×
0888889366
Đặng Thắm
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
0 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Đặng Thắm
1041 ngày trước
Theo dõi
Tổng hợp danh mục thủ tục về đầu tư tại Việt NamCông ty Legalzone xin gửi tới bạn đọc bài viết Tổng hợp danh mục thủ tục về đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Thủ tục hành chính cấp trung ươngThủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Kết quả: Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư2. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Mô tả trình tự thực hiện:Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 31 /2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án đầu tư3. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủMô tả trình tự thực hiệnNhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.4. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Mô tả trình tự thực hiện: Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.5. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về điều kiện chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ 6. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ 7. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ8. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về điều kiện hợp tác kinh doanh quy định tại kohanr 2 Điều 53 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ9. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 10. Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủTrình tự thực hiện:Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủThủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tưKết quả: Văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNHI. Thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiệnThủ tục chấp thuận nhà đầu tư của UBND cấp tỉnh Mô tả trình tự thực hiện: Trường hợp 1: Nhà đầu tư duy nhất đã đăng ký tham gia đấu giá hoặc nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư sau khi tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần nhưng không thành theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31 2021/NĐ-CP được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư); cơ quan tổ chức đấu giá; Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.Trường hợp 2: Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ để lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư); cơ quan tổ chức đấu giá; Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận nhà đầu tư 2. Thủ tục điều chỉnh văn bản chấp thuận nhà đầu tư của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư được thay thế bằng văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 của Luật Đầu tư;Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 của Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 3. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án gồm những nội dung quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Kết quả: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 4. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh5. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo một trong các trường hợp sau:+ Trường hợp 1: thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư.+ Trường hợp 2: thay đổi các nội dung khác tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tưKết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh 6. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 7. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư8. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư9. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư10. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 52 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư11. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND tỉnhMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 12. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư13. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư (Khoản 4 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưKết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh 14. Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tưKết quả: Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư 15. Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư gửi thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư;Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quanKết quả: Quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư 16. Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động) hoặc thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận thông báo của nhà đầu tư và thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.17. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.* Trường hợp nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đã được ký số trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư);Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Kết quả: Cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư18. Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư văn bản đề nghị cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thẩm quyền;Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại hoặc hiệu chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Kết quả:Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 19. Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ Sở Kế hoạch và Đầu tư.Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp đổi, cấp lại, hiệu đính) 20. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoàiMô tả trình tự thực hiện: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.* Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thêm thủ tục sau:Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư.Kết quả: Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 21. Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCCMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành 22. Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCCTrình tự thực hiện:Nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.Kết quả: Văn bản quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng điều hành 23. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục ưu đãi đầu tưMô tả: Nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư khi nhận được đề nghị của nhà đầu tư. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.Kết quả: Văn bản quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DO BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BAN QUẢN LÝ) THỰC HIỆNThủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32)_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quản lý khu kinh tế.Ban quản lý khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu kinh tế.Ban quản lý khu kinh tế lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.Kết quả:Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh2. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý quy định tại khoản 7 Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP_BQL Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý.Ban quản lý lập báo cáo thẩm định và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 3. Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Ban quản lý khu kinh tế gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư; tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư;Ban quản lý khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tương ứng tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu kinh tế;Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận nhà đầu tư 4.Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư cho Ban Quản lý.: Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 5. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý.Ban quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Khi nhận được báo cáo thẩm định của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 6. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;Ban quản lý quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 7. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư_BQL Mô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Ban Quản lý theo một trong các trường hợp sau:+ Trường hợp 1: thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư.+ Trường hợp 2: thay đổi các nội dung khác tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.Ban Quản lý điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh 8. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 48 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP Ban Quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban Quản lý quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 9. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban Quản lý quyết định cháp thuận chủ trương điều chỉnh hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 10. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban quản lý quyết định chấp thuận điều chỉnh hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh).Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 11. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban Quản lý quyết định chấp thuận điều chỉnh hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 12. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 52 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban quan lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban Quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 13. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lýMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư.Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.Ban Quản lý lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để quyết định chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyển của UBND;Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 14. Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài_ BQLMô tả trình tự thực hiện: Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPNhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư (Khoản 4 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)_BQLNhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lý.Ban Quản lý căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Kết quả: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 15. Thủ tục điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Ban Quản lýBan Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;Ban Quản lý xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để gia hạn đối với trường hợp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của BanĐối với trường hợp chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh, Ban Quản lý xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Kết quả: Văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.16. Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động) hoặc thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp) cho Ban Quản lý.Ban Quản lý tiếp nhận thông báo của nhà đầu tư và thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.Kết quả: Thông báo chấm dứt hoạt động dự án đầu tư 17. Thủ tục cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư văn bản đề nghị cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý.Ban Quản lý cấp lại hoặc hiệu chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 18. Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nộp Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ Ban Quản lý.Ban Quản lý cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp đổi, cấp lại, hiệu đính) 19. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài_BQLMô tả trình tự thực hiện: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho Ban Quản lý nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chínhBan Quản lý xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.Kết quả: Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 20. Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại Ban Quản lý nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành 21. Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho Ban Quản lý nơi đặt văn phòng điều hành.Ban Quản lý quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.Kết quả: Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng điều hành22. Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư_BQLMô tả trình tự thực hiện: Nhà đầu tư gửi thông báo cho Ban Quản lýBan Quản lý tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quanKết quả: Quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:Email: Support@legalzone.com;Hotline: 0888889366;Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Đặng Thắm
1057 ngày trước
Theo dõi
Hà Nội đã được mở các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar chưa? Tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19, quyết định số 2686 về phòng, chống dịchTình hình kinh tế - xã hội trên thế giới trong 2 năm qua diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, mặc dù vẫn xuất hiện ca mắc mới. Việc bao phủ vaccine, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỉ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh. Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; diện bao phủ vaccine nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch. Từ thực tiễn tình hình, ý kiến phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia, ý kiến của các địa phương và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; và ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Theo mục V, nghị quyết 128 NQ-CP, tạm thời không áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ và các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.Nghị quyết 128/NQ-CP được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định các biện pháp hành chính phù hợp bao gồm các quy định, hướng dẫn cụ thể về công suất, số lượng người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện tập trung đông người,... và có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của Trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân. Trường hợp các quy định, hướng dẫn của Trung ương không phù hợp, khả thi thì kịp thời báo cáo cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn. Cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn phải có chỉ đạo ngay để tháo gỡ vướng mắc đồng thời nghiên cứu sửa đổi quy định, hướng dẫn. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch. Nghị quyết 128 đưa ra quy định hướng dẫn cụ thể về phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch. Phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp:Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Đồng thời, cũng nêu cụ thể các biện pháp áp dụng theo 4 cấp độ dịch đối với một số hoạt động của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Theo quy định của Nghị quyết 128/NĐ-CP, ở xã, phường, thị trấn "vùng xanh" sẽ không cấm bất cứ hoạt động, dịch vụ nào. Câu hỏi được đặt ra là “Theo quy định tại nghị quyết 128/NQ-CP các cơ sở kinh doanh dịch vụ như Karaoke, quán bar, vũ trường… tại Hà Nội đã được phép mở cửa kinh doanh chưa?”Theo Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Trong khi đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ như Karaoke, quán bar, vũ trường… được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo nghị quyết 128, ở nơi nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh, dịch vụ vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định có thể hoạt động hay hoạt động hạn chế.Ngoài việc thích ứng an toàn, linh hoạt, Nghị quyết 128 còn đưa ra tiêu chí phải kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Sau khi UBND cấp tỉnh, thành phố xác định và công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như karaoke, spa, massage... ở "vùng xanh" sẽ không còn bị cấm, được phép mở cửa trở lại nhưng phải thỏa mãn các điều kiện do UBND cấp tỉnh quy định. Bởi vì, Nghị quyết 128 đã cho phép UBND cấp tỉnh đưa ra "các điều kiện cần thiết" để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. "Áp dụng với Hà Nội thì điều này có nghĩa là, để các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, spa… muốn được hoạt động trở lại, ngoài việc phải ở "vùng xanh" (điều kiện cần) thì các cơ sở còn phải đáp ứng được bộ tiêu chí nào đó (điều kiện đủ) nhằm thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Vì vậy, khi thành phố chưa đưa ra bộ tiêu chí này thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao dù không còn bị cấm hoạt động thì cũng chưa thể hoạt động an toàn. Chính vì lí do này, cùng với việc hiện nay Ủy ban nhân dân TP Hà Nội chưa có hướng dẫn mở cửa cho hoạt động Karaoke nên quán Karaoke ở vùng xanh vẫn chưa được phép hoạt động trở lại. Nếu chủ cơ sở các loại hình kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, spa… ở "vùng xanh" tự ý mở cửa, không tuân thủ các điều kiện cần thiết do UBND tỉnh ban hành đảm bảo phòng, chống dịch thì cơ quan chức năng có thể căn cứ vào các quy định phòng, chống dịch do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra rồi đối chiếu với điểm c, khoản 3 điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử lý. Cụ thể:“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.”Như vậy, với các dịch vụ như karaoke, bar, vũ trường, massage chưa mở, Hà Nội vẫn thận trọng vì số ca nhiễm còn đang cao. Các dịch vụ trên cũng chưa thực sự thiết yếu và cần thiết, nếu Hà Nội mở thì phải tăng cường khả năng kiểm soát vì đó là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:Email: Support@legalzone.com;Hotline: 0888889366;Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Đặng Thắm
1055 ngày trước
Theo dõi
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo các mức xử phạt hành chính và hình sự.Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khácDanh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên facebookHành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác qua facebook là hành vi vi phạm quy định của pháp luật đáng bị lên án. Những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội là hành vi (có thể là lời nói hoặc hành động) đăng tải, lan truyền những bài viết, hình ảnh, video, clip mang nội dung lăng mạ, chửi rủa, nói xấu người khác trên mạng xã hội, nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác, xâm hại đến quyền lợi của người khác. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm Hành vi xúc phạm nhân phẩm (có thể là hành động hoặc lời nói) xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác như: dùng lời lẽ lăng mạ, chửi rủa thậm tệ hoặc bịa đặt và lan truyền những điều không đúng sự thật về người khác gây xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác.Người thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khácKhi có đủ các dấu hiệu phạm tội, các hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể cấu thành tội xúc phạm danh dự nhân phẩm. Các dấu hiệu cấu thành tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác gồm:Mặt khách quan: Thể hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác công khai hoặc trên mạng xã hội bằng hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, đăng hình ảnh nhạy cảm, trên mạng xã hội,… Mặt chủ quan: Ý thức của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị xúc phạm danh dự với nhiều động cơ khác nhau.Chủ thể: Bất kì người nào đủ Năng lực chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi khi có hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình.Khách thể: Người bị xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm.Quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khácQuy định về xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dựTheo như quy định tại Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đồng thời thì quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, nếu là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông thì tùy trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính. -Mức xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này"Từ 01/01/2022 nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực, mức phạt đối với hành vi xúc phạm, lăng mạn, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác đã chính thức tăng gấp 10 lần mức phạt cũ. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi: “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; (Điểm g Khoản 3 Điều 106); hành vi “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điểm d Khoản 3 Điều 99)Tội làm nhục người khácNếu hành vi có đủ những yếu tố sau và thuộc trường hợp quy định tại Điều 155 BLHS thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự:Hành vi: Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi để đạt được mục đích đó.Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về tội này vì không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS. -Hậu quả: Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình...Điều 155. Tội làm nhục người khác"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người đang thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Tình tiết phạm tội đối với người đang thi hành công vụ là trường hợp người phạm tội có hành vi làm nhục người thi hành công vụ để cản trở người đó thi hành công vụ. Tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn là người phạm tội lợi dụng chức vụ mình đang đảm nhiệm dùng những lời lẽ thô tục để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.Tình tiết sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội như dùng những lời lăng mạ, sỉ nhục,…đăng lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo..hoặc các trang mạng xã hội khác nhằm xúc phạm để hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác.Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi có các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Như vậy trong trường hợp này tình tiết gây tỷ lệ tổn thương cơ thể cao hơn so với khoản 2 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."Tội vu khốngNếu trường hợp có hành vi:Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…+ Có hành vi lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người khác biết rõ điều đó là bịa đặt đó (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.+ Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện thông qua viêc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố các họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện Kiểm sát…mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện hành vi phạm tội đó.- Về hậu quả:Trong trường hợp các hành vi nếu trên không nhằm mục đích xúc phạm danh dự người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cơ bản của tội này.- Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Cụ thể đối tượng của tội vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khỏe…nhưng chủ yếu thiệt hại về tinh thần (danh dự). - Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội vu khống biết rõ người mình những thông tin mình đưa, lan truyền, tố giác là không đúng sự thật nhưng đã đưa, loan truyền, tố giác các thông tin đúng sự thật đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự của người khác. Dấu hiệu mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội này.- Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội vu khống, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.Điều 156 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống như sau:1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Đối với 02 người trở lên;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;đ) Đối với người đang thi hành công vụ;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Vì động cơ đê hèn;b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.Giáo viên xúc phạm học sinh Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:“Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”Mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức, cá nhân có cùng hành vi thì mức phạt tiền bằng 1/2 so với tổ chức. Như vậy, giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt tiền từ 2,5 triệu - 5 triệu đồng.Giáo viên còn bị buộc xin lỗi công khai học sinh bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với hành vi vi phạm trên, trừ trường hợp học sinh bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai. Có thể thấy, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến danh dự người khác là không đúng đắn về mặt đạo đức và pháp luật. Các cá nhân cần nhận thức rõ về hành vi của mình, có tinh thần pháp luật tốt nhằm tạo nếp sống văn minh và lành mạnh.Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:Email: Support@legalzone.com;Hotline: 0888889366;Fanpage: Công ty Luật Legalzone.