Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Luật sư hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp muốn thu hồi khoản nợ mà đối tác vay mượn, nợ tiền hàng, nợ tiền cung ứng dịch vụ sau khi sử dụng nhiều cách nhưng con nợ vẫn chai ì, không chịu thanh toán nợ thì bạn có thể thuê Luật sư để tiến hành khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu con nợ trả nợ. Vậy trình tự, thủ tục khởi kiện đòi nợ đối với doanh nghiệp như thế nào? Legalzone tư vấn và hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:
Tư vấn quy định về tiền, tài sản vay theo bộ luật dân sự
Theo quy định tại (Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015), hợp đồng vay tài sản (tiền) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tư vấn quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
[caption id="attachment_25970" align="aligncenter" width="601"]
thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp[/caption]
Một số quy định của Pháp luật hiện hành về lãi suất như sau:
- Không ít các trường hợp vay tiền mà không có khả năng chi trả, lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chồng chất nợ, thậm chí nhiều trường hợp người vay còn không biết mức lãi suất mà mình phải trả có vi phạm pháp luật hay không hoặc không biết cách xác định lãi trước khi vay. Do đó, pháp luật đã có quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.
- Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Mặt khác, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định.
- Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì Luật các tổ chức tín dụng 2010 được coi là luật khác có liên quan cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng vay. Việc thực hiện lãi suất cho vay theo thỏa thuận không chỉ căn cứ vào khoản 2 điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 mà còn phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
- Thứ nhất, đối với hợp đồng vay không có lãi.
+ Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
+ Như vậy, đối với hợp đồng vay không có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất là 10% số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.
- Thứ hai, đối với hợp đồng vay có lãi.
Khi đến hạn, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi suất được xác định như sau:
+ Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 ( 20%/năm) tương ứng với thời hạn vay.
+ Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
+ Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay, theo hợp đồng tương ứng với thời điểm chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thủ tục kiện đòi nợ
[caption id="attachment_25898" align="aligncenter" width="550"]
thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp[/caption]
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp gồm:
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng vay và các tài liệu khác
- Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu.
- Các tài liệu liên quan khác.
Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.
Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14.
Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hiệu khởi kiện
Tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Tiến trình thụ lý vụ kiện gồm:
- Xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
Thời gian giải quyết vụ án sơ thẩm:
Từ 4-6 tháng
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.