0888889366
timeline_post_file60d2a8b3999cc-doanh-nghiep-tu-nhan-khong-co-tu-cach-phap-nhann-266x266.png.webp

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Mọi người thường nghĩ mặc định đã là doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân. Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, thì chỉ duy nhất doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư các pháp nhân. Đây cũng là điểm đặc thù của doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, bài viết này Legalzone sẽ giúp bạn hiểu được tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Pháp nhân là gì?

Theo quy định tại điều 74 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Để lý giải tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân thì cần phải đối chiếu những điều kiện trên so với đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại luật doanh nghiệp 2020.

Xét về điều kiện thành lập

Doanh nghiệp tư nhân được cá nhân thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Xét về điều kiện cơ cấu tổ chức

Ở điều kiện này, tùy thuộc vào sự tổ chức sắp xếp của chủ sở hữu mà doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức hay phòng ban rõ ràng hay không. Dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp điều 188 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. So với công ty TNHH hay công ty Cổ phần thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân thực sự không rõ ràng, được tổ chức theo ý muốn của chủ sở hữu. Cho nên về điều  kiện này, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng.

Xét về tài sản độc lập

Theo quy định tại điều 188 Luật doanh nghiệp 2020:

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa với việc vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể coi là tài sản cá nhân.

Xét về tính độc lập trong các quan hệ pháp luật

Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không có quyền được tự đại diện doanh nghiệp của họ để tham gia với tư cách độc lập mà chỉ có quyền đại diện tham gia với tư cách là chủ của doanh nghiệp tư nhân đó.

Cụ thể khoản 3 điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, là nguyên đơn hoặc bị nguyên đơn hay là người có quyền, có liên quan tới nghĩa vụ trước Trọng tài hoặc Tòa án của các tranh chấp liên quan có trong doanh nghiệp.

Từ các phân tích trên chúng ta thấy:

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập tài sản với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
  • Trong quan hệ tố tụng Tòa án và Trọng tài: Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.

Như vậy, trên đây là nội dung tư vấn của Legalzone về vấn đề Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Bùi Lan
1010 ngày trước
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Mọi người thường nghĩ mặc định đã là doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân. Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, thì chỉ duy nhất doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư các pháp nhân. Đây cũng là điểm đặc thù của doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, bài viết này Legalzone sẽ giúp bạn hiểu được tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.Pháp nhân là gì?Theo quy định tại điều 74 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?Để lý giải tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân thì cần phải đối chiếu những điều kiện trên so với đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại luật doanh nghiệp 2020.Xét về điều kiện thành lậpDoanh nghiệp tư nhân được cá nhân thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.Xét về điều kiện cơ cấu tổ chứcỞ điều kiện này, tùy thuộc vào sự tổ chức sắp xếp của chủ sở hữu mà doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức hay phòng ban rõ ràng hay không. Dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp điều 188 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. So với công ty TNHH hay công ty Cổ phần thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân thực sự không rõ ràng, được tổ chức theo ý muốn của chủ sở hữu. Cho nên về điều  kiện này, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng.Xét về tài sản độc lậpTheo quy định tại điều 188 Luật doanh nghiệp 2020:Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa với việc vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể coi là tài sản cá nhân.Xét về tính độc lập trong các quan hệ pháp luậtTrong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không có quyền được tự đại diện doanh nghiệp của họ để tham gia với tư cách độc lập mà chỉ có quyền đại diện tham gia với tư cách là chủ của doanh nghiệp tư nhân đó.Cụ thể khoản 3 điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, là nguyên đơn hoặc bị nguyên đơn hay là người có quyền, có liên quan tới nghĩa vụ trước Trọng tài hoặc Tòa án của các tranh chấp liên quan có trong doanh nghiệp.Từ các phân tích trên chúng ta thấy:Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập tài sản với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhânTrong quan hệ tố tụng Tòa án và Trọng tài: Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.Như vậy, trên đây là nội dung tư vấn của Legalzone về vấn đề Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.