0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file630e042810fef-ptt--1-.jpg.webp

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ: 30/2020/KDTM-PT NGÀY: 12-11-2020 VỀ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÚC THẨM TẠI TOÀ ÁN NHÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Tóm tắt bản án số: 30/2020/KDTM-PT Ngày: 12-11-2020 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa công ty xây lắp B và công ty thực phẩm B1 của tòa án nhân dân cấp cao tại thành Phố Hà Nội

Ngày 12 tháng 11 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án Thụ lý số: 27/2020/TLPT-KDTM ngày 29 tháng 7 năm 2020 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa. Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 20/2020/KDTM-ST ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng bị kháng cáo, kháng nghị.

* Nội dung vụ án:

Công ty Xây lắp B là chủ sở hữu đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “Q”, số bằng: x cấp ngày y, có hiệu lực đến ngày z; Năm 2013, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã họp và ra Quyết định về việc chuyển nhượng một số tài sản của Công ty Xây lắp B cho Công ty Thực phẩm B1. Riêng đối với nhãn hiệu “Q”, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B chỉ đồng ý cho Công ty Cổ phần Thực phẩm B1 sử dụng nhãn hiệu trong một thời hạn nhất định. Đồng thời, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã quyết định giao cho ông Bùi Văn C1 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B chịu trách nhiệm ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu “Q” với Công ty Thực phẩm B1; ông Bùi Văn C1 được quyền quyết định về thời hạn và mức phí Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho Công ty Thực phẩm B1. Tháng 8/2018, sau khi Hội đồng quản trị của Công ty Xây lắp B được triệu tập họp về việc kiểm kê tài sản của Công ty thì Công ty Xây lắp B mới biết được việc ông Bùi Văn C ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trái thẩm quyền. 

Ngày 27/9/2013, Công ty Thực phẩm B1 đã nộp đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số C vào ngày a, Công ty Thực phẩm B1 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số b/ĐKHĐSH. 

Việc ông Bùi Văn C không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty Xây lắp B cũng không được sự ủy quyền hay được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã tự ý ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” với giá chuyển nhượng miễn phí cho Công ty Thực phẩm B1 là trái quy định của Luật Doanh nghiệp và vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. 

Do đó, căn cứ khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” cho Công ty Thực phẩm B1 ký ngày c là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. 

Với những căn cứ nêu trên nguyên đơn yêu cầu khởi kiện đề nghị Tòa án: Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” giữa Công ty Xây lắp B và Công ty Thực phẩm B1 ngày c vô hiệu và tuyên hủy Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số b/ĐKHĐSH ngày a của Cục Sở hữu trí tuệ. Công ty Xây lắp B không yêu cầu 3 giải quyết hậu quả của Hợp đồng vô hiệu. 

* Nhận định của tòa án:

Hội đồng xét thấy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số: d ngày c có nội dung giao kết không vi phạm điều cấm; phù hợp với chủ trương của Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B; người được ủy quyền ký kết và đại diện pháp luật của Công ty đã biết, đã chấp thuận, không phản đối trong thời gian dài. Tại phiên tòa hôm nay hai bên đều xác nhận thực tế bị đơn là bên nhận chuyển nhượng cũng đã sử dụng công khai, phổ biến, rộng rãi nhãn hiệu “Q” đối tượng chuyển nhượng của Hợp đồng này trên các sản phẩm của mình, biển hiệu và chương trình quảng cáo mà bên chuyển nhượng không phản đối trong thời gian dài nhiều năm. Mặt khác, tại phiên tòa ông C thừa nhận việc ký hợp đồng là tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối, hợp đồng được ký tại văn phòng Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B. Hợp đồng chuyển nhượng ngoài chữ ký của Giám đốc còn được đóng dấu của Công ty. Nên xác định là người có thẩm quyền của Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B biết và chấp thuận mà không phản đối việc ký kết hợp đồng này. Sau khi đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam việc chuyển giao này được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký (ngày a), tuy nhiên phía nguyên đơn không hề có đơn khiếu nại hay phản đối. Do đó, ý kiến của Nguyên đơn cho rằng không biết có việc chuyển nhượng là không có căn cứ. Do vậy, Hợp đồng này đã phát sinh hiệu lực kể từ ngày đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP). Đến ngày 21/6/2019, Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B mới khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là đã quá thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Hợp đồng này vi phạm điều cấm của pháp luật nên chấp thuận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không đúng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ để chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

  Xét kháng cáo của bị đơn: Do Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn cứ và Hợp đồng d ngày c chuyển nhượng quyền quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu “Q” của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây lắp B cho Công ty Cổ phần Thực phẩm B1 đã hết thời hiệu khởi kiện. Quan điểm của bị đơn tại phiên tòa phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chấp nhận kháng nghị của Viện 11 trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội cần được chấp nhận là phù hợp. Về án phí: Do kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội được chấp nhận và vụ án được đình chỉ giải quyết nên các đương sự không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm; Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

* Quy định pháp luật liên quan:

khoản 2 Điều 30, Điều 37, Điều 39, Điều 200, Điều 266, Điều 267, Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự;

điểm c khoản 1 Đỉều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015

Căn cứ Điều 122, Điều 128, Điều 137, Điều 145 Bộ luật Dân sự nãm 2005

Căn cứ Điều 138, Điều 139, Điều 140, Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã sửa đổi năm 2009;

Căn cứ Điều 25, Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án

 

 

Trên đây là bài viết của Công ty luật Legalzone về bản án số: 30/2020/KDTM-PT Ngày: 12-11-2020 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

 

 

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
696 ngày trước
TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ: 30/2020/KDTM-PT NGÀY: 12-11-2020 VỀ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÚC THẨM TẠI TOÀ ÁN NHÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Tóm tắt bản án số: 30/2020/KDTM-PT Ngày: 12-11-2020 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa công ty xây lắp B và công ty thực phẩm B1 của tòa án nhân dân cấp cao tại thành Phố Hà NộiNgày 12 tháng 11 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án Thụ lý số: 27/2020/TLPT-KDTM ngày 29 tháng 7 năm 2020 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa. Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 20/2020/KDTM-ST ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng bị kháng cáo, kháng nghị.* Nội dung vụ án:Công ty Xây lắp B là chủ sở hữu đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “Q”, số bằng: x cấp ngày y, có hiệu lực đến ngày z; Năm 2013, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã họp và ra Quyết định về việc chuyển nhượng một số tài sản của Công ty Xây lắp B cho Công ty Thực phẩm B1. Riêng đối với nhãn hiệu “Q”, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B chỉ đồng ý cho Công ty Cổ phần Thực phẩm B1 sử dụng nhãn hiệu trong một thời hạn nhất định. Đồng thời, Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã quyết định giao cho ông Bùi Văn C1 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B chịu trách nhiệm ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu “Q” với Công ty Thực phẩm B1; ông Bùi Văn C1 được quyền quyết định về thời hạn và mức phí Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho Công ty Thực phẩm B1. Tháng 8/2018, sau khi Hội đồng quản trị của Công ty Xây lắp B được triệu tập họp về việc kiểm kê tài sản của Công ty thì Công ty Xây lắp B mới biết được việc ông Bùi Văn C ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trái thẩm quyền. Ngày 27/9/2013, Công ty Thực phẩm B1 đã nộp đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số C vào ngày a, Công ty Thực phẩm B1 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số b/ĐKHĐSH. Việc ông Bùi Văn C không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty Xây lắp B cũng không được sự ủy quyền hay được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp B đã tự ý ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” với giá chuyển nhượng miễn phí cho Công ty Thực phẩm B1 là trái quy định của Luật Doanh nghiệp và vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Do đó, căn cứ khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” cho Công ty Thực phẩm B1 ký ngày c là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Với những căn cứ nêu trên nguyên đơn yêu cầu khởi kiện đề nghị Tòa án: Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu “Q” giữa Công ty Xây lắp B và Công ty Thực phẩm B1 ngày c vô hiệu và tuyên hủy Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số b/ĐKHĐSH ngày a của Cục Sở hữu trí tuệ. Công ty Xây lắp B không yêu cầu 3 giải quyết hậu quả của Hợp đồng vô hiệu. * Nhận định của tòa án:Hội đồng xét thấy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp số: d ngày c có nội dung giao kết không vi phạm điều cấm; phù hợp với chủ trương của Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B; người được ủy quyền ký kết và đại diện pháp luật của Công ty đã biết, đã chấp thuận, không phản đối trong thời gian dài. Tại phiên tòa hôm nay hai bên đều xác nhận thực tế bị đơn là bên nhận chuyển nhượng cũng đã sử dụng công khai, phổ biến, rộng rãi nhãn hiệu “Q” đối tượng chuyển nhượng của Hợp đồng này trên các sản phẩm của mình, biển hiệu và chương trình quảng cáo mà bên chuyển nhượng không phản đối trong thời gian dài nhiều năm. Mặt khác, tại phiên tòa ông C thừa nhận việc ký hợp đồng là tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối, hợp đồng được ký tại văn phòng Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B. Hợp đồng chuyển nhượng ngoài chữ ký của Giám đốc còn được đóng dấu của Công ty. Nên xác định là người có thẩm quyền của Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B biết và chấp thuận mà không phản đối việc ký kết hợp đồng này. Sau khi đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam việc chuyển giao này được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký (ngày a), tuy nhiên phía nguyên đơn không hề có đơn khiếu nại hay phản đối. Do đó, ý kiến của Nguyên đơn cho rằng không biết có việc chuyển nhượng là không có căn cứ. Do vậy, Hợp đồng này đã phát sinh hiệu lực kể từ ngày đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP). Đến ngày 21/6/2019, Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây lắp B mới khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là đã quá thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Hợp đồng này vi phạm điều cấm của pháp luật nên chấp thuận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không đúng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ để chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.  Xét kháng cáo của bị đơn: Do Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn cứ và Hợp đồng d ngày c chuyển nhượng quyền quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu “Q” của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây lắp B cho Công ty Cổ phần Thực phẩm B1 đã hết thời hiệu khởi kiện. Quan điểm của bị đơn tại phiên tòa phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chấp nhận kháng nghị của Viện 11 trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội cần được chấp nhận là phù hợp. Về án phí: Do kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội được chấp nhận và vụ án được đình chỉ giải quyết nên các đương sự không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm; Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.* Quy định pháp luật liên quan:khoản 2 Điều 30, Điều 37, Điều 39, Điều 200, Điều 266, Điều 267, Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự;điểm c khoản 1 Đỉều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015Căn cứ Điều 122, Điều 128, Điều 137, Điều 145 Bộ luật Dân sự nãm 2005Căn cứ Điều 138, Điều 139, Điều 140, Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã sửa đổi năm 2009;Căn cứ Điều 25, Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án  Trên đây là bài viết của Công ty luật Legalzone về bản án số: 30/2020/KDTM-PT Ngày: 12-11-2020 Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.