0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
banner
avatar

Vũ Dương Trà My

Điểm thưởng: 0
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

1 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

2 người
Xem tất cả
avatar
Vũ Dương Trà My
1189 ngày trước
Bài viết
Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam
Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt NamĐể thành lập doanh nghiệp chế xuất cần nhiều điều kiện hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Vậy thì điều kiện cần và đủ để thành lập doanh nghiệp chế xuất là gì sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.Doanh nghiệp chế xuất là gì ?[caption id="attachment_25989" align="aligncenter" width="603"] Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất[/caption]Chúng ta thường biết doanh nghiệp chế xuất qua từ tiếng anh viết tắt là Doanh nghiệp EPE (Tên đầy đủ tiếng anh là Export Proccessing Enterprise ) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất. Hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp EPE không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài. Theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuấtTheo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý các khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu.Hàng hóa sản xuất dều phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.Chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất. Hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.Doanh nghiệp chế xuất phải đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.Phải có văn bản đồng ý của hải quan chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.Theo Khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất. Gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.Theo Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Thì khu chế xuất thuộc địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư, cụ thể là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất[caption id="attachment_26049" align="aligncenter" width="606"] Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất[/caption]Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà khẳng định rằng, chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp riêng. Mà chỉ là tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là loại hình doanh nghiệp chuyển sản xuất để xuất khẩu.Do vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, khi tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Bạn cần tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà bạn đang có nhu cầu. Ví dụ: thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hay thủ tục thành lập công ty cổ phần ….Điểm khác biệt cơ bản, là doanh nghiệp chế xuất luôn có địa chỉ đặt trong khu chế xuất hoặc khu kinh tế. Hoặc khu vực đặc biệt khác mà pháp luật cho phép. Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế.Dưới đây là thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cơ bản gồm các bước như sau :Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnhTrường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưTrong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpSau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệpDoanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: (i) Ngành, nghề kinh doanh; (ii) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệpSau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.Bước 06: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc giaThành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam được hưởng ưu đãi gì? Ưu đãi dành cho doanh nghiệp EPE được chúng tôi liệt kê các mục dưới đây:Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Thì Doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới từ ngày 1/1/2016).Bên cạnh đó, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm đầu tiên. Và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo. Trừ trường hợp Doanh nghiệp chế xuất tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt. Đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.Ưu đãi tiền sử dụng đất:Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Thì dự án đầu tư của Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.Ưu đãi thuế xuất nhập khẩuTheo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũng như Luật thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu 2016 thì quan hệ mua bán giữa khu chế xuất với nước ngoài sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Ngoài ra, các Doanh nghiệp chế xuất còn có thể được hưởng các ưu đãi tùy theo chính sách riêng của mỗi tỉnh, thành phố.
avatar
Vũ Dương Trà My
1189 ngày trước
Bài viết
Đăng ký doanh nghiệp là gì?
Đăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệpĐăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp như thế nào? Đây là các câu hỏi phổ biến khi thương nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.Đăng ký doanh nghiệp là gìĐăng ký doanh nghiệp là gì?Đăng ký doanh nghiêp là gì? Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến ​​thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến ​​thay đổi trong thông tin về việc đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại quốc gia cơ sở dữ liệu về việc đăng ký doanh nghiệp.Quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệpQuyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 01/2020/NĐ-CP như sau:Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện công việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Nghiêm cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác phức tạp đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc đăng ký doanh nghiệp.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ban nhân sự cấp không thể ban hành các quy định về việc đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định về việc đăng ký doanh nghiệp làm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ban nhân dân các cấp ban hành còn lại với quy định tại Nội dung này hết hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định này có hiệu lực lực ”.Theo quy định này thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thành lập mà phải tuân theo quy định của pháp luật, một số trường hợp không được thành lập doanh nghiệp (khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020) và chủ thể là tổ chức chỉ được thành lập một số loại hình doanh nghiệp nhất định.Ngoài ra, việc đăng ký doanh nghiệp còn là nghĩa vụ của người thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp.Thủ tục đăng ký doanh nghiệp Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệpNgười thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ sẽ có những tài liệu khác nhau. Tuy nhiên hồ sơ cơ bản gồm:Giấy đề nghị đăng ký kinh doanhĐiều lệ công tyDanh sách cổ đông, thành viên sáng lậpCác giấy tờ chứng thực cá nhân, tổ chức sáng lậpBước 2: Tiếp nhận và trả kết quảCơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận ĐKKD.Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký kinh doanh là cần thiết. Một chủ thể kinh doanh khi mà họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng  một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp. Quý khách hàng khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy đừng chần chừ, chậm trễ cơ hội làm giàu mà hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được hướng dẫn, giải đáp tần tần tật các vấn đề liên quan và cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất:
avatar
Vũ Dương Trà My
1190 ngày trước
Bài viết
Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ như thế nào ?
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó. Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình, do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh này nên việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có những sự khác biệt và những điều kiện riêng tất yếu.Do đó, qua bài viết này Legalzone sẽ cung cấp cho quý khách quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ để quý khách giải quyết được các vấn đề về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp mình một cách hoàn chỉnh và hiệu quả nhất.Căn cứ pháp lý:Luật khoa học và công nghệ 2013Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ.Đối tượng nào được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ?[caption id="attachment_25247" align="aligncenter" width="512"]Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghiệp[/caption]Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệĐiều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 13/2019/NĐ-CPDoanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp:Có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.Có năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết (quy định tại mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) để triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên: có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.Việc xác định tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN của doanh nghiệp hàng năm để thực hiện việc quản lý, rà soát, bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm: không cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm những gì?Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.Đối với kết quả KH&CN là tài sản được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước theo quy định của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp cần có Quyết định giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp sau khi được cấp bị hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN quy định tại Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN như thế nào?Bước 1:Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền.Bước 2:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.Bước 3Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.Trường hợp Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.Trên đây là nội dung tư vấn của Legalzone về thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, nếu khách hàng có thắc mắc hay vấn đề gì chưa rõ, vui lòng liên hệ Legalzone để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
avatar
Vũ Dương Trà My
1190 ngày trước
Bài viết
Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Luật sư hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp muốn thu hồi khoản nợ mà đối tác vay mượn, nợ tiền hàng, nợ tiền cung ứng dịch vụ sau khi sử dụng nhiều cách nhưng con nợ vẫn chai ì, không chịu thanh toán nợ thì bạn có thể thuê Luật sư để tiến hành khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu con nợ trả nợ. Vậy trình tự, thủ tục khởi kiện đòi nợ đối với doanh nghiệp như thế nào? Legalzone tư vấn và hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:Tư vấn quy định về tiền, tài sản vay theo bộ luật dân sựTheo quy định tại (Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015), hợp đồng vay tài sản (tiền) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Tư vấn quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản[caption id="attachment_25970" align="aligncenter" width="601"] thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp[/caption]Một số quy định của Pháp luật hiện hành về lãi suất như sau:Không ít các trường hợp vay tiền mà không có khả năng chi trả, lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chồng chất nợ, thậm chí nhiều trường hợp người vay còn không biết mức lãi suất mà mình phải trả có vi phạm pháp luật hay không hoặc không biết cách xác định lãi trước khi vay. Do đó, pháp luật đã có quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Mặt khác, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định.Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì Luật các tổ chức tín dụng 2010 được coi là luật khác có liên quan cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng vay. Việc thực hiện lãi suất cho vay theo thỏa thuận không chỉ căn cứ vào khoản 2 điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 mà còn phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:- Thứ nhất, đối với hợp đồng vay không có lãi.+ Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.+ Như vậy, đối với hợp đồng vay không có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất là 10% số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.- Thứ hai, đối với hợp đồng vay có lãi.Khi đến hạn, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi suất được xác định như sau:+ Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng  nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 ( 20%/năm) tương ứng với thời hạn vay.+ Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.+ Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay, theo hợp đồng tương ứng với thời điểm chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Thủ tục kiện đòi nợ[caption id="attachment_25898" align="aligncenter" width="550"] thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp[/caption]Hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp gồm:Đơn khởi kiệnHợp đồng vay và các tài liệu khácBản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu.Các tài liệu liên quan khác.Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14.Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.Thời hiệu khởi kiệnTại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.Tiến trình thụ lý vụ kiện gồm:Xét xử sơ thẩmXét xử phúc thẩmXem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm.Thời gian giải quyết vụ án sơ thẩm:Từ 4-6 thángTrên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
avatar
Vũ Dương Trà My
1191 ngày trước
Bài viết
Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Vay vốn ngân hàng hiện nay không còn quá xa lạ đối với cá nhân, doanh nghiệp. Các khoản vay sẽ hỗ trợ về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng, hãy cùng Legalzone tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị và những lưu ý khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhé!Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[caption id="attachment_25936" align="aligncenter" width="598"] Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[/caption]Việc đầu tiên và không kém phần quan trọng khi đăng ký vay vốn, là doanh nghiệp phải hiểu rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn.  Tùy nhu cầu của doanh nghiệp, tất cả mục đích vay vốn cần được liệt kê rõ ràng, chi tiết ví dụ như cần vốn để thu mua tài sản cố định, hay mở rộng kinh doanh, hoặc đơn giản để giải quyết vấn đề thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng hóa.Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết kèm theo những giấy tờ liên quan, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển doanh nghiệp cụ thể sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp.Một trong những điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gồm:Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpMột trong những điều đầu tiên mà các ngân hàng xem xét là uy tín của người đi vay và người bảo lãnh hoặc theo dõi lịch sử thanh toán các khoản nợ. Việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Nhìn chung danh mục hồ sơ vay vốn doanh nghiệp tại ngân hàng đều giống nhau, các loại giấy tờ chi tiết yêu cầu không có sự khác biệt. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như sau:Hồ sơ pháp lý để vay vốn ngân hàng Giấy phép thành lập công ty hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.Điều lệ công ty.Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).Giấy chứng nhận đăng ký thuế.Báo cáo tài chính của công tyMột báo cáo thông tin tín dụng thường bao gồm các nội dung như sau:Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất):Hợp đồng mua hàng, bán hàng…Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có). Phương án vay vốn ngân hàngPhương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.Kế hoạch trả nợ ngân hàng.Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy địnhBất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpHiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước có khá nhiều hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ[caption id="attachment_25927" align="aligncenter" width="603"] Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[/caption]biến như: vay tín chấp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay trả góp… Tùy theo mục đích sử dụng bạn sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân mình. Hãy cùng nhau điểm sơ qua các hình thức vay phổ biến hiện nay nhé:Vay tín chấp:Là hình thức người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp dùng uy tín của mình và sự tín nhiệm của ngân hàng để vay vốn mà không cần thế chấp tài sản. Đây là một hình thức khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lâu năm.Khi vay tín chấp, doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng, chi tiết mục đích sử dụng vốn vay vào các khoản nào.Ví dụ như: dùng để đầu tư máy móc, trang thiết bị; nâng cấp hệ thống nhà xưởng; mua tài sản, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất; tái đầu tư, đầu tư dự án mới…Kèm theo việc trình bày mục đích vay là bản kế hoạch dự toán các chi phí, lợi nhuận và kế hoạch hoàn trả gói vay. Nếu doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay ban đầu thì ngân hàng có quyền ngưng cung cấp vốn vay tín chấp.Vay thấu chi:Là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường. Doanh nghiệp vay thấu chi có đặc điểm như sau:Thấu chi qua tài khoản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chi vượt số tiền thực có trên tài khoản tiền gửi ngay cả khi tài khoản đã hết số dư.Mức lãi suất vay thấu chi thường cao hơn so với mức thông thường khoảng 1.5 lầnVay thế chấp:Đối tường ngân hàng có vay chủ yếu là các doanh nghiệp, có sự đảm bảo tài sản bằng hình thức thế chấp như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định… Ngân hàng sẽ giữ lại các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, còn quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc doanh nghiệp đó phải chuyển giao tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để tiến hành việc thanh lý trừ nợ.Có 3 cách vay vốn thế chấp ngân hàng của doanh nghiệp:Cho vay bổ sung vốn lưu độngCho vay theo dự án đầu tưCho vay thanh toán.Vay trả góp:Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp.Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpTrước khi tiến hành ký kết làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cho công ty, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:Xác định rõ điều kiện và nhu cầu thực tế của doanh nghiệpDoanh nghiệp cần căn cứ vào doanh số, doanh thu hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp để xác định số tiền vay cho hợp lí. Doanh nghiệp chắc chắn đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng theo như đúng dự kiến.Xác định vốn vay cho doanh nghiệp của mình làm sao thật cân đối. Tránh vay quá nhiều gây tồn dư vốn không sử dụng đến mà vẫn phải chịu lãi từ ngân hàng.Lãi suất cho vayDoanh nghiệp cần chú ý tới thời hạn thay đổi lãi suất.Mỗi ngân hàng sẽ áp mức lãi suất riêng đối với doanh nghiệp muốn làm hồ sơ vay vốn cho công ty. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng này cũng không đáng kể. Khi tiến hành vay vốn, ngân hàng sẽ áp lãi suất khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Càng vay thời hạn dài, lãi suất càng cao.Chọn ngân hàng và dịch vụHiện nay, mức lãi suất giữa các ngân hàng không quá chênh lệch. Công ty vay vốn ngân hàng nên lựa chọn ngân hàng có dịch vụ tốt. Nên chọn ngân hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi. Thái độ phục vụ của giao dịch viên nhiệt tình, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt …Như vây, điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không quá khó, mọi ngân hàng đều có chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, kinh doanh cho các doanh nghiệp/cá nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách tốt nhất. Quan trọng hơn cả, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy trình đăng ký khoản vay của ngân hàng, để từ đó có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng khi tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính và gia tăng cơ hội thành công.Những thông tin mà quý khách hàng có thể tìm hiểu dưới đây:Doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân hàngQuy trình vay vốn của doanh nghiệpCác hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp ?Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏHay vốn ngân hàng để kinh doanhVay vốn ngân hàng cần điều kiện gì ?Vay vốn ngân hàng cần những điều kiện gì ?Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn mùa dịcĐể hiểu rõ và nắm rõ được những mẹo, thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng  1 cách nhanh và thuận lợi, quý khách hãy liện hệ ngay với Legalzone để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
avatar
Vũ Dương Trà My
1191 ngày trước
Bài viết
Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Vay vốn ngân hàng hiện nay không còn quá xa lạ đối với cá nhân, doanh nghiệp. Các khoản vay sẽ hỗ trợ về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng, hãy cùng Legalzone tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị và những lưu ý khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhé!Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[caption id="attachment_25936" align="aligncenter" width="598"] Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[/caption]Việc đầu tiên và không kém phần quan trọng khi đăng ký vay vốn, là doanh nghiệp phải hiểu rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn.  Tùy nhu cầu của doanh nghiệp, tất cả mục đích vay vốn cần được liệt kê rõ ràng, chi tiết ví dụ như cần vốn để thu mua tài sản cố định, hay mở rộng kinh doanh, hoặc đơn giản để giải quyết vấn đề thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng hóa.Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết kèm theo những giấy tờ liên quan, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển doanh nghiệp cụ thể sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp.Một trong những điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gồm:Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpMột trong những điều đầu tiên mà các ngân hàng xem xét là uy tín của người đi vay và người bảo lãnh hoặc theo dõi lịch sử thanh toán các khoản nợ. Việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Nhìn chung danh mục hồ sơ vay vốn doanh nghiệp tại ngân hàng đều giống nhau, các loại giấy tờ chi tiết yêu cầu không có sự khác biệt. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như sau:Hồ sơ pháp lý để vay vốn ngân hàng Giấy phép thành lập công ty hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.Điều lệ công ty.Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).Giấy chứng nhận đăng ký thuế.Báo cáo tài chính của công tyMột báo cáo thông tin tín dụng thường bao gồm các nội dung như sau:Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất):Hợp đồng mua hàng, bán hàng…Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có). Phương án vay vốn ngân hàngPhương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.Kế hoạch trả nợ ngân hàng.Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy địnhBất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpHiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước có khá nhiều hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ[caption id="attachment_25927" align="aligncenter" width="603"] Thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng[/caption]biến như: vay tín chấp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay trả góp… Tùy theo mục đích sử dụng bạn sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân mình. Hãy cùng nhau điểm sơ qua các hình thức vay phổ biến hiện nay nhé:Vay tín chấp:Là hình thức người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp dùng uy tín của mình và sự tín nhiệm của ngân hàng để vay vốn mà không cần thế chấp tài sản. Đây là một hình thức khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lâu năm.Khi vay tín chấp, doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng, chi tiết mục đích sử dụng vốn vay vào các khoản nào.Ví dụ như: dùng để đầu tư máy móc, trang thiết bị; nâng cấp hệ thống nhà xưởng; mua tài sản, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất; tái đầu tư, đầu tư dự án mới…Kèm theo việc trình bày mục đích vay là bản kế hoạch dự toán các chi phí, lợi nhuận và kế hoạch hoàn trả gói vay. Nếu doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay ban đầu thì ngân hàng có quyền ngưng cung cấp vốn vay tín chấp.Vay thấu chi:Là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường. Doanh nghiệp vay thấu chi có đặc điểm như sau:Thấu chi qua tài khoản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chi vượt số tiền thực có trên tài khoản tiền gửi ngay cả khi tài khoản đã hết số dư.Mức lãi suất vay thấu chi thường cao hơn so với mức thông thường khoảng 1.5 lầnVay thế chấp:Đối tường ngân hàng có vay chủ yếu là các doanh nghiệp, có sự đảm bảo tài sản bằng hình thức thế chấp như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định… Ngân hàng sẽ giữ lại các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, còn quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc doanh nghiệp đó phải chuyển giao tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để tiến hành việc thanh lý trừ nợ.Có 3 cách vay vốn thế chấp ngân hàng của doanh nghiệp:Cho vay bổ sung vốn lưu độngCho vay theo dự án đầu tưCho vay thanh toán.Vay trả góp:Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp.Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệpTrước khi tiến hành ký kết làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cho công ty, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:Xác định rõ điều kiện và nhu cầu thực tế của doanh nghiệpDoanh nghiệp cần căn cứ vào doanh số, doanh thu hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp để xác định số tiền vay cho hợp lí. Doanh nghiệp chắc chắn đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng theo như đúng dự kiến.Xác định vốn vay cho doanh nghiệp của mình làm sao thật cân đối. Tránh vay quá nhiều gây tồn dư vốn không sử dụng đến mà vẫn phải chịu lãi từ ngân hàng.Lãi suất cho vayDoanh nghiệp cần chú ý tới thời hạn thay đổi lãi suất.Mỗi ngân hàng sẽ áp mức lãi suất riêng đối với doanh nghiệp muốn làm hồ sơ vay vốn cho công ty. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng này cũng không đáng kể. Khi tiến hành vay vốn, ngân hàng sẽ áp lãi suất khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Càng vay thời hạn dài, lãi suất càng cao.Chọn ngân hàng và dịch vụHiện nay, mức lãi suất giữa các ngân hàng không quá chênh lệch. Công ty vay vốn ngân hàng nên lựa chọn ngân hàng có dịch vụ tốt. Nên chọn ngân hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi. Thái độ phục vụ của giao dịch viên nhiệt tình, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt …Như vây, điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không quá khó, mọi ngân hàng đều có chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, kinh doanh cho các doanh nghiệp/cá nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách tốt nhất. Quan trọng hơn cả, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy trình đăng ký khoản vay của ngân hàng, để từ đó có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng khi tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính và gia tăng cơ hội thành công.Những thông tin mà quý khách hàng có thể tìm hiểu dưới đây:Doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân hàngQuy trình vay vốn của doanh nghiệpCác hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp ?Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏHay vốn ngân hàng để kinh doanhVay vốn ngân hàng cần điều kiện gì ?Vay vốn ngân hàng cần những điều kiện gì ?Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn mùa dịcĐể hiểu rõ và nắm rõ được những mẹo, thủ tục doanh nghiệp vay vốn ngân hàng  1 cách nhanh và thuận lợi, quý khách hãy liện hệ ngay với Legalzone để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
avatar
Vũ Dương Trà My
1191 ngày trước
Bài viết
Thủ tục Thành lập doanh nghiệp xã hội 2021 như thế nào?
Doanh nghiệp xã hội đang hiện đang là một trong những loại hình doanh nghiệp ngày càng phát triển tại Việt Nam. Khác với những loại hình doanh nghiệp, công ty khác, Doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục tiêu chính là hướng đến cộng đồng và lợi ích chung cho toàn xã hội.Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội 2021 được thực hiện như thế nào? Các điều kiện để thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng được những quy định nào? Với những câu hỏi nêu trên, Legalzone sẽ trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây.Khái niệm doanh nghiệp xã hội?Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành. Đây là loại hình doanh nghiệp thành lập với mục đích vì cộng đồng, vì xã hội và trong quá trình hoạt động doanh nghiệp này sẽ trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của mình để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.Hiện nay, doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới các hình thức cơ bản như sau:+ Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuậnVí dụ các doanh nghiệp thành lập theo các tổ chức, nhóm tình nguyện, người chung sống với HIV/AIDS…+ Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận+ Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuậnĐiều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội[caption id="attachment_25926" align="aligncenter" width="604"] Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội năm 2021[/caption]Trước khi muốn thực hiện Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội thì Doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đáp ứng được những điều kiện về:– Là doanh nghiệp phải đăng ký theo quy định của pháp luật về Luật doanh nghiệp.– Mục tiêu hoạt động của Doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội, vấn đề của môi trường và Doanh nghiệp luôn hướng đến lợi ích cộng đồng;–  Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hằng năm dùng để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu lớn về xã hội, cộng đồng môi trường như đã đăng ký từ khi thành lập.Như vậy, bản chất của mô hình doanh nghiệp xã hội chủ yếu hướng đến mục tiêu lợi ích vì xã hội, hướng đến vì cộng đồng nên khi thực hiện thành lập cơ quan có thẩm quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan với những doanh nghiệp này.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hộiTùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà Khách hàng muốn thành lập là công ty Cổ phần hay Thành lập Công ty TNHH, …thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau để phù hợp với quy định của pháp luật.Tương tự như vậy với mô hình doanh nghiệp xã hội thì Luật doanh nghiệp cũng yêu cầu chủ sở hữu, người thành lập doanh nghiệp khi đăng ký cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội theo mẫu sẵn;– Điều lệ của doanh nghiệp xã hội, điều lệ yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập;– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc doanh sách cổ đông của công ty với trường hợp thành lập là công ty cổ phần;– Giấy ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thay mặt thực hiện các thủ tục liên quan và tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.– Bản sao căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực không qua 6 tháng của các thành viên tham gia góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.– Bản Cam kết của Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT.Các bước thành lập doanh nghiệp xã hội[caption id="attachment_25775" align="aligncenter" width="600"] Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội năm 2021[/caption]Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội Khách hàng có thể tiến hành theo các bước hướng dẫn của Luật Hoàng Phi để việc đăng ký trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.Bước 1:Doanh nghiệp đặt tên, song doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo 02 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng (bao gồm cụm từ “xã hội”)Với cách đặt tên của doanh nghiệp thì cũng tương tự như cách đặt tên của các loại hình doanh nghiệp thông thường như không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước…Bước 2:Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng kýBước 3:Người thành lập, chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chínhBước 4:Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp. Theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo đúng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện cập nhật Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản, trong văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.Dưới đây là những thông tin mà Legalzone muốn gửi đến Khách hàng trong việc đi tìm hiểu các quy định thành lập công ty nói chung và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội nói riêng. Khi tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có điều gì thắc mắc xin liên hệ để được tư vấn viên hỗ trợ nhanh nhất.
avatar
Vũ Dương Trà My
1314 ngày trước
Bài viết
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu.
phân biệt thương hiệu và nhãn hiệuBy Quỳnh Anh Shyn | Sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu | 0 comment | 30 Tháng Ba, 2021 | 0Ngày nay có rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm ” thương hiệu” và “nhãn hiệu“. Bởi lẽ sự phân biệt giữa hai khái niệm này còn hết sức mờ nhạt.Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này để gạt bỏ đi những quan niệm sai lầm, việc phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội, đối với nhà sản xuất và đối với người tiêu dùngMời bạn đọc theo dõi bài viết Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dưới đây của Legalzone để biết thêm chi tiết:Nội dung chính bài viếtCăn cứ pháp lýNhãn hiệu là gì?Thương hiệu là gì?Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệuCăn cứ pháp lýLuật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009Nhãn hiệu là gì?      Theo quy định tại khoản 6 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì khái niệm nhãn hiệu được quy định như sau:Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.       Như vậy, nhãn hiệu là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệuDấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.Thương hiệu là gì?      Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.Không giống với nhãn hiệu, thương hiệu được hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng và được hình thành dựa trên một quá trình tích lũy các đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ và uy tín của doanh nghiệpKhi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng,chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệuPhân biệt thương hiệu và nhãn hiệuNhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vì vậy, để phân biệt cụ thể hai khái niệm này phải dựa vào các tiêu chí sau:Tiêu chíNhãn hiệuThương hiệuPháp lýNhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệThương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệHình thức tồn tạiLà từ ngữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhauLà những đặc điểm điểm được hình thành trong tâm trí người tiêu dùngGiá trịSau khi được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản và có thể được định giá dễ dàngViệc định giá khó khăn vì thương hiệu gắn liền với uy tín, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.Thời gian tồn tạiCó thời hạnTồn tại lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng  Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
avatar
Vũ Dương Trà My
1314 ngày trước
Bài viết
bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng By Quỳnh Anh Shyn | Chưa được phân loại, Sở hữu trí tuệ | 0 comment | 16
Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụngBy Quỳnh Anh Shyn | Chưa được phân loại, Sở hữu trí tuệ | 0 comment | 16 Tháng Tư, 2021 | 0Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền như thế nào? Dưới đây là bài viết của Legalzone về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký theo quy định mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo.Nội dung chính bài viếtTác phẩm mỹ thuật ?Tác phẩm mỹ thuật ứng dụngQuyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụngTrình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụngHồ sơ đăng ký.Nơi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.Thời hạn nhận kết quả sau khi nộp hồ sơ.Tác phẩm mỹ thuật ?Mỗi một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng giống như các tác phẩm mỹ thuật khác. Đều được xác định là một sản phẩm nghệ thuật, mang theo phong cách, sự sáng tạo. Và là sự thể hiện dấu ấn và tài năng của mỗi tác giả – người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm. Tuy nhiên, các tác phẩm mỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thực tế. Việc bảo vệ quyền tác giả, và các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng được chú trọng hơn. Vậy việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thực hiện như thế nào? Trong phạm vi bài viết Legalzone  sẽ giả đáp vấn đề này.Tác phẩm mỹ thuật ứng dụngĐể xác định các thủ tục để đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm này cần căn cứ vào:Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Sau đây gọi là Luật SHTT)Nghị định 22/2018/NĐ-CP.Cụ thể:Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu là những tác phẩm được thể hiện thông qua tổng hợp các đường nét, hình khối, và màu sắc, bố cục gắn liền với những tính năng hữu ích. Đây không phải là những tác phẩm nghệ thuật đơn thuần. Mà là những tác phẩm mỹ thuật có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích. Là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn thông qua quá trình sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường thấy trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm hoặc thiết kế nội thất và lĩnh vực trang trí đơn thuần.Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụngBản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay còn được xác định là quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Là khái niệm không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản của pháp luật hiện hành. Dựa trên khái niệm chung về quyền tác giả, về bản quyền, có thể hiểu:Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là quyền hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm mỹ thuật ứng dụng do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu, phát sinh khi sản phẩm này được sáng tạo và định hình dưới một hình thức nhất định.Trình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụngViệc đăng ký bản quyền cho tác phẩm này là thủ tục mà trong đó một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tác giả sau khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này đã hoàn tất thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền, đăng ký quyền tác giả đối với này lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.Trong đó, thủ tục đăng ký bản quyền được thực hiện như sau:Hồ sơ đăng ký.Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền gồm những loại giấy tờ sau:– Tờ khai đăng ký bản quyền (tờ khai đăng ký quyền tác giả – có mẫu).+Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên.+Trong nội dung tờ khai thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn+Phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký:Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm,Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký.+Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.+Tờ khai được thực hiện theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.– Bản sao tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản).– Giấy ủy quyền, hoặc hợp đồng ủy quyền (Nếu có).– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả).– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có đồng chủ sở hữu)– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả.– Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.Nội dung những giấy tờ, tài liệu nêu trên trừ bản sao tác phẩm thì đều phải thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo quy định.Nơi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.Nơi nộp hồ sơ được xác định là Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch). Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan này. Hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy ủy quyền hợp lệ.Thời hạn nhận kết quả sau khi nộp hồ sơ.Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu tác phẩm này hoàn toàn đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ bản quyền tác giả.Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ. Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.Như vậy, cũng như các loại hình tác phẩm nghệ thuật khác, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng cần được bảo hộ về bản quyền, quyền tác giả. Mặc dù thủ tục đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc để phát sinh quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, đây là thủ tục cần thiết để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có được sự công nhận và bảo hộ hợp pháp từ pháp luật. Nhất là trong tình hình cạnh tranh, tranh chấp về bản quyền như hiện nay.Trên đây là bài viết về Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ
Xem thêm