0888889366
timeline_post_file60bd95beae5f0-dau-tu.jpg.webp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư mới

Thành lập công ty có vốn nước ngoài như thế nào? Cùng tìm hiểu thủ tục đầu tư, Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam. Say đây, Legalzone xin gửi đến bạn đọc quy định của pháp luật về thành lập Doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Phương thức thành lập doanh nghiệp công ty vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi doanh nghiệp FDI được thành theo một trong hai phương thức:

  • Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.

Nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn nước ngoài chiếm từ 1% đến 100%

Để đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập, các nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập theo các bước sau:

Bước 1: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam

Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.

Ưu điểm của phương thức: Minh bạch, rõ ràng về tài chính, quyền lợi của các nhà đầu tư ngay từ ban đầu

*  Nhược điểm:

– Cần nhiều thời gian xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh cần thiết khác so với hình thức “Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam sẵn có”

– Không tận dụng được phần nhà xưởng, công nhân,… sẵn có của doanh nghiệp đã được thành lập.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đã có, các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm hoặc cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.

Bước 2: Nếu có một hoặc một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.

Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài cần Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần/góp vốn.

*   Ưu điểm của phương thức:

   Cần ít thời gian hơn so với hình thức “Thành lập mới pháp nhân

–    Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường, giấy phép đáp ứng điều kiện kinh doanh.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

*   Nhược điểm: Nhà đầu tư Việt Nam phải tự mình bỏ trước toàn bộ chi phí để lo các thủ tục, triển khai một phần dự án, trong khi có thể gặp rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài phá bỏ dự định hợp tác.

thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty vốn nước ngoài

Những trường hợp hạn chế sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 20 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại hai điểm trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Với hạn chế này, để định hướng chiến lược trong quản trị, điều hành, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam đang mà mình dự định góp vốn, mua cổ phần, vốn góp có thuộc trường hợp bị hạn chế không và khi muốn huy động vốn cho doanh nghiệp mình thành lập, tham gia thành lập trên thị trường chứng khoán.

Trên đây là nội dung tư vấn Legalzone gửi tới Quý khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể tham khảo các thủ tục tại trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi. 

Bùi Lan
1025 ngày trước
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư mới
Thành lập công ty có vốn nước ngoài như thế nào? Cùng tìm hiểu thủ tục đầu tư, Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam. Say đây, Legalzone xin gửi đến bạn đọc quy định của pháp luật về thành lập Doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài.Phương thức thành lập doanh nghiệp công ty vốn đầu tư nước ngoài (FDI)Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi doanh nghiệp FDI được thành theo một trong hai phương thức:Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.Nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn nước ngoài chiếm từ 1% đến 100%Để đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập, các nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập theo các bước sau:Bước 1: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiTiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt NamMở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.*  Ưu điểm của phương thức: Minh bạch, rõ ràng về tài chính, quyền lợi của các nhà đầu tư ngay từ ban đầu*  Nhược điểm:– Cần nhiều thời gian xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh cần thiết khác so với hình thức “Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam sẵn có”– Không tận dụng được phần nhà xưởng, công nhân,… sẵn có của doanh nghiệp đã được thành lập.Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tếĐể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đã có, các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau:Bước 1: Tìm kiếm hoặc cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.Bước 2: Nếu có một hoặc một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài cần Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần/góp vốn.*   Ưu điểm của phương thức:–   Cần ít thời gian hơn so với hình thức “Thành lập mới pháp nhân“–    Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường, giấy phép đáp ứng điều kiện kinh doanh.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.*   Nhược điểm: Nhà đầu tư Việt Nam phải tự mình bỏ trước toàn bộ chi phí để lo các thủ tục, triển khai một phần dự án, trong khi có thể gặp rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài phá bỏ dự định hợp tác.Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty vốn nước ngoàiNhững trường hợp hạn chế sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoàiTheo quy định tại Điều 20 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại hai điểm trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Với hạn chế này, để định hướng chiến lược trong quản trị, điều hành, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam đang mà mình dự định góp vốn, mua cổ phần, vốn góp có thuộc trường hợp bị hạn chế không và khi muốn huy động vốn cho doanh nghiệp mình thành lập, tham gia thành lập trên thị trường chứng khoán.Trên đây là nội dung tư vấn Legalzone gửi tới Quý khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể tham khảo các thủ tục tại trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.