0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file61850d5c94e9f-ktks.jpg.webp

Quy định mới về sử dụng phí cấp phép hoạt động khoáng sản

Bộ Tài chính đã có Thông tư 91/2021/TT-BTC, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Theo đó, Thông tư 91 sửa đổi một số nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Cụ thể, tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào ngân sách nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Quy định mới về sử dụng phí cấp phép hoạt động khoáng sản (Ảnh minh họa)

Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả:

- Chi phí cho hoạt động kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, kiểm tra, đánh giá;

- Tổ chức họp thẩm định, họp hội đồng thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản (chi nhận xét, báo cáo thẩm định).

Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư 191/2016, tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này được ban hành ngày 21/10/2021 và có hiệu lực từ 15/12/2021.

avatar
Nguyễn Minh Tiến
896 ngày trước
Quy định mới về sử dụng phí cấp phép hoạt động khoáng sản
Bộ Tài chính đã có Thông tư 91/2021/TT-BTC, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.Theo đó, Thông tư 91 sửa đổi một số nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.Cụ thể, tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào ngân sách nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Quy định mới về sử dụng phí cấp phép hoạt động khoáng sản (Ảnh minh họa)Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả:- Chi phí cho hoạt động kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, kiểm tra, đánh giá;- Tổ chức họp thẩm định, họp hội đồng thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản (chi nhận xét, báo cáo thẩm định).Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư 191/2016, tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước.Thông tư này được ban hành ngày 21/10/2021 và có hiệu lực từ 15/12/2021.