0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file62feedad3a79b-cmr.jpg.webp

PHẠT NHÀ BÁO THEO PHÁP LỆNH: ĐÃ CHỈNH LÝ NHIỀU NỘI DUNG

 

Tiếp thu ý kiến góp ý, dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trình để thông qua đã chỉnh lý nhiều nội dung về việc xử phạt nhà báo.Ngày 18-8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, 100% thành viên tán thành.

Quy định rõ việc xử phạt tự ý nhà báo ghi âm, ghi hình

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo pháp lệnh cho hay có ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa.

 
 

Chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo khi tác nghiệp

Cũng theo dự thảo pháp lệnh được trình để thông qua, chỉ khi không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa thì nhà báo mới bị xử phạt, thay vì phải xuất trình thêm cả giấy giới thiệu công tác như quy định tại dự thảo 5 trước đó được đưa ra để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 15-8.

Ngoài ra, việc nhà báo đăng, phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án sẽ áp dụng theo pháp luật về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí.

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều quy định: “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.

Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung: “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”.

Tiếp thu ý kiến góp ý, để bảo đảm quy định thống nhất giữa pháp lệnh với các luật, bộ luật tố tụng, dự thảo pháp lệnh được chỉnh lý theo hướng quy định phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với hành vi “ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay pháp lệnh này thiết kế theo hành vi chứ không thiết kế theo chủ thể. Nói cách khác, người nào có hành vi quy định tại pháp lệnh thì bị xử phạt, không phân biệt chủ thể là luật sư (LS), nhà báo...

“Bảo vệ quyền con người”

“Tôi biết rất nhiều người quan tâm đến câu chuyện ghi âm, ghi hình trong phiên tòa. Lần họp trước, một số nhà báo gọi điện thoại cho tôi hỏi tại sao các anh quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình và livestream, đấy là quyền nhà báo để thông tin đến công chúng” - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói sau đó.


Theo ông Bình, nhà báo có quyền như vậy nhưng người khác cũng có quyền, mà quyền đó rất thiêng liêng. “Anh có một em gái đang liên quan đến vụ án hôn nhân, trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao ly hôn, tài sản có gì, tiền bạc bao nhiêu để phân chia. Một ai đó livestream lên mạng cho thế giới xem thì anh có đồng ý với việc đó hay không?” - chánh án TAND Tối cao phân tích.

 

Nhấn mạnh nguyên tắc rất lớn là bảo vệ quyền con người, quyền bí mật nhân thân, ông Bình cho rằng không thể sẵn sàng ghi âm, ghi hình để đưa câu chuyện lên mạng được.

Cũng theo chánh án TAND Tối cao, tham gia vụ án hình sự không phải chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người mà còn có những người khác như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Những người này cũng có quyền bảo vệ bí mật của họ.

Chánh án cũng bày tỏ quan ngại nếu các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà cũng ghi âm, ghi hình và livestream. “Pháp luật của chúng ta và pháp luật của tất cả các nước trên thế giới đều quy định chuyện này, xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người” - ông Bình một lần nữa nhấn mạnh.

Giải thích lý do vì sao việc ghi âm, ghi hình, livestream cần phải được sự cho phép của chủ tọa, chánh án TAND Tối cao cho rằng việc tổ chức một phiên tòa có mục tiêu tối thượng là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục khẩu phục, hoàn toàn “không phải dịp để truyền thông”.

Nhiệm vụ của HĐXX là phải toàn tâm, toàn ý cho việc đưa ra phán quyết, đảm bảo một phán quyết công tâm, đúng nhất. “Nếu bây giờ HĐXX làm việc, hàng trăm chiếc điện thoại đưa lên để livestream thì sự toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa sẽ bị sao nhãng” - ông Bình nói.

Chánh án rất mong người dân, đặc biệt là truyền thông, các nhà báo tôn trọng, chia sẻ với áp lực của các thẩm phán, khi đứng trước một nhiệm vụ rất lớn là phải đưa ra phán quyết liên quan đến sinh mệnh, quyền lợi của con người và tạo điều kiện cho HĐXX làm đúng phận sự của mình.

Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết ông đã ba lần trực tiếp trao đổi với chánh án TAND Tối cao và chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp về nội dung này. “Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ. Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài dự thảo pháp lệnh không thống nhất với luật, chúng tôi có đọc, trực tiếp tôi và đồng chí chánh án, đồng chí chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã trao đổi” - ông Định nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ khi giữ cương vị bí thư Tỉnh ủy, không ít lần ông nhận được điện thoại của các nhà báo hỏi tại sao họ đến tòa mà không được cho vào và đề nghị ông can thiệp.

“Tôi trả lời bí thư Tỉnh ủy không phải là người gác cổng tòa án. Các anh đừng làm như thế, chúng tôi không can thiệp việc này. Tòa có nội quy của tòa, nhà báo đến là phải đăng ký, được cấp thẻ dự tòa... Bây giờ đến mấy trăm nhà báo, ai cũng đòi vào phòng xử án thì vào sao được” - ông Định nói.

Tranh luận việc tước giấy phép hành nghề luật sư

Phát biểu tại phiên họp trước khi thông qua dự thảo pháp lệnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho hay hình phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định 82 đối với LS có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người có thẩm quyền tố tụng là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề LS hoặc giấy phép hành nghề LS. Trong đó, dự thảo pháp lệnh chỉ quy định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.

“Về bản chất, nó rất khác nhau và điểm này chúng tôi không đồng ý” - bà Oanh nói.

Trong khi đó, quan điểm của cơ quan thẩm tra là dự thảo pháp lệnh cần thống nhất với Luật Xử lý VPHC về thẩm quyền xử phạt và bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đối với LS, tương tự như đã được quy định tại Nghị định 82. Về thẩm quyền, vẫn giữ như quy định hiện hành, thẩm quyền tước giấy phép thuộc chủ tịch tỉnh.

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ 

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

 

 

 

 

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
886 ngày trước
PHẠT NHÀ BÁO THEO PHÁP LỆNH: ĐÃ CHỈNH LÝ NHIỀU NỘI DUNG
 Tiếp thu ý kiến góp ý, dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trình để thông qua đã chỉnh lý nhiều nội dung về việc xử phạt nhà báo.Ngày 18-8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, 100% thành viên tán thành.Quy định rõ việc xử phạt tự ý nhà báo ghi âm, ghi hìnhBáo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo pháp lệnh cho hay có ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa.  Chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo khi tác nghiệpCũng theo dự thảo pháp lệnh được trình để thông qua, chỉ khi không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa thì nhà báo mới bị xử phạt, thay vì phải xuất trình thêm cả giấy giới thiệu công tác như quy định tại dự thảo 5 trước đó được đưa ra để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 15-8.Ngoài ra, việc nhà báo đăng, phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án sẽ áp dụng theo pháp luật về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí.Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều quy định: “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung: “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”.Tiếp thu ý kiến góp ý, để bảo đảm quy định thống nhất giữa pháp lệnh với các luật, bộ luật tố tụng, dự thảo pháp lệnh được chỉnh lý theo hướng quy định phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với hành vi “ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay pháp lệnh này thiết kế theo hành vi chứ không thiết kế theo chủ thể. Nói cách khác, người nào có hành vi quy định tại pháp lệnh thì bị xử phạt, không phân biệt chủ thể là luật sư (LS), nhà báo...“Bảo vệ quyền con người”“Tôi biết rất nhiều người quan tâm đến câu chuyện ghi âm, ghi hình trong phiên tòa. Lần họp trước, một số nhà báo gọi điện thoại cho tôi hỏi tại sao các anh quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình và livestream, đấy là quyền nhà báo để thông tin đến công chúng” - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói sau đó.Theo ông Bình, nhà báo có quyền như vậy nhưng người khác cũng có quyền, mà quyền đó rất thiêng liêng. “Anh có một em gái đang liên quan đến vụ án hôn nhân, trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao ly hôn, tài sản có gì, tiền bạc bao nhiêu để phân chia. Một ai đó livestream lên mạng cho thế giới xem thì anh có đồng ý với việc đó hay không?” - chánh án TAND Tối cao phân tích. Nhấn mạnh nguyên tắc rất lớn là bảo vệ quyền con người, quyền bí mật nhân thân, ông Bình cho rằng không thể sẵn sàng ghi âm, ghi hình để đưa câu chuyện lên mạng được.Cũng theo chánh án TAND Tối cao, tham gia vụ án hình sự không phải chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người mà còn có những người khác như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Những người này cũng có quyền bảo vệ bí mật của họ.Chánh án cũng bày tỏ quan ngại nếu các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà cũng ghi âm, ghi hình và livestream. “Pháp luật của chúng ta và pháp luật của tất cả các nước trên thế giới đều quy định chuyện này, xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người” - ông Bình một lần nữa nhấn mạnh.Giải thích lý do vì sao việc ghi âm, ghi hình, livestream cần phải được sự cho phép của chủ tọa, chánh án TAND Tối cao cho rằng việc tổ chức một phiên tòa có mục tiêu tối thượng là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục khẩu phục, hoàn toàn “không phải dịp để truyền thông”.Nhiệm vụ của HĐXX là phải toàn tâm, toàn ý cho việc đưa ra phán quyết, đảm bảo một phán quyết công tâm, đúng nhất. “Nếu bây giờ HĐXX làm việc, hàng trăm chiếc điện thoại đưa lên để livestream thì sự toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa sẽ bị sao nhãng” - ông Bình nói.Chánh án rất mong người dân, đặc biệt là truyền thông, các nhà báo tôn trọng, chia sẻ với áp lực của các thẩm phán, khi đứng trước một nhiệm vụ rất lớn là phải đưa ra phán quyết liên quan đến sinh mệnh, quyền lợi của con người và tạo điều kiện cho HĐXX làm đúng phận sự của mình.Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết ông đã ba lần trực tiếp trao đổi với chánh án TAND Tối cao và chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp về nội dung này. “Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ. Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài dự thảo pháp lệnh không thống nhất với luật, chúng tôi có đọc, trực tiếp tôi và đồng chí chánh án, đồng chí chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã trao đổi” - ông Định nói.Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ khi giữ cương vị bí thư Tỉnh ủy, không ít lần ông nhận được điện thoại của các nhà báo hỏi tại sao họ đến tòa mà không được cho vào và đề nghị ông can thiệp.“Tôi trả lời bí thư Tỉnh ủy không phải là người gác cổng tòa án. Các anh đừng làm như thế, chúng tôi không can thiệp việc này. Tòa có nội quy của tòa, nhà báo đến là phải đăng ký, được cấp thẻ dự tòa... Bây giờ đến mấy trăm nhà báo, ai cũng đòi vào phòng xử án thì vào sao được” - ông Định nói.Tranh luận việc tước giấy phép hành nghề luật sưPhát biểu tại phiên họp trước khi thông qua dự thảo pháp lệnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho hay hình phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định 82 đối với LS có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người có thẩm quyền tố tụng là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề LS hoặc giấy phép hành nghề LS. Trong đó, dự thảo pháp lệnh chỉ quy định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.“Về bản chất, nó rất khác nhau và điểm này chúng tôi không đồng ý” - bà Oanh nói.Trong khi đó, quan điểm của cơ quan thẩm tra là dự thảo pháp lệnh cần thống nhất với Luật Xử lý VPHC về thẩm quyền xử phạt và bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đối với LS, tương tự như đã được quy định tại Nghị định 82. Về thẩm quyền, vẫn giữ như quy định hiện hành, thẩm quyền tước giấy phép thuộc chủ tịch tỉnh. Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội