0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file624e70fde4021-legalzone01.jpg.webp

Tóm tắt bản án 39/2018/LĐ-PT

BẢN ÁN 39/2018/LĐ-PT NGÀY 12/01/2018 VỀ TRANH CHẤP TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Tóm tắt vụ án

Ngày 07/9/2016, bà T bắt đầu vào làm việc cho Công ty Cổ phần, thời gian thử việc 01 tháng theo thư mời nhận việc. Sau khi hết thời gian thử việc, bà tiếp tục làm việc tại Công ty nhưng Công ty không ký hợp đồng lao động. Ngày 31/01/2017 Công ty ra Quyết định với nội dung buộc bà thôi việc với lý do trong thời gian thử việc bà T không đạt được các yêu cầu do Công ty đề ra. Bà T Khởi kiện yêu cầu Công ty nhận bà trở lại làm việc và trả cho bà các khoản chi phí, phúc lợi khi làm việc tại công ty. Tòa sơ thẩm tuyên buộc công ty nhận bà C trở lại làm việc vì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và phải thực hiện các yêu cầu khác về chi phí, phúc lợi của bà T; không chấp nhận một phần yêu cầu của bà T về việc đòi Công ty bồi thường vi phạm thời hạn báo trước 45 ngày và trả tiền thưởng tháng 13 tương ứng với thời gian làm việc 03 tháng tại Công ty. Bà T kháng cáo 1 phần bản án sơ thẩm vì Tòa án tính các khoản công ty phải trả không đúng quy định của pháp luật. 

2. Nhận định của tòa án cấp phúc thẩm

Chấp nhận một phần yêu cầu của bà T, Sửa 1 phần bản án sơ thẩm về chi phí, phúc lợi và khoản tiền bà T được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật; Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, hợp đồng lao động còn thời hạn, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty nhận bà T trở lại làm việc là đúng quy định, tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm, hợp đồng lao động đã hết hạn nên chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLLĐ năm 2012, không buộc Công ty nhận bà T trở lại làm việc, xác định hợp đồng lao động xác lập giữa bà T và Công ty chấm dứt do đã hết hạn hợp đồng; không chấp nhận một phần yêu cầu của bà T về việc đòi Công ty bồi thường vi phạm thời hạn báo trước 45 ngày và trả tiền thưởng tháng 13 tương ứng với thời gian làm việc 03 tháng tại Công ty.

3. Luận cứ của vụ án

Điều 36 BLLĐ năm 2019 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ở đây người sử dụng lao động phải có nhiệm vụ chứng minh việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động là có căn cứ và đúng theo quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải có nghĩa vụ đối với người lao động theo Điều 41 BLLĐ năm 2019.

Trên đây là thông tin của chúng tôi về Bản án 39/2018/LĐ-PT, nếu  muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: Support@legalzone.com

Hotline: 0888889366

Fanpage: Công ty Luật Legalzone

avatar
Nguyễn Linh Trang
960 ngày trước
Tóm tắt bản án 39/2018/LĐ-PT
BẢN ÁN 39/2018/LĐ-PT NGÀY 12/01/2018 VỀ TRANH CHẤP TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG1. Tóm tắt vụ ánNgày 07/9/2016, bà T bắt đầu vào làm việc cho Công ty Cổ phần, thời gian thử việc 01 tháng theo thư mời nhận việc. Sau khi hết thời gian thử việc, bà tiếp tục làm việc tại Công ty nhưng Công ty không ký hợp đồng lao động. Ngày 31/01/2017 Công ty ra Quyết định với nội dung buộc bà thôi việc với lý do trong thời gian thử việc bà T không đạt được các yêu cầu do Công ty đề ra. Bà T Khởi kiện yêu cầu Công ty nhận bà trở lại làm việc và trả cho bà các khoản chi phí, phúc lợi khi làm việc tại công ty. Tòa sơ thẩm tuyên buộc công ty nhận bà C trở lại làm việc vì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và phải thực hiện các yêu cầu khác về chi phí, phúc lợi của bà T; không chấp nhận một phần yêu cầu của bà T về việc đòi Công ty bồi thường vi phạm thời hạn báo trước 45 ngày và trả tiền thưởng tháng 13 tương ứng với thời gian làm việc 03 tháng tại Công ty. Bà T kháng cáo 1 phần bản án sơ thẩm vì Tòa án tính các khoản công ty phải trả không đúng quy định của pháp luật. 2. Nhận định của tòa án cấp phúc thẩmChấp nhận một phần yêu cầu của bà T, Sửa 1 phần bản án sơ thẩm về chi phí, phúc lợi và khoản tiền bà T được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật; Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, hợp đồng lao động còn thời hạn, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty nhận bà T trở lại làm việc là đúng quy định, tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm, hợp đồng lao động đã hết hạn nên chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLLĐ năm 2012, không buộc Công ty nhận bà T trở lại làm việc, xác định hợp đồng lao động xác lập giữa bà T và Công ty chấm dứt do đã hết hạn hợp đồng; không chấp nhận một phần yêu cầu của bà T về việc đòi Công ty bồi thường vi phạm thời hạn báo trước 45 ngày và trả tiền thưởng tháng 13 tương ứng với thời gian làm việc 03 tháng tại Công ty.3. Luận cứ của vụ ánĐiều 36 BLLĐ năm 2019 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ở đây người sử dụng lao động phải có nhiệm vụ chứng minh việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động là có căn cứ và đúng theo quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải có nghĩa vụ đối với người lao động theo Điều 41 BLLĐ năm 2019.Trên đây là thông tin của chúng tôi về Bản án 39/2018/LĐ-PT, nếu  muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.comHotline: 0888889366Fanpage: Công ty Luật Legalzone