0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6318257d023b0-y.jpg.webp

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ: 29/2017/KDTM-PT NGÀY: 04/5/2017 V/V: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG XÉT XỬ PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong các ngày 03/5/2017 và 04/5/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 88/2016/TLPT-KDTM ngày 07/12/2017 về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng” do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm 05/2016/KDTM- ST ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân quận NTL, TP Hà Nội bị kháng cáo, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 52/2017/QĐXX-PT ngày 21/03/2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 84/2017/QĐPT- KDTM ngày 11/4/2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 99/2017/QĐPT- KDTM ngày 25/4/2017

* Nội dung bản án:

Ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q đã dùng khối tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng E và Công ty Q (Hợp đồng tín dụng số 1701LAV201101190 ngày 14/11/2011) với số tiền vay là 3.100.000.000 đồng, thời hạn vay từ ngày 14/01/2011 đến ngày 14/7/2012; tài sản đảm bảo là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBNDTP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng ngày 11/11/2011 tại Phòng công chứng số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. 

Ông T và bà Q sẽ tự nguyện tuân thủ mọi quy định của pháp luật, tự nguyện cùng Công ty thanh toán khoản nợ nói trên. Ông bà đề nghị phía Ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ để ông bà cùng Công ty có thời gian trả nợ. 

Tài sản đảm bảo cho khoản vay hiện do ông T, bà Q đang quản lý sử dụng, kể từ thời điểm thế chấp đến nay vẫn giữ nguyện hiện trạng. 

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2016/KDTM- ST ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân quận NTL đã xử: 

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, về việc “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng” của Ngân hàng TMCP E đối với Công ty CP Q. 

- Buộc Công ty CP Q phải thanh toán trả cho Ngân hàng TMCP E, số tiền nợ gốc, tiền lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng là 5.520.626.390 đồng. Trong đó tiền nợ gốc là 3.100.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh là 2.420.626.390 đồng. 

Trường hợp Bản án có hiệu lực pháp luật mà Công ty CP Q không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ gốc và tiền lãi phát sinh trên theo Hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng TMCP E có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên phát mại tài sản đảm để thu hồi nợ, cụ thể khối tài sản là quyền sử dụng 58,70m2 đất ở, hình thức sử dụng riêng và toàn bộ tài sản trên đất tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng ngày 5 11/11/2011 tại Phòng công chứng Số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. 

Bác các yêu cầu khác của các đương sự. 

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

* kháng cáo phúc thẩm:

Đại diện của bị đơn là Công ty Q trình bày: Công ty Q đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại Bản án, đặc biệt về cách tính lãi của Ngân hàng E là chưa đúng. Căn cứ vào bảng kê tính lãi Ngân hàng E xuất trình tại phiên tòa thì Ngân hàng đã không điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận mà hai bên đã ký kết tại Hợp đồng tín dụng, ví dụ như giai đoạn từ 08/12/2014 đến 23/5/2014, theo thông báo lãi suất của Ngân hàng E thì phải điều chỉnh lãi suất xuống 9%/năm nhưng Ngân hàng E vẫn áp mức lãi suất 10%/năm là ảnh hưởng để quyền lợi của Công ty Q.

 Hơn nữa, thực tế thì hiện nay Công ty Q đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, đề nghị Ngân hàng E tạo điều kiện cho Công ty được cơ cấu lại khoản nợ và giảm tiền lãi để Công ty thu xếp trả nợ dần cho Ngân hàng. 

Về yêu cầu phát mại tài sản thế chấp là nhà đất đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q: Công ty Q sẽ có trách nhiệm trả nợ, tuy nhiên do hiện nay Công ty đang rất khó khăn nên đề nghị Ngân hàng E tạo điều kiện cho Công ty được trả nợ dần và tạo điều kiện để ông T, bà Q có chỗ ở vì ông bà đã già và không có chỗ ở nào khác.

* Nhận định của tòa án:

Đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn đề nghị tính lại các khoản lãi theo Hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký Hội đồng xét xử nhận thấy: 

Khi hai bên ký kết Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng các bên đã thoả thuận thời hạn vay, mức lãi suất, lãi phạt quá hạn là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối nên có hiệu lực thi hành đối với các bên. 

Hợp đồng tín dụng hai bên ký kết thỏa thuận về lãi suất cụ thể như sau: lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân là 21%/năm; chu kỳ thay đổi lãi suất cho vay được điều chỉnh định kỳ 01 tháng một lần, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Lãi suất được điều chỉnh áp dụng cho toàn bộ dư nợ của hợp đồng này từ thời điểm điều chỉnh cho đến thời điểm điều chỉnh tiếp theo...; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. 

Theo bảng kê tính lãi và các quyết định điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng E xuất trình, Hội đồng xét xử thấy: 

Mức lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn các bên thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Ngân hàng E đã xuất trình các Thông báo lãi suất điều chỉnh thay đổi theo từng thời thời kỳ (bút lục từ 168 đến 185). 

Tuy nhiên, theo bảng kê tính lãi Ngân hàng E xuất trình tại Tòa án thì giai đoạn từ ngày 31/03/2014 đến ngày 30/3/2015 mức lãi suất áp dụng tại thời điểm này của Ngân hàng E là 10%/năm; từ 31/3/2015 đến 23/5/2015 mức lãi suất là 10%/năm,nhưng theo Thông báo lãi suất số 5788/2014/EIB/TB- TGĐ ngày 08/12/2014 và Thông báo lãi suất số 1312/2015/EIB- TGĐ ngày 23/3/2015 của Ngân hàng E thì giai đoạn này cần điều chỉnh mức lãi suất nhưng Ngân hàng lại áp dụng mức lãi suất là 10%/năm cho cả hai giai đoạn trên là chưa đúng với Thông báo thay đổi lãi suất của Ngân hàng E, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty Q. 

Do đó, Hội đồng xét xử thấy cần điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với Công ty Q, cụ thể là từ ngày 08/12/2014 đến ngày 13/4/2015 áp dụng mức lãi suất 10%; từ ngày 14/4/2015 đến ngày 23/5/2015 áp dụng mức lãi suất 9%/năm. Các giai đoạn khác vẫn giữ nguyên mức lãi suất như bảng kê tính lãi Ngân hàng E đã xuất trình. 

Như vậy, yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại về lãi suất là có cơ sở để chấp 9 nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về phần lãi suất, cụ thể: 

- Tiền lãi trong hạn: 1.725.537.501 đồng. 

- Tiền lãi quá hạn: 689.922.222 đồng. Như vậy, tổng cộng số tiền nợ gốc, tiền lãi phát sinh Công ty Q phải trả cho Ngân hàng E là: 5.515.459.723 đồng. 

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định về cách tính lãi suất tại khoản 2 Điều 305, khoản 1 Điều 476, khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 và Thông tư số 33/2012/TT- NHNN ngày 21/12/2012 của Ngân hàng nhà nước để điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với Công ty Q, Hội đồng xét xử thấy đây là quan hệ pháp luật tranh chấp Hợp đồng tín dụng, chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng nên không áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về tính lãi suất trong vụ án này. 

Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 33/2012/TTNHNN ngày 21/12/2012 đã quy định: “Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng”. Ngân hàng E và Công ty Q ký kết Hợp đồng tín dụng ngày 14/11/2011, do đó Thông tư số 33/2012/TT- NHNN có hiệu lực ngày 24/12/2012 không áp dụng trong trường hợp này. Như vậy, đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn không có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận. 

Về yêu cầu kê biên, phát mại tài sản bảo đảm cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng, trong trường hợp Công ty Q không thanh toán được nợ hoặc thanh toán không đầy đủ, Hội đồng xét xử nhận thấy: 

Tài sản bảo đảm cho khoản vay bao gồm quyền sử dụng 58,70m2 đất ở, hình thức sử dụng riêng và toàn bộ tài sản trên đất tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBNDTP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đó được công chứng ngày 11/11/2011 tại Phòng công chứng Số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. Tài sản đảm bảo cho khoản vay hiện ông T và bà Q đang quản lý, sử dụng, kể từ khi thế chấp cho đến nay khối tài sản vẫn giữ nguyên hiện trạng. 

Xét hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay được ký kết giữa Ngân hàng E, Công ty Q với vợ chồng ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q là tự nguyện. Các tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người thế chấp. Hợp đồng được lập tại Phòng công chứng Số 3-TP Hà Nội đã tuân thủ đúng 10 theo quy định của pháp luật. Các tài sản thế chấp đã được đăng ký bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nên Hợp đồng thế chấp là hợp pháp. Như vậy, yêu cầu xử lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng E trong trường hợp Công ty Q không thanh toán được nợ hoặc thanh toán không đầy đủ là có căn cứ nên được chấp nhận. 

Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử thấy chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, sửa một phần Bản án sơ thẩm về cách tính lãi. 

Về án phí: do sửa Bản án sơ thẩm nên người kháng cáo không chịu án phí phúc thẩm.

* Nội dung pháp lý liên quan:

- Các điều 293, 294, 307 và 308 Bộ luật tố tụng dân sự; 

- Các điều 122, 318, 322, 717 và 719 Bộ luật dân sự năm 2005; 

- Các điều 91 và 95 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; 

- Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án.

 

Trên đây là bài viết của Công ty luật Legalzone về bản án số: 29/2017/KDTM-PT Ngày: 04/5/2017 V/v: Tranh chấp hợp đồng tín dụng. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ Công ty luật Legalzone

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
594 ngày trước
TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ: 29/2017/KDTM-PT NGÀY: 04/5/2017 V/V: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG XÉT XỬ PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong các ngày 03/5/2017 và 04/5/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 88/2016/TLPT-KDTM ngày 07/12/2017 về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng” do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm 05/2016/KDTM- ST ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân quận NTL, TP Hà Nội bị kháng cáo, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 52/2017/QĐXX-PT ngày 21/03/2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 84/2017/QĐPT- KDTM ngày 11/4/2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 99/2017/QĐPT- KDTM ngày 25/4/2017* Nội dung bản án:Ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q đã dùng khối tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng E và Công ty Q (Hợp đồng tín dụng số 1701LAV201101190 ngày 14/11/2011) với số tiền vay là 3.100.000.000 đồng, thời hạn vay từ ngày 14/01/2011 đến ngày 14/7/2012; tài sản đảm bảo là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBNDTP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng ngày 11/11/2011 tại Phòng công chứng số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. Ông T và bà Q sẽ tự nguyện tuân thủ mọi quy định của pháp luật, tự nguyện cùng Công ty thanh toán khoản nợ nói trên. Ông bà đề nghị phía Ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ để ông bà cùng Công ty có thời gian trả nợ. Tài sản đảm bảo cho khoản vay hiện do ông T, bà Q đang quản lý sử dụng, kể từ thời điểm thế chấp đến nay vẫn giữ nguyện hiện trạng. Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2016/KDTM- ST ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân quận NTL đã xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, về việc “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng” của Ngân hàng TMCP E đối với Công ty CP Q. - Buộc Công ty CP Q phải thanh toán trả cho Ngân hàng TMCP E, số tiền nợ gốc, tiền lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng là 5.520.626.390 đồng. Trong đó tiền nợ gốc là 3.100.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh là 2.420.626.390 đồng. Trường hợp Bản án có hiệu lực pháp luật mà Công ty CP Q không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ gốc và tiền lãi phát sinh trên theo Hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng TMCP E có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên phát mại tài sản đảm để thu hồi nợ, cụ thể khối tài sản là quyền sử dụng 58,70m2 đất ở, hình thức sử dụng riêng và toàn bộ tài sản trên đất tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng ngày 5 11/11/2011 tại Phòng công chứng Số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. Bác các yêu cầu khác của các đương sự. Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.* kháng cáo phúc thẩm:Đại diện của bị đơn là Công ty Q trình bày: Công ty Q đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại Bản án, đặc biệt về cách tính lãi của Ngân hàng E là chưa đúng. Căn cứ vào bảng kê tính lãi Ngân hàng E xuất trình tại phiên tòa thì Ngân hàng đã không điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận mà hai bên đã ký kết tại Hợp đồng tín dụng, ví dụ như giai đoạn từ 08/12/2014 đến 23/5/2014, theo thông báo lãi suất của Ngân hàng E thì phải điều chỉnh lãi suất xuống 9%/năm nhưng Ngân hàng E vẫn áp mức lãi suất 10%/năm là ảnh hưởng để quyền lợi của Công ty Q. Hơn nữa, thực tế thì hiện nay Công ty Q đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, đề nghị Ngân hàng E tạo điều kiện cho Công ty được cơ cấu lại khoản nợ và giảm tiền lãi để Công ty thu xếp trả nợ dần cho Ngân hàng. Về yêu cầu phát mại tài sản thế chấp là nhà đất đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q: Công ty Q sẽ có trách nhiệm trả nợ, tuy nhiên do hiện nay Công ty đang rất khó khăn nên đề nghị Ngân hàng E tạo điều kiện cho Công ty được trả nợ dần và tạo điều kiện để ông T, bà Q có chỗ ở vì ông bà đã già và không có chỗ ở nào khác.* Nhận định của tòa án:Đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn đề nghị tính lại các khoản lãi theo Hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký Hội đồng xét xử nhận thấy: Khi hai bên ký kết Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng các bên đã thoả thuận thời hạn vay, mức lãi suất, lãi phạt quá hạn là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối nên có hiệu lực thi hành đối với các bên. Hợp đồng tín dụng hai bên ký kết thỏa thuận về lãi suất cụ thể như sau: lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân là 21%/năm; chu kỳ thay đổi lãi suất cho vay được điều chỉnh định kỳ 01 tháng một lần, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Lãi suất được điều chỉnh áp dụng cho toàn bộ dư nợ của hợp đồng này từ thời điểm điều chỉnh cho đến thời điểm điều chỉnh tiếp theo...; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Theo bảng kê tính lãi và các quyết định điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng E xuất trình, Hội đồng xét xử thấy: Mức lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn các bên thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Ngân hàng E đã xuất trình các Thông báo lãi suất điều chỉnh thay đổi theo từng thời thời kỳ (bút lục từ 168 đến 185). Tuy nhiên, theo bảng kê tính lãi Ngân hàng E xuất trình tại Tòa án thì giai đoạn từ ngày 31/03/2014 đến ngày 30/3/2015 mức lãi suất áp dụng tại thời điểm này của Ngân hàng E là 10%/năm; từ 31/3/2015 đến 23/5/2015 mức lãi suất là 10%/năm,nhưng theo Thông báo lãi suất số 5788/2014/EIB/TB- TGĐ ngày 08/12/2014 và Thông báo lãi suất số 1312/2015/EIB- TGĐ ngày 23/3/2015 của Ngân hàng E thì giai đoạn này cần điều chỉnh mức lãi suất nhưng Ngân hàng lại áp dụng mức lãi suất là 10%/năm cho cả hai giai đoạn trên là chưa đúng với Thông báo thay đổi lãi suất của Ngân hàng E, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty Q. Do đó, Hội đồng xét xử thấy cần điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với Công ty Q, cụ thể là từ ngày 08/12/2014 đến ngày 13/4/2015 áp dụng mức lãi suất 10%; từ ngày 14/4/2015 đến ngày 23/5/2015 áp dụng mức lãi suất 9%/năm. Các giai đoạn khác vẫn giữ nguyên mức lãi suất như bảng kê tính lãi Ngân hàng E đã xuất trình. Như vậy, yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại về lãi suất là có cơ sở để chấp 9 nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về phần lãi suất, cụ thể: - Tiền lãi trong hạn: 1.725.537.501 đồng. - Tiền lãi quá hạn: 689.922.222 đồng. Như vậy, tổng cộng số tiền nợ gốc, tiền lãi phát sinh Công ty Q phải trả cho Ngân hàng E là: 5.515.459.723 đồng. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định về cách tính lãi suất tại khoản 2 Điều 305, khoản 1 Điều 476, khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 và Thông tư số 33/2012/TT- NHNN ngày 21/12/2012 của Ngân hàng nhà nước để điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với Công ty Q, Hội đồng xét xử thấy đây là quan hệ pháp luật tranh chấp Hợp đồng tín dụng, chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng nên không áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về tính lãi suất trong vụ án này. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 33/2012/TTNHNN ngày 21/12/2012 đã quy định: “Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng”. Ngân hàng E và Công ty Q ký kết Hợp đồng tín dụng ngày 14/11/2011, do đó Thông tư số 33/2012/TT- NHNN có hiệu lực ngày 24/12/2012 không áp dụng trong trường hợp này. Như vậy, đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn không có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận. Về yêu cầu kê biên, phát mại tài sản bảo đảm cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng, trong trường hợp Công ty Q không thanh toán được nợ hoặc thanh toán không đầy đủ, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tài sản bảo đảm cho khoản vay bao gồm quyền sử dụng 58,70m2 đất ở, hình thức sử dụng riêng và toàn bộ tài sản trên đất tại địa chỉ TT QL, phường QL, quận HBT, TP Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBNDTP Hà Nội cấp ngày 24/07/2002 đứng tên ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q. Hợp đồng thế chấp đó được công chứng ngày 11/11/2011 tại Phòng công chứng Số 3- TP Hà Nội. Đăng ký giao dịch đảm bảo ngày 14/11/2011 tại Văn phòng đăng ký đất và nhà UBND quận HBT. Tài sản đảm bảo cho khoản vay hiện ông T và bà Q đang quản lý, sử dụng, kể từ khi thế chấp cho đến nay khối tài sản vẫn giữ nguyên hiện trạng. Xét hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay được ký kết giữa Ngân hàng E, Công ty Q với vợ chồng ông Nguyễn Duy T và bà Đỗ Thị Q là tự nguyện. Các tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người thế chấp. Hợp đồng được lập tại Phòng công chứng Số 3-TP Hà Nội đã tuân thủ đúng 10 theo quy định của pháp luật. Các tài sản thế chấp đã được đăng ký bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nên Hợp đồng thế chấp là hợp pháp. Như vậy, yêu cầu xử lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng E trong trường hợp Công ty Q không thanh toán được nợ hoặc thanh toán không đầy đủ là có căn cứ nên được chấp nhận. Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử thấy chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, sửa một phần Bản án sơ thẩm về cách tính lãi. Về án phí: do sửa Bản án sơ thẩm nên người kháng cáo không chịu án phí phúc thẩm.* Nội dung pháp lý liên quan:- Các điều 293, 294, 307 và 308 Bộ luật tố tụng dân sự; - Các điều 122, 318, 322, 717 và 719 Bộ luật dân sự năm 2005; - Các điều 91 và 95 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; - Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án. Trên đây là bài viết của Công ty luật Legalzone về bản án số: 29/2017/KDTM-PT Ngày: 04/5/2017 V/v: Tranh chấp hợp đồng tín dụng. Mọi thắc mắc xin liên hệ Công ty luật LegalzoneHotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.