho người được uỷ quyền đối với nhà đầu tư là tổ chức;

( Kèm theo Bản sao hợp lệ có công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân )

– Nếu công ty có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước.

– Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh.

 Ngoài ra, cần cung cấp thêm:

+Hồ sơ năng lực kinh nghiệm của người nước ngoài mở công ty

+Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở chính công ty (hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng hợp pháp).

>> Doanh nghiệp mang hồ sơ lên nộp cho Phòng ĐK kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư.

>> Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

>> Thời hạn cấp:  sau 3 – 6 ngày nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ.

Trên đây là nội dung tư vấn Legalzone gửi tới Quý khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể tham khảo các thủ tục tại trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi. 

Bùi Lan
1019 ngày trước
Người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam theo Luật mới
Hiện nay, diễn biến của đại dịch thế giới diễn biến phức tạp, thì Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng nghĩa với việc nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang diễn biến khá ổn định so với các nước khác. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Vậy, quy định pháp luật về “ Người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam” như thế nào? Bài viết dưới đây của Legalzone sẽ giải quyết những thắc mắc đó.Điều kiện về chủ thể.Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 17  Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền mở công ty tại Việt NamTrừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập đúng theo pháp luật nước ngoài hoàn toàn được quyền mở công ty tại Việt Nam thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài.Đồng thời tại Khoản 18, Điều 3 Luật đầu tư 2020 này cũng quy định về việc đầu tư như sau:Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.>>> Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư, góp vốn mở công ty tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư.Điều kiện về ngành nghề đối với người nước ngoài thành lập công ty ở Việt NamTheo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.Những ngành nghề kinh doanh bị cấm:Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường (Điều 6 Luật đầu tư 2020).Cá nhân, tổ chức có thể tra ngành nghề trên hệ thống ngành nghề kinh tế được các doanh nghiệp đăng ký theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg – kiểm tra ngành nghề. Trường hợp ngành nghề không nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020Loại hình doanh nghiệp.Nhà đầu tư tùy vào nhu cầu của mình có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau:Công ty tư nhânCông ty TNHHCông ty Cổ phầnCông ty hợp danhNhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường.Với hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp 100 % vốn đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư sẽ cần tiến hành xin giấy phép đầu tư trước.Các phương thức đầu tư của người nước ngoài vào Việt NamHiện nay, tùy vào yêu cầu, mong muốn của từng chủ đầu tư nước ngoài, thành lập công ty cho người nước ngoài theo 2 phương thức chính như sau:Thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài– Với hình thức này thì chủ đầu tư sẽ cần tiến hành xin giấy phép đầu tư trước. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới có thể thực hiện thành lập công ty.– Thông thường, với cách thức này, bạn sẽ cần khoảng 30 – 40 ngày và chi phí sẽ cao hơn nhiều so với cách thứ nhất. Do chi phí xin giấy phép đầu tư khá cao.Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn– Thời gian để thành lập công ty theo cách thức này thông thường sẽ mất khoảng 20 – 30 ngày.>>> Người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức là Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tùy vào điều kiện thực tế và mong muốn.Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của người nước ngoài ở Việt NamCăn cứ Điều 37 Luật đầu tư 2020 có phân loại cụ thể:Trường hợp cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tưTrường hợp không cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cá nhân nước ngoàiVới hồ sơ cụ thể như sau.Hồ sơ xin giấy phép đầu tư– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đầu tư.– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước(kèm theo các tài liệu xác minh tư cách pháp nhân có các nhận của lãnh sự)– Báo cáo năng lực tài chính của người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam.Nhà đầu tư có thể nộp kèm 2 loại giấy tờ sau để chứng minh được năng lực tài chính:+ Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân)+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân)– Đề xuất về dự án đầu tư.– Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất nếu doanh nghiệp có sử dụng đất thuê ở Việt Nam.>>> Hồ sơ nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đầu tư sau 15 ngày.Hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệpSau khi có giấy phép đăng ký đầu tư, bạn cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công tyHồ sơ chính gồm:– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty– Danh sách thành viên tham gia mở công ty– Dự thảo điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của người nước mở công ty tại Việt Nam:* Đối với nhà đầu tư là pháp nhân:– Nếu người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam với loại hình công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần và công ty Hợp danh thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ Quyết định mở công ty, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.– Nếu là mở công ty TNHH 1 thành viên thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ của chủ sở hữu công ty.* Đối với cá nhân:– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau:+Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực+Hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực– Quyết định ủy quyền cho người được uỷ quyền đối với nhà đầu tư là tổ chức;( Kèm theo Bản sao hợp lệ có công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân )– Nếu công ty có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước.– Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh. Ngoài ra, cần cung cấp thêm:+Hồ sơ năng lực kinh nghiệm của người nước ngoài mở công ty+Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở chính công ty (hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng hợp pháp).>> Doanh nghiệp mang hồ sơ lên nộp cho Phòng ĐK kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư.>> Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh>> Thời hạn cấp:  sau 3 – 6 ngày nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ.Trên đây là nội dung tư vấn Legalzone gửi tới Quý khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể tham khảo các thủ tục tại trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.