Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

0 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

0 người
Xem tất cả
avatar
Nguyễn Khánh Hiệp
735 ngày trước
Bài viết
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ Y TẾ
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ Y TẾ1. Thẩm quyền giải quyết- Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm2. Thành phần hồ sơ- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Bản chính);- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;- Bảng ngành nghề kinh doanh có xác nhận của chủ cơ sở (Bản chính);- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định (Bản chính);- Sơ đồ cơ sở (Bản chính);- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Bản chính);- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm chủ cơ sở và nhân viên) (Bản chính).3. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ- Trực tiếp: Tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Thành phố Hà Nội4. Trình tự thực hiện- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.- Bước 2: Cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Sở y tế.- Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào biên bản Thẩm định cơ sở.+  Đoàn thẩm định cơ sở: Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập; Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở gồm từ 5 đến 9 người (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ từ 3 đến 5 người) trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp chuyên môn tham gia đoàn thẩm định cơ sở).Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở;+ Nội dung thẩm định cơ sở:Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản.- Bước 4: Chuyển toàn bộ hồ sơ và biên bản cho Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.- Bước 5: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức.Lưu ý: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa 3 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.5. Thời hạn giải quyếtTrong thời hạn từ 30-45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định), cơ quan chức năng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở.6. Lệ phí- Theo Thông tư 75/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.7. Kết quả thực hiện- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm8. Cơ sở pháp lý- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; - Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế; - Thông tư 75/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
avatar
Nguyễn Khánh Hiệp
736 ngày trước
Bài viết
THỦ TỤC: CẤP GIẤY PHÉP TRANG BỊ, GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỂ TRIỂN LÃM, TRƯNG BÀY HOẶC LÀM ĐẠO CỤ TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
THỦ TỤC: CẤP GIẤY PHÉP TRANG BỊ, GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỂ TRIỂN LÃM, TRƯNG BÀY HOẶC LÀM ĐẠO CỤ TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT1. Cơ quan thực hiệnPhòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội2. Trình tự thực hiện+ Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp Giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hậu Giang vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. + Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận; ghi và giao giấy biên nhận hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đã đề nghị.+ Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp Giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả văn bản chấp thuận cho phép làm mất tính năng, tác dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.3. Cách thức thực hiệnNộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội4. Thành phần hồ sơ+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; + Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động; + Giấy giới thiệu + Bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.5. Kết quả thực hiệnGiấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật6. Căn cứ pháp lý+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.+ Thông tư số 21/2019/TT-BCA ngày 18/7/2019 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ Công an.+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.+ Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp Giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp Giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.+ Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 218/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
avatar
Nguyễn Khánh Hiệp
737 ngày trước
Bài viết
THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ TẠI CÔNG AN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ TẠI CÔNG AN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG1. Lĩnh vực- Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo2. Cơ quan thực hiện- Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội3. Trình tự thực hiệnBước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại cơ quan Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận; ghi và giao giấy biên nhận hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã đề nghị.Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.4. Thời hạn giải quyết- 03 ngày làm việc trong trường hợp hồ sơ hợp lệ5. Thành phần hồ sơ- 03 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ)- Danh sách cá nhân tham gia huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, trong đó ghi rõ thông tin: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, vị trí công tác, trình độ chuyên môn, chức vụ.- Trường hợp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ bị hỏng thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp lại giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.6. Yêu cầu, điều kiện- Chỉ cấp lại giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với cá nhân được tham gia huấn luyện và có kết quả kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợvà trong trường hợp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được cấp trước đây còn giá trị sử dụng nhưng đã bị hỏng hoặc bị mất.7. Căn cứ pháp lý- Luật số 14/2017/QH14 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ- Thông tư 16/2018/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ- Thông tư 17/2018/TT-BCA Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ- Nghị định 79/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
avatar
Nguyễn Khánh Hiệp
738 ngày trước
Bài viết
Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đây Legalzone xin giới thiệu bài viết “Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền”Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:(1) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;(2) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;(3) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;(4) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;(5) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.1. Chuẩn bị hồ sơ          Để chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo có chứng thực)          - Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK)          - CMND/CCCD (bản photo có chứng thực)          - Sổ hộ khẩu (photo có chứng thực)2. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động          Bước 1. Nộp hồ sơ          Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai nơi có đất. Trường hợp địa phương chưa có Văn phòng Đăng ký đất đai thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.           Bước 2. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đăng ký, xác nhận vào đơn đăng ký, xác nhận mục đích sử dụng đất vào giấy chứng nhận.          Bước 3. Sau khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.3. Thời hạn giải quyết.          Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ4. Lệ Phí          Việc thu Phí, Lệ phí thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố (các khoản thuế, thu khác có liên quan thực hiện theo các quy định hiện hành)