0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file614942c3b2c98-z2740083854414_9fb6bf8a018cb94dc12bcfaa8fffdd77.jpg.webp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021

Với tình hình dịch bệnh Covid hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, tạm dừng hoạt động kinh doanh. Vậy Luật doanh nghiệp 2020 và Luật phá sản 2014 có quy định như thế nào ? Công ty Legalzone xin gửi quý vị  bài viết về chủ đề Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021 : 

Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021

Trình tự thủ tục

Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:

thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

– Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

– Thanh lý tài sản phá sản;

– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Trên đây, là bài viết của Công ty Legalzone. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0888889366 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo các thủ tục pháp luật khác trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi hoàn toàn miễn phí.

 

avatar
Bùi Lan
948 ngày trước
Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021
Với tình hình dịch bệnh Covid hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, tạm dừng hoạt động kinh doanh. Vậy Luật doanh nghiệp 2020 và Luật phá sản 2014 có quy định như thế nào ? Công ty Legalzone xin gửi quý vị  bài viết về chủ đề Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021 : Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021Trình tự thủ tụcThủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnChỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Bước 2: Tòa án nhận đơnSau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.Bước 3: Tòa án thụ lý đơnTòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).Bước 4: Mở thủ tục phá sảnQuyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…Bước 5: Hội nghị chủ nợTriệu tập Hội nghị chủ nợ:+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;– Đề nghị tuyên bố phá sản.Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sảnTrường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản– Thanh lý tài sản phá sản;– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.Trên đây, là bài viết của Công ty Legalzone. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0888889366 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo các thủ tục pháp luật khác trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi hoàn toàn miễn phí.