Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0888889345
Di động:
Địa chỉ:

Lĩnh vực hoạt động

avatar
Bài viết
Sự mơ hồ đạp đổ mọi nỗ lực, làm thế nào để xây dựng & thẩm định kế hoạch kinh doanh 2025 chuẩn xác?
Theo thống kê từ VCCI, các doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch kinh doanh cụ thể có khả năng tồn tại sau 5 năm cao hơn 50% so với những doanh nghiệp không có.Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một tài liệu, mà còn là kim chỉ nam định hướng chiến lược, giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu nguồn lực để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, liệu đã bao giờ Anh/Chị gặp phải tình huống những kế hoạch tưởng chừng như hoàn hảo – với các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng như x2, x3 – nhưng thực tế lại giống như “lâu đài trên cát”? Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến điều đó xảy ra:Kế hoạch chỉ tồn tại trong suy nghĩ của lãnh đạo:Khi chiến lược không được truyền đạt rõ ràng, nhân viên sẽ không hiểu vai trò của mình trong bức tranh lớn. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ và mỗi cá nhân đi theo một hướng khác nhau.Thiếu cấu trúc trong bản kế hoạch:Một kế hoạch không rõ ràng thường bắt nguồn từ việc thiếu quy trình bài bản: không biết bắt đầu từ đâu, không xác định được các thành phần cần thiết, và không phân chia cụ thể mục tiêu cho từng phòng ban.Mong muốn lớn nhưng thiếu chiến lược cụ thể:Khao khát tăng trưởng mạnh mẽ mà không có lộ trình rõ ràng giống như muốn chạy maraton nhưng lại không biết đường chạy hoặc cách để đến đích.Kế hoạch chỉ là hình thức, không được thực thi:Một kế hoạch chỉ để “trưng bày” hoặc tạo cảm giác hào nhoáng, thiếu theo dõi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện, sẽ sớm bị bỏ quên.Vì vậy, làm thế nào để tránh những sai lầm trên và xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025 chuẩn xác, khả thi? Hãy bắt đầu bằng việc thẩm định từng bước một cách chi tiết, tạo sự minh bạch trong chiến lược và truyền cảm hứng hành động cho cả đội ngũ."Xây dựng và thẩm định kế hoạch kinh doanh 2025" – Biến tầm nhìn thành hành động thực tiễnẤn phẩm này không chỉ là tài liệu tham khảo mà còn là “chìa khóa” giúp Sếp biến những ý tưởng trên giấy trở thành hiện thực. Với nội dung được thiết kế chuyên sâu, ấn phẩm mang đến:Tư duy hệ thống hóa kế hoạch:Định hướng doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống kế hoạch bài bản. Đây là nền tảng vững chắc để đảm bảo sự phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu dài hạn.Hướng dẫn chi tiết từng bước:Từ việc lập kế hoạch chiến lược đến thẩm định tính khả thi, ấn phẩm cung cấp lộ trình rõ ràng và thực tế. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo kế hoạch không chỉ phù hợp với mục tiêu mà còn khả thi trong triển khai.Bộ công cụ đa dạng và tiện ích:Sở hữu hơn 70+ biểu mẫu và công cụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực và theo dõi sát sao quá trình thực hiện.Với sự đồng hành của ấn phẩm này, Sếp sẽ có trong tay mọi thứ cần thiết để biến tầm nhìn thành những bước tiến cụ thể, thực tiễn và đạt được thành công bền vững trong năm 2025.                                         TẢI NGAY  Lỗi nút tải hãy báo vào bình luậnThành công không đến từ may mắn, mà từ sự chuẩn bị kỹ lưỡngMột kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chỉ là bước khởi đầu. Điều quyết định doanh nghiệp có đạt được mục tiêu hay không nằm ở cách tổ chức triển khai kế hoạch đó. Sự chuẩn bị chi tiết, từ việc phân bổ nguồn lực, thiết lập lộ trình đến giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện, chính là yếu tố then chốt tạo nên thành công bền vững.Hãy nhớ rằng, thành công không bao giờ ngẫu nhiên – nó là kết quả của một quá trình chuẩn bị, thực thi, và cải thiện không ngừng.Tối ưu hóa hiệu quả với công cụ hỗ trợ toàn diệnVới ấn phẩm này, doanh nghiệp không chỉ dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh doanh mà còn có thể:Phân bổ mục tiêu và công việc hiệu quả: Mỗi phòng ban và cá nhân đều được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực và mục tiêu chung.Thúc đẩy đội ngũ bứt phá năng suất: Công cụ và biểu mẫu trực quan giúp từng nhân sự hiểu rõ vai trò của mình, từ đó làm việc đồng bộ và đạt hiệu quả tối ưu.Ấn phẩm chính là giải pháp toàn diện để doanh nghiệp hiện thực hóa kế hoạch và đạt được những đột phá trong năm 2025.Miễn phí vĩnh viễn phần mềm quản lý công việc – Đồng hành cùng doanh nghiệp bứt pháĐể hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và thực thi kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, chúng tôi cung cấp phần mềm quản lý công việc hoàn toàn miễn phí vĩnh viễn. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp:Lập kế hoạch chi tiết và phân bổ công việc dễ dàng: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân hoặc phòng ban với chỉ số đo lường rõ ràng.Theo dõi tiến độ và KPI: Quản lý tiến độ từng dự án, nhiệm vụ, và chủ động đánh giá mức độ hoàn thành KPI của đội ngũ.Tự động hóa quy trình làm việc: Hỗ trợ thiết lập quy trình phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, nâng cao năng suất làm việc.Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở công việc sắp đến hạn và cảnh báo các vấn đề tiềm ẩn để kịp thời xử lý.Với phần mềm miễn phí vĩnh viễn này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả làm việc, hướng đến thành công bền vững.Đây chính là công cụ hỗ trợ toàn diện, giúp doanh nghiệp làm chủ kế hoạch kinh doanh và bứt phá trong năm 2025. 
avatar
Bài viết
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
QUỐC HỘI--------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------Luật số: 80/2015/QH13Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015 LUẬTBAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTCăn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhLuật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luậtVăn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật1. Hiến pháp.2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Điều 6. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.3. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.Điều 9. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoàiVăn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.Điều 11. Văn bản quy định chi tiết1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành.Điều 13. Gửi văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 164 của Luật này để giám sát, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 165, khoản 1 Điều 166 hoặc khoản 1 Điều 167 của Luật này để kiểm tra.2. Hồ sơ dự án, dự thảo và bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.2. Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật.3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.4. Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật.Chương IITHẨM QUYỀN BAN HÀNH, NỘI DUNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTĐiều 15. Luật, nghị quyết của Quốc hội1. Quốc hội ban hành luật để quy định:a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;i) Trưng cầu ý dân;k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;đ) Đại xá;e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nướcChủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.Điều 18. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamỦy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.Điều 19. Nghị định của Chính phủChính phủ ban hành nghị định để quy định:1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 20. Quyết định của Thủ tướng Chính phủThủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Điều 21. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.Điều 22. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối caoChánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.Điều 23. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.Điều 24. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.2. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.Điều 25. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoChánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.Điều 26. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nướcTổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnhHội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhỦy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.Điều 29. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtHội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xãHội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.Chương IIIXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘIMục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNHĐiều 31. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.2. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.Điều 32. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.2. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Điều 33. Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.2. Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.3. Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.4. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh1. Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động sau đây:a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;b) Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách;d) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.4. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình thì cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh còn có trách nhiệm lấy ý kiến của Chính phủ và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ.Điều 35. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.2. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).3. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Điều 36. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:a) Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;b) Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;c) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.Điều 37. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;đ) Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh.2. Văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, mục đích, yêu cầu ban hành, quan điểm, chính sách, nội dung chính của luật, pháp lệnh.Điều 38. Trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình1. Đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.2. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.Điều 39. Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.2. Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của Bộ Tư pháp về việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ đã lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.Điều 40. Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình1. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.2. Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;b) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;c) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 41. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trìnhChính phủ tổ chức phiên họp để xem xét các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:1. Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.2. Đại diện Bộ Tư pháp trình bày Báo cáo thẩm định.3. Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.4. Chính phủ thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số các thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.5. Chính phủ ra nghị quyết về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với các chính sách đã được thông qua.Điều 42. Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trìnhBộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Điều 43. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.2. Chính phủ xem xét, thảo luận đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;c) Chính phủ thảo luận;d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.Điều 44. Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh1. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh thì trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh quy định tại Điều 37 của Luật này để Chính phủ cho ý kiến.Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, văn bản kiến nghị.2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh để Chính phủ thảo luận.3. Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo ý kiến của Chính phủ;b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;c) Chính phủ thảo luận;d) Thủ tướng Chính phủ kết luận.4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Điều 45. Trách nhiệm lập và xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì lập đề nghị.2. Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đơn vị được phân công lập đề nghị có trách nhiệm lấy ý kiến của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phiên họp để xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;b) Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;c) Đại diện cơ quan, tổ chức khác tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận biểu quyết tán thành.4. Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;b) Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.5. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; trường hợp đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thì đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Cơ quan hỗ trợ đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo đại biểu Quốc hội về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;b) Đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.Điều 46. Thời hạn và hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 của năm trước, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật của Quốc hội để thẩm tra.2. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định sau đây:a) Đối với đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hồ sơ gồm tờ trình của Chính phủ; dự kiến chương trình và bản điện tử các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;b) Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội, hồ sơ gồm tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật này và ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử các tài liệu còn lại quy định tại Điều 37 của Luật này.Đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội thì tài liệu gồm văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh và ý kiến của Chính phủ về kiến nghị về luật, pháp lệnh.Điều 47. Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, chính sách của văn bản, thứ tự ưu tiên trình dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.Điều 48. Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình, kiến nghị về luật, pháp lệnh.Đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có thể được mời phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;b) Đại diện Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;c) Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;đ) Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;e) Chủ tọa phiên họp kết luận.2. Căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.3. Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Điều 49. Trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;b) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội;c) Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;đ) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.2. Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án luật, pháp lệnh và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án đó.Điều 50. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:a) Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra.Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;b) Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;c) Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các biện pháp cụ thể để bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình.Điều 51. Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các trường hợp sau đây:a) Đưa ra khỏi chương trình các dự án luật, pháp lệnh không cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội hoặc điều chỉnh thời điểm trình trong trường hợp cần thiết;b) Bổ sung vào chương trình các dự án luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tính mạng, tài sản của Nhân dân; các dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Việc bổ sung vào chương trình được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 32 đến Điều 42, các điều 44, 45, 47 và khoản 1 Điều 48 của Luật này.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Mục 2. SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾTĐiều 52. Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình;c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.2. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Thủ tướng Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.3. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.Điều 53. Thành phần Ban soạn thảo1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.Điều 54. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo1. Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.2. Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:a) Xem xét, thông qua đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;b) Thảo luận về nội dung của dự thảo văn bản, tờ trình, nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;c) Bảo đảm các quy định của dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.3. Trưởng Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo;c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban soạn thảo.4. Thành viên Ban soạn thảo có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban soạn thảo, chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của các nội dung được phân công trong dự thảo văn bản và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản; trường hợp vì lý do khách quan mà không tham dự được thì phải có ý kiến góp ý bằng văn bản.Điều 55. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết1. Tổ chức xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức trình dự án, dự thảo.2. Chuẩn bị dự thảo, tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án, dự thảo và đăng tải dự án, dự thảo trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.4. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình.5. Chuẩn bị báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có thẩm quyền trình xem xét, quyết định.6. Dự kiến những nội dung cần được giao quy định chi tiết trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.7. Đối với dự án, dự thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình và dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì cơ quan được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao chủ trì soạn thảo, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với Ủy ban thường vụ Quốc hội.Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nếu có sự thay đổi lớn về chính sách so với chính sách đã được Chính phủ thông qua thì bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Điều 56. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có các nhiệm vụ sau đây:a) Chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo trong quá trình soạn thảo.Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì đại biểu có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ trong quá trình soạn thảo;b) Xem xét, quyết định việc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo; trường hợp đặc biệt chưa thể trình dự án, dự thảo theo đúng tiến độ thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và nêu rõ lý do.2. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình thì chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ cho ý kiến.Điều 57. Lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.2. Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.3. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết.4. Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều này.Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;b) Dự thảo văn bản;c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;e) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;b) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Trong trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả lại hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.Điều 59. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ1. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.2. Dự thảo văn bản.3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.4. Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có thủ tục hành chính.5. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.6. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.7. Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 60. Chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủTrong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về dự án, dự thảo nghị quyết thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để thống nhất ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.Điều 61. Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Chính phủ xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự, thủ tục sau đây:a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo; việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định;b) Đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến về việc cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;c) Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo;d) Chính phủ thảo luận;đ) Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.2. Trong trường hợp Chính phủ không thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo.Điều 62. Chính phủ cho ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình1. Đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình, thì trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi các tài liệu sau đây để Chính phủ cho ý kiến:a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;b) Dự thảo văn bản;c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;d) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.2. Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và thể hiện rõ ý kiến của Chính phủ về dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến, chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần cho ý kiến, trình Chính phủ xem xét, quyết định.Mục 3. THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾTĐiều 63. Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra).Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Ủy ban pháp luật, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội và đại diện cơ quan khác được phân công tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.3. Cơ quan chủ trì thẩm tra có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp do mình tổ chức để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.4. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức hội thảo, khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo.Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan thẩm tra.Điều 64. Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra1. Hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra bao gồm:a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;b) Dự thảo văn bản;c) Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;đ) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;e) Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.2. Đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.3. Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.Điều 65. Nội dung thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyếtNội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.2. Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có).3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.4. Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.5. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật.6. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.7. Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra yêu cầu cơ quan trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.Điều 66. Phương thức thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ.2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời cơ quan tham gia thẩm tra hoặc Thường trực cơ quan tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra.Điều 67. Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 65 của Luật này, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.2. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra về nội dung dự án, dự thảo; về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.Trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.Điều 68. Trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật1. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật.2. Ủy ban pháp luật tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.3. Nội dung thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật bao gồm:a) Sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với quy định của Hiến pháp; sự phù hợp của quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;b) Sự thống nhất về nội dung giữa quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với luật, nghị quyết của Quốc hội; giữa quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giữa các quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; sự thống nhất về kỹ thuật văn bản.Điều 69. Trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Ủy ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới khi dự án, dự thảo đó có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.2. Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.3. Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;c) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;d) Tính khả thi của các quy định trong dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.Mục 4. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI XEM XÉT, CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘIĐiều 70. Thời hạn gửi tài liệu cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hộiChậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.Điều 71. Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về nội dung cơ bản của dự án, dự thảo.Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về dự án, dự thảo không do Chính phủ trình;b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra, kiến nghị những vấn đề trình ra Quốc hội tập trung thảo luận;c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;đ) Chủ tọa phiên họp kết luận.Điều 72. Tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội theo ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội1. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.2. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.Mục 5. THẢO LUẬN, TIẾP THU, CHỈNH LÝ VÀ THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾTĐiều 73. Xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo.Tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 74. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hộiQuốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo.2. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.4. Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu.5. Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau trình Quốc hội biểu quyết.6. Sau khi dự án, dự thảo được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;b) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày Quốc hội biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.7. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.8. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.9. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 75. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hộiQuốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:1. Tại kỳ họp thứ nhất:a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu;d) Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có ý kiến khác nhau trình Quốc hội biểu quyết;đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý.2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Tại kỳ họp thứ hai:a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định;b) Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;c) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;d) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;e) Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 76. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hộiQuốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp theo trình tự sau đây:1. Tại kỳ họp thứ nhất, trình tự xem xét, thảo luận dự án luật được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này;2. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ nhất và kỳ họp thứ hai của Quốc hội, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật được thực hiện theo trình tự sau đây:a) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;b) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có);c) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự quy định tại Điều 71 của Luật này. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo luật theo quy định tại Điều 72 của Luật này.3. Tại kỳ họp thứ hai:a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật (nếu có);b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu;d) Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án luật còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật trình Quốc hội biểu quyết;đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý.4. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự sau đây:a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý;b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo luật đã được chỉnh lý và dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.5. Tại kỳ họp thứ ba, trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật này.Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 77. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận;đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;e) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;g) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;h) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;i) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;c) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;d) Tại phiên họp thứ hai, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo.Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;e) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 78. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua1. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.2. Dự thảo đã được chỉnh lý.Điều 79. Ngày thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hộiNgày thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.Mục 6. CÔNG BỐ LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾTĐiều 80. Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.2. Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.Chương IVXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚCĐiều 81. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước1. Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo lệnh, quyết định.3. Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.4. Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo lệnh, quyết định phải bảo đảm thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.6. Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.Chương VXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘMục 1. LẬP DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, LỆNH, QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚCĐiều 82. Trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành.2. Danh mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành.Điều 83. Triển khai xây dựng văn bản quy định chi tiết1. Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; định kỳ hàng quý và hàng năm báo cáo Chính phủ.2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trong danh mục văn bản quy định chi tiết; định kỳ hàng quý và hàng năm báo cáo tiến độ, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết với Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp báo cáo Chính phủ.Mục 2. XÂY DỰNG, BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNHĐiều 84. Đề nghị xây dựng nghị định1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.2. Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.3. Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau đây:a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Điều 85. Trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.3. Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị định sau khi được Chính phủ thông qua.4. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 của Luật này.5. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về đề nghị xây dựng nghị định; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý.Điều 86. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị địnhCơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm sau đây:1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của đề nghị xây dựng nghị định, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng nghị định với hệ thống pháp luật.2. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có thể tổ chức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến về các chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị định.3. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định.Điều 87. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định1. Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định; mục tiêu, nội dung chính sách trong nghị định, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định.2. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động của thủ tục hành chính, đánh giá tác động về giới (nếu có).3. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý.5. Đề cương dự thảo nghị định.6. Tài liệu khác (nếu có).Điều 88. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị định1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng nghị định.2. Hồ sơ thẩm định gửi đến Bộ Tư pháp gồm các tài liệu quy định tại Điều 87 của Luật này.Tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 của Luật này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Sự cần thiết ban hành nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định;b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật, tính khả thi của nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị định;d) Tính tương thích của nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng nghị định, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng nghị định.4. Bộ Tư pháp kết luận về việc hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đủ điều kiện trình Chính phủ, hồ sơ cần tiếp tục hoàn thiện, hồ sơ không đủ điều kiện trình Chính phủ.5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ.Điều 89. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định1. Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định.2. Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:a) Các tài liệu quy định tại Điều 87 của Luật này đã được chỉnh lý; b) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; c) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 của Luật này và tài liệu quy định tại điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của các bộ, cơ quan ngang bộ và đề xuất đưa các đề nghị xây dựng nghị định vào thảo luận tại các phiên họp của Chính phủ.4. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây:a) Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ trình bày tờ trình đề nghị xây dựng nghị định;b) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định;c) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Chính phủ thảo luận;đ) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định.5. Trên cơ sở thảo luận, thông qua đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan đề nghị xây dựng nghị định soạn thảo nghị quyết về đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành.Điều 90. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định1. Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng và tiến độ soạn thảo nghị định.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định có nhiệm vụ sau đây:a) Tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này; bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy định chi tiết với các quy định của văn bản được quy định chi tiết. Trong trường hợp quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thì phải đánh giá tác động chính sách đối với nghị định quy định tạikhoản 1 Điều 19 của Luật này;b) Trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ có thể thành lập Ban soạn thảo. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo và các thành viên khác là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự thảo nghị định và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo; bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo;c) Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và đăng tải các tài liệu này trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo.Điều 91. Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị địnhTrong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này.Điều 92. Thẩm định dự thảo nghị định1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ.Đối với dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:a) Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định;b) Dự thảo nghị định;c) Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;đ) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này;c) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành nghị định;đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo nghị định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị định.5. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.6. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự thảo nghị định.Điều 93. Hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ1. Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định.2. Dự thảo nghị định.3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định.5. Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.6. Nghị quyết của Chính phủ thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.7. Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 94. Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủTrong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo nghị định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để thảo luận trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ.Điều 95. Xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định1. Đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này, trước khi ban hành, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.2. Hồ sơ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:a) Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nghị định, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; các chính sách cơ bản và nội dung chính của dự thảo; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; những vấn đề cần xin ý kiến và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;b) Dự thảo nghị định;c) Báo cáo đánh giá tác động của văn bản;d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo;đ) Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;e) Tài liệu khác (nếu có).3. Dự thảo nghị định phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.4. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép ban hành nghị định.5. Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 96. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị địnhChính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự sau đây:1. Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo nghị định.2. Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.3. Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận.4. Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.5. Chính phủ thảo luận.Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ.6. Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định.Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua.7. Thủ tướng Chính phủ ký nghị định.Mục 3. XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦĐiều 97. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ1. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.2. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:a) Tổ chức tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;b) Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có);c) Tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào quá trình soạn thảo;d) Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định trong thời hạn ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;đ) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.Điều 98. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.Đối với dự thảo quyết định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định;b) Dự thảo quyết định;c) Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;d) Bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;đ) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự cần thiết ban hành quyết định đối với quyết định quy định tại Điều 20 của Luật này;b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;d) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định;e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định.5. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều nàyvà ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ.Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.6. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định.Điều 99. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ1. Tờ trình về dự thảo quyết định.2. Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định.3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.4. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định.5. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.6. Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 100. Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định.2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định.Mục 4. XÂY DỰNG, BAN HÀNH THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘĐiều 101. Soạn thảo thông tư1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.2. Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.3. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo thông tư.Điều 102. Thẩm định dự thảo thông tư1. Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: a) Tờ trình về dự thảo thông tư; b) Dự thảo thông tư;c) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý;d) Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);đ) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề sau đây:a) Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư;b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;d) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư;e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của tổ chức pháp chế về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này.Báo cáo thẩm định phải được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.5. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo.Điều 103. Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ1. Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.2. Dự thảo thông tư.3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo.5. Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).6. Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 104. Trình tự xem xét, ký ban hành thông tư1. Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì tổ chức pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với tổ chức pháp chế, các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ký ban hành thông tư.Chương VIXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚCĐiều 105. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.2. Dự thảo nghị quyết được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.Dự thảo nghị quyết phải gửi để lấy ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam.3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết.4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.5. Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.6. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp để thông qua dự thảo nghị quyết.Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất.7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.Điều 106. Xây dựng, ban hành thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao1. Dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.2. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.Dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến đối với dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành thông tư.Điều 107. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao1. Dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.2. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.Dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến đối với dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành thông tư.Điều 108. Xây dựng, ban hành quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước1. Dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.2. Dự thảo quyết định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.3. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gửi dự thảo để lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.4. Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành quyết định.Chương VIIXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN TỊCHĐiều 109. Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch1. Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo.3. Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị quyết liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này.4. Trước khi ban hành, dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra; dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Bộ Tư pháp thẩm định.Hồ sơ, nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58; hồ sơ, nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và Điều 65 của Luật này.5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.6. Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch.Chủ tịch Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ký ban hành nghị quyết liên tịch.Điều 110. Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch1. Dự thảo thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo.3. Dự thảo được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.Dự thảo thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.5. Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành thông tư liên tịch.Chương VIIIXÂY DỰNG, BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNHĐiều 111. Đề nghị xây dựng nghị quyết1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân để quy định chi tiết vấn đề được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.2. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định.3. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật này thì trước khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân phải thực hiện theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật này.Điều 112. Nhiệm vụ của cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết1. Tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết.Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến nội dung của dự thảo.2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự thảo nghị quyết.3. Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua.4. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định tại Điều 114 của Luật này.5. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan về đề nghị xây dựng nghị quyết; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý.Điều 113. Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết1. Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và các cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản này, việc lấy ý kiến có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.2. Khi lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết.3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.Điều 114. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết1. Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.2. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.3. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý.5. Đề cương dự thảo nghị quyết.6. Tài liệu khác (nếu có).Điều 115. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết.2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết gửi để thẩm định gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 114 của Luật này.Tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 114 của Luật này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Thời hạn thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Sở Tư pháp về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và về đề nghị xây dựng nghị quyết đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý đề nghị xây dựng nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo đề nghị xây dựng nghị quyết đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo nghị quyết.Điều 116. Thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết1. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để thông qua các chính sách trong từng đề nghị xây dựng nghị quyết.2. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác quy định tại Điều 111 của Luật này đề nghị thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết.Điều 117. Trình đề nghị xây dựng nghị quyết1. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết.2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này bao gồm:a) Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết;b) Bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.3. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật này bao gồm:a) Tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật này;b) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Sở Tư pháp;c) Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 116 của Luật này.Điều 118. Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyếtThường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết; nếu chấp thuận thì phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết và quyết định thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dự thảo nghị quyết; cơ quan, tổ chức trình phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo dự thảo nghị quyết.Điều 119. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết1. Tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết, bảo đảm sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đã giao quy định chi tiết đối với nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này; bảo đảm sự thống nhất của dự thảo nghị quyết với các chính sách đã được thông qua đối với nghị quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật này.2. Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và các tài liệu khác; đăng tải các tài liệu này trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Điều 120. Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân.Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.Đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết;b) Dự thảo nghị quyết;c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;d) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm định bao gồm:a) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết;b) Tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;c) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các quy định trong văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 116 của Luật này;d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân.Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân dự thảo nghị quyết.Điều 122. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh1. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:a) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về dự thảo nghị quyết;b) Dự thảo nghị quyết;c) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;đ) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ủy ban nhân dân để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp.Điều 123. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp1. Đối với dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân cùng cấp.2. Đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản.Chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân tham gia ý kiến.Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết.Điều 124. Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân.2. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra. Hồ sơ gửi thẩm tra bao gồm:a) Tờ trình Hội đồng nhân dân về dự thảo nghị quyết;b) Dự thảo nghị quyết;c) Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân trình; ý kiến của Ủy ban nhân dân và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban nhân dân đối với dự thảo do Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trình;d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;đ) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.3. Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:a) Nội dung của dự thảo nghị quyết và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;c) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;d) Tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.4. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại khoản 3 Điều này và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, phương án xử lý của cơ quan chủ trì thẩm tra đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.Điều 125. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh1. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết để gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân. Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:a) Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này;b) Báo cáo thẩm tra;c) Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình;d) Tài liệu khác (nếu có).Tài liệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 124 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.2. Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.Điều 126. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh1. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết thuyết trình dự thảo nghị quyết;b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Hội đồng nhân dân thảo luận;d) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức trình, Sở Tư pháp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;đ) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.2. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.Chương IXXÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNHĐiều 127. Đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.2. Đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể.3. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.Điều 128. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và tài liệu có liên quan đến dự thảo quyết định;b) Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định;c) Đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao, đánh giá tác động về giới (nếu có);d) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo quyết định. Điều 129. Lấy ý kiến về dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 120 của Luật này.Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhSở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn, hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 121 của Luật này.Điều 131. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhCơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân. Hồ sơ dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này.Điều 132. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp dự thảo quyết định được xem xét, thông qua tại phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình dự thảo quyết định;b) Đại diện Sở Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;c) Đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình bày ý kiến;d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.2. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biểu quyết tán thành.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký quyết định.Chương XXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆNĐiều 133. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình. Căn cứ vào tính chất và nội dung của nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo nghị quyết.2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết.Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo nghị quyết.Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan, tổ chức lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ tiếp nhận ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết.Điều 134. Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định.2. Thời hạn, hồ sơ, nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 121 của Luật này.Điều 135. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thảo luận và biểu quyết về việc trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng nhân dân cùng cấp.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.Điều 136. Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyệnDự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra. Hồ sơ, nội dung thẩm tra và báo cáo thẩm tra theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 124 của Luật này.Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.Điều 137. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện1. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:a) Đại diện Ủy ban nhân dân thuyết trình dự thảo nghị quyết;b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.2. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.Điều 138. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định.2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định.Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định.Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định.Điều 139. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi trình.Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Phòng Tư pháp để thẩm định.2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:a) Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định;b) Dự thảo quyết định;c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định;d) Tài liệu khác (nếu có).3. Nội dung và báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 121 của Luật này.4. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.Điều 140. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân.2. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân bao gồm:a) Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 139 của Luật này;b) Báo cáo thẩm định.Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 139 của Luật này và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.Điều 141. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp Ủy ban nhân dân thì được tiến thành theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định;b) Đại diện Phòng Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;c) Ủy ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.2. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành quyết định.Chương XIXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃĐiều 142. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức soạn thảo và trình Hội đồng nhân dân.2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, của Nhân dân tại các thôn, làng, buôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố về dự thảo nghị quyết bằng các hình thức thích hợp.Điều 143. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp xã. Chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến các đại biểu Hội đồng nhân dân.2. Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:a) Đại diện Ủy ban nhân dân thuyết trình dự thảo nghị quyết;b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.3. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.Điều 144. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã1. Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo việc soạn thảo.2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, của Nhân dân tại các thôn, làng, buôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và chỉnh lý dự thảo quyết định.Điều 145. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã1. Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo gửi tờ trình, dự thảo quyết định, bản tổng hợp ý kiến và các tài liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp.2. Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã được tiến hành theo trình tự sau đây:a) Đại diện tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo trình bày dự thảo quyết định;b) Ủy ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.3. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã biểu quyết tán thành.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký ban hành quyết định.Chương XIIXÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌNĐiều 146. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội.2. Trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định.3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.Điều 147. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội.2. Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.4. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Điều 148. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọnViệc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo.2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày.3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.Hồ sơ thẩm định gồm tờ trình và dự thảo; hồ sơ thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.Điều 149. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn1. Hồ sơ trình xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như sau:a) Hồ sơ trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm tra;b) Hồ sơ trình dự thảo lệnh, dự thảo quyết định của Chủ tịch nước bao gồm tờ trình, dự thảo;c) Hồ sơ trình dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm định.2. Trình tự xem xét, thông qua:a) Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 74 của Luật này;b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;c) Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo lệnh, quyết định theo trình tự quy định tại Điều 81 của Luật này;d) Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 96 của Luật này;đ) Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại Điều 100 của Luật này;e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 126 của Luật này;g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 132 của Luật này.Chương XIIIHIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG, CÔNG KHAI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTĐiều 150. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ở Trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.5. Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.6. Chính phủ quy định về Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật.Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.Điều 153. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lựcVăn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.Điều 155. Hiệu lực về không gian1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:a) Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;b) Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;c) Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.Điều 157. Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luậtVăn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có giá trị sử dụng chính thức.Chương XIVGIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP LỆNHĐiều 158. Các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh1. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.2. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:a) Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh;b) Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh;c) Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới.Điều 159. Thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh1. Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.Điều 160. Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:a) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;đ) Chủ tọa phiên họp kết luận;e) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;g) Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.Điều 161. Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh1. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được đăng Công báo theo quy định tại Điều 150 của Luật này, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và đăng tải, đưa tin theo quy định tại Điều 157 của Luật này.2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được áp dụng cùng với văn bản được giải thích.Chương XVGIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTĐiều 162. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo quy định của pháp luật.2. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.Điều 163. Nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó.3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản.4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.Điều 164. Giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật.2. Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.3. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.4. Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.5. Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.Điều 165. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.3. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.4. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành.Điều 166. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành và do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản.2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó.Điều 167. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới ban hành.Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới.Chương XVIHỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTĐiều 168. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.2. Việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 169. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật1. Cơ quan nhà nước sắp xếp các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.2. Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Điều 170. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.2. Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực.3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Chương XVIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 171. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luậtNhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy định tại Luật này; hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Điều 172. Hiệu lực thi hành1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.2. Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.4. Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới.Điều 173. Quy định chi tiếtỦy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2015./.  CHỦ TỊCH QUỐC HỘINguyễn Sinh Hùng  
avatar
Bài viết
Hướng dẫn kê khai cấp Giấy nhận diện có mã QR Luồng Xanh
1. Hướng dẫn Đăng nhậpĐể sử dụng phần mềm, doanh nghiệp truy cập từ trình duyệt trên máy tính hoặc smartphone:Bước 1: Mở trình duyệtBước 2: Truy cập đường link https://vantai.drvn.gov.vn/Bước 3: Nhập đúng địa chỉ email vào ô "Email", số điện thoại vào ô "Số điện thoại" (Lưu ý: nhập đúng địa chỉ email và số điện thoại để nhận thông báo)Bước 4: Click chọn nút "Nhận mã xác thực" để nhận mã xác thực OTP về điện thoại của mình. Hệ thống sẽ trả về mã xác thực OTP từ IT-antiNCOVHình 1: Nhập email và số điện thoại nhận mã xác thựcBước 5: Nhập mã xác thực vào ô "Mã xác thực"Bước 6: Nhấn nút "Đăng nhập" để bắt đầu vào hệ thốngHình 2: Xác thực đăng nhập2. Các bước kê khai thông tinSau khi đăng nhập thành công, phần mềm sẽ hiển thị màn hình "KHAI BÁO THÔNG TIN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI" tại trang chủ. Đơn vị vận tải thực hiện các bước sau:Khuyến cáo: Khai báo thông tin sai là vi phạm pháp luật Việt Nam và có thể xử lý hình sựBước 1: Nhập thông tin THÔNG TIN PHƯƠNG TIỆN, trong đó các thông tin có dấu (*) là thông tin bắt buộc phải có gồm:Bước 2: Nhập thông tin THÔNG TIN LÁI XE VÀ NGƯỜI ĐI THEO XELựa chọn "Thêm lái xe" hoặc "Thêm người đi cùng"Tại màn hình "THÔNG TIN LÁI XE", đơn vị vận tải thực hiện các bước đăng nhập thông tin về người trên phương tiện (lái xe, nhân viện bốc xếp hàng hóa, chủ hàng,...) tại màn hình này có thể thực hiện sửa thông tin hoặc xóa.Cập nhật thông tin liên quan đến người đi trên phương tiện (lái xe, nhân viên bốc xếp hàng hóa, chủ hàng,...) để nhập các thông tin gồm:- Họ và tên (bắt buộc)- Ngày tháng năm sinh (bắt buộc)- Số CMND/CCCD (bắt buộc)- Số giấy phép lái xe (bắt buộc đối với lái xe)- Số điện thoại (bắt buộc)- Thông tin về Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực của người trên phương tiện.+ Thời gian có kết quả xét nghiệm (bắt buộc)+ Đính kèm hình ảnh Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực (bắt buộc).Lưu ý: Mã QRCode sẽ tự động hết hiệu lực khi Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính của một trong số người trên phương tiện hết hiệu lực. Mã QRCode sẽ tự động gia hạn sau khi đơn vị vận tải cập nhật lại Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.Bước 3: Nhập THÔNG TIN VỀ HÀNH TRÌNH VÀ HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN, trong đó các thông tin có dấu (*) là thông tin bắt buộc phải có:Đơn vị vận tải và lái xe cam kết thực hiện đúng hành trình, vận chuyển đúng mục đích đã đăng ký.Bước 4: Đơn vị vận tải đọc kỹ, rà soát các thông tin kê khai là đúng sự thật.Bước 5: Nhận mã bảo mậtBước 6: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã đăng ký và ấn nút “GỬI ĐỀ NGHỊ".Xác nhận thông tin một lần nữa để đăng ký cấp mã QR tự động.(Cảnh báo: Khi bạn nhấn nút gửi là đã hiểu và đồng ý; Đơn vị vận tải cam kết thông tin kê khai nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai).Bước 7: Hệ thống tự động sinh mã QRCode và gửi trả lại tài khoản của người kê khai.Bước 8: Đơn vị vận tải thực hiện tải xuống mã QRCode, in trên khổ giấy A5 để dán trên kính trước xe ô tô; in trên khổ giấy A4 để dán 2 bên thành xe.3. Cập nhật, điều chỉnh thông tin đã kê khai (thông tin hành trình, người trên phương tiện kèm Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực).Đơn vị vận tải chọn menu "Danh sách xe đăng ký" và chọn chức năng sửa thông tin.Lưu ý: Hệ thống giữ nguyên mã QRCode đã được cấp, đơn vị vận tải không cần thay thế, in lại mã QRCode sau khi sửa thông tin trên phần mềm. Cụ thể:Bước 1: Chọn chức năng "sửa thông tin".Bước 2: Cập nhật các thông tin cần sửa như: thông tin HÀNH TRÌNH, THÔNG TIN NGƯỜI TRÊN PHƯƠNG TIỆN, VỀ GIẤY XÉT NGHIỆM COVID-19.Bước 3: Kiểm tra thông tin sau khi sửa. Ấn nút "CẬP NHẬT" để cập nhật và lưu lại thông tin đã sửa.4. Thực hiện khai báo y tế trước khi xuất hành.Trước khi khởi hành, lái xe, người đi cùng xe thực hiện khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế hoặc khai báo y tế theo hướng dẫn 05 bước của Bộ Công an (https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn/).Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THỦ TỤC PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuctucphapluat.com.Thủ tục pháp luật
avatar
Bài viết
HỒ SƠ XÁC NHẬN THAY ĐỔI SỐ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN SỔ ĐỎ
 HỒ SƠ XÁC NHẬN THAY ĐỔI SỐ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN SỔ ĐỎTham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu và Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc ĐạtHoàng Tính (Đồng Tháp) hỏi: "Cho tôi hỏi hồ sơ xác nhận thay đổi thông tin về số Căn cước công dân trên sổ đỏ được quy định thế nào?"Thông qua THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn:Hồ sơ xác nhận thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ:Theo khoản 16 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT), hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bao gồm:Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận.Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận.Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân:Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014:Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014.Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân:Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014:Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:1. Điền vào tờ khai theo mẫu quy định.2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Căn cước công dân 2014 kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.3. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công dân phải xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp, kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.4. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục.5. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.6. Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014. Trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác, cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân, và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định.Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác nhận thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ.
avatar
Bài viết
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu Sau gần 30 năm Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, tỷ lệ công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), có 84 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam, trong đó có: 39 đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 47%); 12 đơn yêu cầu bị đình chỉ giải quyết; và 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 39,3%). Các căn cứ phổ biến mà PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành bao gồm: Có 23/33 trường hợp (chiếm 70% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: các bị đơn trong vụ kiện đã không được thông báo kịp thời và hợp lệ các tài liệu liên quan đến tố tụng trọng tài vì vậy các bị đơn đã không được thực hiện quyền tố tụng của mình; Có 12/33 trường hợp (chiếm 36% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: thỏa thuận trọng tài không được ký kết hợp lệ bởi người đại diện có thẩm quyền của bị đơn hoặc không có năng lực để ký kết thỏa thuận trọng tài; Có 7/33 trường hợp (chiếm 21% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: PQTTNN vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; và Có 3/33 trường hợp (chiếm 10% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: HĐTT giải quyết vụ kiện vượt quá thẩm quyền của mình và thành phần của HĐTT không phù hợp với thỏa thuận trọng tài. 2. Hạn chế, bất cập trên thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu Mặc dù các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành PQTTNN tương thích với Công ước, trên thực tiễn giải quyết, việc giải thích và áp dụng pháp luật của các tòa án Việt Nam vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế. (a) Các bên ký thỏa thuận Trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên. Tại Điều 459.1(a) BLTTDS (2015) quy định về trường hợp không công nhận PQTTNN khi “các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên”. Quy định này yêu cầu tòa án xét đơn phải căn cứ vào “pháp luật được áp dụng cho mỗi bên” để xác định năng lực, thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của bên nước ngoài là chưa phù hợp. Đối với trường hợp này, tòa án phải áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định. Cụ thể, đối với bên nước ngoài, nên vận dụng các quy định liên quan tại BLTTDS 5 như Điều 466 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài và Điều 467 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nhà nước nước ngoài. Điển hình, Quyết định số 12/2012/TLST-KDTM ngày 18/5/2012 của TAND tỉnh Long An về không công nhận quyết định của HĐTT thuộc Hiệp hội Bông Quốc tế (Liverpool, Anh Quốc) với lý do:[2] “Thỏa thuận trọng tài không có giá trị do người ký không có thẩm quyền: công ty E phải có hai người cùng ký vào hợp đồng theo hồ sơ sổ đăng ký điện tử nhưng hợp đồng giữa công ty E và công ty T chỉ do một người ký, người đại diện công ty T không phải là người đại diện theo pháp luật và cũng không được ủy quyền (phó giám đốc ký không có giấy ủy quyền, kể cả trong trường hợp văn bản đã có ký dấu của công ty) vi phạm quy định tại Điều 140 BLDS về người đại diện Pháp nhân. Kể cả khi trước đó các bên đã ký kết các hợp đồng khác thì tòa án cũng cho rằng tập quán thương mại chỉ áp dụng trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận.”. Trong việc giải quyết đơn yêu cầu này, tòa án đã dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam để xem xét năng lực ký thỏa thuận trọng tài mà không áp dụng pháp luật của bên nước ngoài (Thụy Sĩ). Theo đó, tòa án đã nêu căn cứ trên (cùng với căn cứ về việc tống đạt tài liệu tố tụng) để từ chối công nhận và cho thi hành PQTT này. (b) Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam BLTTDS (2015) hiện không có quy định giải thích đầy đủ hướng dẫn liên quan đến “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC (hướng dẫn về tố tụng trọng tài trong nước, cụ thể là Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM”), mà không hướng dẫn BLTTDS liên quan đến việc công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam), chỉ mới dừng lại ở việc giải thích rằng:  “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.” (Điều 14.2(đ), Nghị quyết 01/2014). Cách quy định này chưa cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất ở tòa án các cấp. Bất cập này thể hiện tại số PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành ở mức 21% trên tổng số 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019). Liên quan đến việc giải thích và áp dụng “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, TAND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 11/2019/QĐ-PQTT ngày 14/11/2019 hủy PQTTTN giải quyết tranh chấp giữa nhà thầu nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) dựa trên các lý do như: phán quyết vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên khi HĐTT áp dụng Quy tắc về thu thập chứng cứ và không tự chỉ định nhân chứng chuyên gia để xem xét đánh giá chứng cứ. TAND TP. Hà Nội nhận định việc HĐTT đã thay đổi nơi tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp (từ Hà Nội sang Osaka, Nhật Bản) là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, tòa này không chỉ ra được phán quyết  đó vi phạm cụ thể nguyên tắc cơ bản nào. Về bản chất, địa điểm giải quyết tranh chấp (seat of arbitration) của vụ kiện này vẫn được ghi nhận là tại Việt Nam, chỉ thay đổi về nơi tổ chức phiên họp (hearing venue) xuất phát từ bối cảnh bị đơn trong vụ kiện có những hành vi khởi kiện, gây trở ngại cho việc xét xử của HĐTT. Hai loại địa điểm này là khác nhau, một địa điểm đề cập đến địa điểm vật lý (nơi tổ chức phiên họp), một địa điểm liên quan đến địa điểm pháp lý (yếu tố xác định pháp luật tố tụng trọng tài và xác định tòa án hỗ trợ và giám sát tố tụng trọng tài). Nhận định của tòa án là không phù hợp với thực tiễn và tính chất của tố tụng trọng tài quốc tế. (c) Việc diễn giải các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế bởi tòa án Việt Nam không phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế và thỏa thuận của các bênNhà đầu tư Singapore và doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) phát sinh tranh chấp được giải quyết bởi Tòa Trọng tài Quốc tế ICC. Địa điểm trọng tài tại Việt Nam. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đã tự nguyện đạt được thỏa thuận hòa giải nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp, theo đó HĐTT công nhận thỏa thuận này của các bên. Doanh nghiệp phía Việt Nam vi phạm nghĩa vụ thanh toán của mình sau khi đã thanh toán được một phần khoản tiền nợ cam kết. Sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của nhà đầu tư Singapore, tòa án của Việt Nam đã công nhận phán quyết này (tại quyết định số 766/2021/QĐSTKDTM ngày 26/5/2021 của TAND TP. HCM). Tuy nhiên, tại quyết định số 24/2022/QĐ-PT, TAND Cấp cao đã từ chối công nhận và cho thi hành PQTT, với các lý do chính như: HĐTT đã không thực hiện việc lập biên bản hòa giải thành là vi phạm thủ tục tố tụng; và HĐTT ban hành PQTT chậm 25 ngày so với quy định của Luật TTTM. Trong trường hợp này, HĐTT đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên dựa trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Việc không lập biên bản hòa giải thành chỉ nên được xem là một sai sót nhỏ bởi không phương hại đến quyền, lợi ích của các bên, không vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc lập biên bản trên cơ sở hòa giải thành thực tế không có giá trị áp dụng khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTTN. Quy tắc trọng tài ICC quy định thời hạn ban hành PQTT là 6 tháng hoặc một thời hạn khác mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mặc dù tòa TP. HCM ra quyết định cho công nhận và thi hành phán quyết, nhưng TAND Cấp cao xem đây là  hành vi này là vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng. Tương tự như ở trên, dù có sự khác biệt giữa quy định của Luật TTTM và Quy tắc trọng tài ICC về thời hạn ban hành PQTT, nhưng đây không phải là một vi phạm thủ tục nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên, đặc biệt là bên phải thi hành PQTT. Việc giải thích, áp dụng pháp luật mà không tham chiếu đến thông lệ, quy định quốc tế cũng như thỏa thuận của các bên dẫn đến kết quả của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài không được công nhận, lãng phí thời gian, công sức của các bên liên quan. Trường hợp nhận được một một quyết định như trên, nhà đầu tư nước ngoài buộc phải khởi động một vụ kiện trọng tài đầu tư, theo cơ chế bị “khước từ công lý” (denial of justice) do quyền lợi, quyền sở hữu tài sản bị tước bỏ bằng một quyết định tư pháp của nước tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ hiệp định bảo hộ đầu tư liên quan. 3. Một số nguyên nhân (a) Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN Ngày 17/07/2019, Tòa án Nhân dân Tối cao (“TANDTC”) công bố dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN tại tòa án sơ thẩm, và đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu lấy ý kiến. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích và áp dụng thống nhất các quy định liên quan đến công nhận và cho thi hành PQTTNN. Điều này dẫn đến việc khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN, mỗi hội đồng xét đơn sẽ có nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau, ngay cả các thẩm phán trong cùng một tòa án cũng có thể có các quan điểm khác nhau. Điển hình như, khi thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của HĐTT thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Hong Kong, TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định đình chỉ yêu cầu này vì lý do: “Công ty A (bên yêu cầu) không thể cung cấp được địa chỉ hiện nay của Công ty C tại Việt Nam, đồng thời cũng không xác định được địa điểm nơi có tài sản của công ty C.” Tuy nhiên, sau khi TAND Cấp cao tại TP. HCM xem xét kháng cáo đã quyết định công nhận và cho thi hành PQTTNN này với lý do:“Tòa án là bên phải xác định địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người thi hành án nên Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng người yêu cầu không cung cấp được địa chỉ hiện nay của công ty C là chưa phù hợp với luật đã viện dẫn.” Mặc dù cùng viện dẫn quy định tại Điều 457.3(đ) BLTTDS (2015), tuy nhiên, hai tòa án khác nhau lại có hai cách hiểu khác nhau. Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) quy định về việc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có căn cứ sau: “Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài.” Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) chưa quy định rõ ràng người có trách nhiệm xác minh địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành, mà chỉ quy định về vấn đề “tòa án không xác định được”. Điều này gây ra sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật giữa các tòa án liên quan đến vấn đề này: bên yêu cầu hay tòa án phải có nghĩa vụ xác định địa điểm có tải sản của bên phải thi hành.Hạn chế kinh nghiệm trong việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN Theo số liệu của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), các tòa án địa phương trên cả nước chỉ thụ lý tổng cộng 82 đơn yêu cầu. Theo số liệu thống kê riêng của TAND TP. HCM tổng số đơn yêu cầu mà tòa này đã thụ lý từ năm 2020 đến ngày 15/5/2023 là 10 đơn yêu cầu, cụ thể:[5] STT Năm Số thụ lý Chấp nhận yêu cầu Bác yêu cầu Tồn 1 2020 4 3 0 1 2 2021 2 1 0 1 3 2022 2 0 0 2 4 2023 2 0 1 1 Những số liệu sơ bộ nêu trên phản ánh thực trạng số đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam còn khá thấp, chưa có thẩm phán chuyên trách có kinh nghiệm đối với loại việc dân sự này. Công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN còn hạn chế Năm 2020, Bộ Tư pháp đã công bố trên trang tin Pháp luật quốc tế, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ sở dữ liệu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, PQTTNN. Tuy nhiên sau gần 03 năm, các số liệu liên quan chỉ mới được cập nhật đến ngày 30/9/2019, Bộ Tư pháp cũng như TANDTC vẫn chưa tổng hợp, cập nhật và công bố công khai dữ liệu hằng năm. Như vậy, công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN và việc thực hiện cam kết theo Công ước chưa nhận được sự quan tâm xác đáng, ảnh hưởng mức độ tin cậy, minh bạch, bình đẳng của môi trường pháp lý tại Việt Nam. CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI Cần tập huấn nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu đội ngũ thẩm phán kinh tế chuyên trách về giải quyết loại việc dân sự công nhận và cho thi hành PQTTNN, nâng cao chất lượng giải quyết xem xét đơn của các thẩm phán đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi quy định về công nhận và cho thi hành PQTTNN. Khi giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN (hoặc xem xét yêu cầu hủy PQTTTN), tòa án cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “không xét xử lại nội dung tranh chấp”. Nói cách khác, tòa án không nên tiến hành phiên họp xét đơn như một phiên xử “phúc thẩm” các bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại. Để từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN cũng như nâng cao tỷ lệ đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, cần tiến hành nghiên cứu, thống kê, tổng kết lại các số liệu, dữ liệu liên quan đến loại việc dân sự này nhằm đánh giá, rút ra được nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót trong công tác giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN. Cần sớm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS về công nhận và cho thi hành PQTTNN để việc diễn giải và áp dụng pháp luật được thống nhất và phù hợp hơn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để tòa án Việt Nam hỗ trợ HĐTT nước ngoài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu tập nhân chứng, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, … trong quá trình tố tụng trọng tài nước ngoài. Thiếu sót này phần nào hạn chế tính kịp thời, thực thi, chung thẩm của PQTTNN. Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi Luật TTTM theo tiêu chí xác định “trọng tài nước ngoài” cần dựa trên địa điểm phân xử trọng tài (Seat of arbitration), chứ không nhất thiết là theo pháp luật nơi có trụ sở pháp nhân / trung tâm trọng tài được thành lập. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, việc một HĐTT tài giải quyết tranh chấp dưới sự quản lý các công tác nhân sự hành chính của vụ kiện bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC), vẫn có thể có địa điểm phân xử trọng tài ở Việt Nam, và theo quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa Trọng tài ICC (trụ sở Pháp) thì không thể xem là PQTTNN. Hạn chế việc vận dụng sơ cứng quy định cơ chế tố tụng bắt buộc theo pháp luật TTTM Việt Nam, mà trên tinh thần tôn trọng thỏa thuận của các bên về những vấn đề có thể thỏa thuận như thời hạn ban hành phán quyết cuối cùng, các quy trình tố tụng trọng tài, số lần nộp bản ý kiến, bản ý kiến phản hồi ... Trong TTTM quốc tế, cơ chế bên thứ ba tài trợ tố tụng (Third-party funding) là xu hướng phổ biến, Việt Nam hiện chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức công nhận cơ chế này. Vậy những vụ tranh chấp trọng tài quốc tế có áp dụng cơ chế tài trợ bên thứ ba khi thực thi phán quyết ở Việt Nam có bị xem là trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không? Đây là một vấn đề cũng cần lưu ý nhằm hội nhập với thông lệ trọng tài quốc tế trong bối cảnh gia tăng các vụ tranh chấp thương mại – đầu tư với giá trị tranh chấp ở quy mô lớn mà Chính phủ hoặc doanh nghiệp Việt Nam là một bên đương sự. Một số nội hàm luật nội dung của Việt Nam cũng cần được sửa đổi hoặc hướng dẫn, làm rõ nhằm tháo bỏ những “rào cản kỹ thuật” dẫn đến nguy cơ một PQTT nói chung, PQTTNN nói riêng có thể không được công nhận, thi hành. Chằng hạn Điều 470 BLTTDS về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền đối với bất động sản tại Việt Nam; hoặc một số quy định chỉ nhắc đến Tòa án (mà không có trọng tài) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, như quy định về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 125-129 Bộ luật Dân sự hoặc quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 Bộ luật Dân sự. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC),[8] riêng năm 2022 SIAC thụ lý giải quyết 357 đơn khởi kiện mới với tổng trị giá tranh chấp là 5,61 tỷ USD. Quý đầu tiên của năm 2023, SIAC gia tăng đáng kể đối với số lượng thụ lý đơn khởi kiện mới, 332 vụ. Việt Nam (cùng với các quốc gia ASEAN) là nước được xem là "khách hàng" sử dụng dịch vụ SIAC đứng trong “Top 10”. Tại các quốc gia thành viên của Công ước ở ASEAN, căn cứ thường bị viện dẫn để không công nhận và cho thi hành PQTTNN là vi phạm “chính sách công” (public policy) – vì định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này thường được diễn giải chung chung và rộng để áp dụng chính xác. Tuy nhiên, pháp luật Singapore có cách tiếp thận trọng hơn liên quan đến vấn đề chính sách công. Việc vận dụng không đúng các căn cứ pháp lý, quy định pháp luật hay sự kiện thực tế sẽ không bị đối chiếu so sánh với nội hàm chính sách công. Ngược lại, một số trường hợp việc công nhận và cho thi hành PQTTNN sẽ bị xem là vi phạm “trật tự hay chính sách công” chỉ khi: (i) việc công nhận vi phạm “các giá trị  cơ bản về đạo đức và công lý”; (ii) “gây xói mòn lương tri, niềm tin nội tâm”;hoặc (iii) có căn cứ chỉ ra rằng trọng tài viên nhận hối lộ, không độc lập từ các bên.Pháp luật Singapore cho phép việc công nhận thi hành không chỉ phán quyết cuối cùng mà cả các phán quyết từng phần và phán quyết tạm thời, cũng như các quyết định khẩn cấp tạm thời của HĐTT nước ngoài tại Singapore – quy định mà hiện tại Việt Nam đang không có cơ chế. Singapore có cơ chế hỗ trợ tố tụng trọng tài quốc tế trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể, nếu nguyên đơn của một vụ kiện trọng tài quốc tế (như VIAC, ICC) xác định được bị đơn có tài sản tại Singapore, nguyên đơn có thể nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền của Singapore để yêu cầu áp dụng “lệnh Mareva” (Mareva Injunction) đối với tài sản đó.[13] Theo đó, một bên yêu cầu áp dụng lệnh Mareva cần phải chứng minh được: (i) bên đó có vị thế đủ mạnh về nội dung của các yêu cầu khởi kiện của họ; và (ii) tồn tại rủi ro thật sự rằng bị đơn sẽ tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thi hành án.[14]   Vị thế đủ mạnh của một bên về nội dung của vụ kiện mà tòa án Singapore thường sẽ xem xét sẽ ở mức khoảng trên 50% cơ hội chiến thắng, nhưng không nhất thiết phải luôn xem xét yếu tố này trong tất cả các trường hợp yêu cầu áp dụng lệnh Mareva.[15] Những yếu tố liên quan đến việc xác định rủi ro thật sự về việc tẩu tán tài sản điển hình gồm: bản chất của tài sản là đối tượng của lệnh Mareva, và mức độ mà bên có tài sản đó có thể tẩu tán; bản chất và vị thế tài chính của bị đơn; địa điểm trụ sở hoặc cư trú của bị đơn; có cơ sở nào thể hiện bị đơn có khuynh hướng sẽ gây khó khăn cho việc thi hành án hay không … Nhìn chung, pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã có quá trình hình thành và phát triển nhanh chóng, dần trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại phổ biến và được tin cậy, ưa chuộng trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, một số vấn đề tồn đọng trong thực trạng hủy PQTTTN hoặc từ chối công nhận và thi hành PQTTNN cho thấy cần có những thay đổi thực chất và toàn diện hơn, mà nền tảng dựa trên sự hỗ trợ từ hệ thống cơ quan tư pháp, tòa án Việt Nam. 
avatar
Bài viết
THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI V
Khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật 1.1. Khó khăn từ phía cơ quan tiến hành tố tụng - Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc xem xét các yêu cầu để ra quyết định có công nhận phán quyết trọng tài hay không với việc xem xét nội dung của phán quyết trong nhiều trường hợp khó phân biệt rõ ràng như căn cứ liên quan đến năng lực của các bên, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hoặc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Theo thống kê số liệu giai đoạn báo cáo từ ngày 01/02/2012  đến ngày 30/9/2019 (của 55/66 Tòa án thực hiện báo cáo) có 33 yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài không được tòa án thụ lý giải quyết; 84 vụ việc thu thập được các quyết định giải quyết và đưa ra kết quả giải quyết tập trung ở các tòa án Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An (Tòa án Hà Nội: 15 vụ việc; Tòa án Hồ Chí Minh: 38 vụ việc; Tòa án Bình Dương: 5 vụ việc; Tòa án Long An: 5 vụ việc) trong đó 39 vụ việc được công nhận và cho thi hành, 33 vụ việc không được công nhận, 12 vụ việc đình chỉ giải quyết. Việc Tòa án không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thường dựa vào các lý do như: (i) các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký thỏa thuận; (ii) cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thi hành không được thông báo kịp thời các thông tin hoặc không thể tham gia thực hiện quyền tố tụng của mình với lý do chính đáng; (iii) việc công nhận và cho thi hành là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Những bất cập nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất về xác định người phải thi hành, nguyên tắc có đi có lại, căn cứ hủy phán quyết và từ chối công nhận do vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, cách hiểu và áp dụng Công ước của các tòa án không được thống nhất (có tòa án sẽ đánh giá quyết định của trọng tài nước ngoài so với quy định của Công ước và Bộ luật TTDS; có toà án lại không đề cập gì đến Công ước hoặc có tòa án chỉ nhắc đến tên Công ước mà không có phân tích gì thêm). Thứ ba, công tác tổng kết, rà soát, đánh giá, đôn đốc việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài cũng như thực hiện Công ước chưa được quan tâm đúng mức. 1.2. Khó khăn trong hoạt động thực tiễn của các luật sư (Đề nghị Luật sư tham gia thảo luận). a. Những điều cần lưu ý Phán quyết trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài (khác với Quyết định trọng tài là quyết định được ban hành trong quá trình giải quyết tranh chấp). Theo cuốn hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại (viết tắt là ICCa) diễn giải Công ước 1958 có viết “Thể thức trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên thống nhất đưa tranh chấp ra một bên thứ ba là bên sẽ đưa ra quyết định chung thẩm và có tính ràng buộc thay vì đưa ra Tòa án”. Như vậy, phán quyết trọng tài có 3 đặc điểm: (1) Có sự đồng thuận dựa trên thỏa thuận của các bên; (2) là biện pháp giải quyết tranh chấp có tính chất chung thẩm (có hiệu lực pháp luật ngay) và ràng buộc các bên; (3) là phương thức thay thế tố tụng tại Tòa án. Theo pháp luật Việt Nam thì: Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp (khoản 9 Điều 3 Luật TTTM); Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM) và khoản 2 Điều 424 BLTTDS nĕm 2015 quy định ”Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành”; Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam (khoản 11 Điều 3 Luật TTTM); Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn (khoản 12 Điều 3 Luật TTTM); Phán quyết của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có “hiệu lực pháp luật” như quyết định của Tòa án của Việt Nam có hiệu lực pháp luật; Khi Tòa án được yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài, Tòa án không chỉ được yêu cầu công nhận hiệu lực pháp lý của phán quyết, mà còn phải đảm bảo phán quyết đó được thi hành. BLTTDS quy định rằng phán quyết được công nhận sẽ được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự và chỉ được thi hành sau khi có quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. (Điều 427 BLTTDS). Do vậy, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. b. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành- Trên cơ sở Công ước New York 1958, khi gia nhập Việt Nam đã giới hạn phạm vi áp dụng của Công ước New York 1958 tại Quyết định số 453/QĐ-CTN ngày 28-71995 của Chủ tịch nước về việc tham gia Công ước New York 1958. Theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 453/QĐ- CTN ngày 28-7-1995 của Chủ tịch nước về việc tham gia Công ước New York 1958 thì Việt Nam đưa ra 3 điều bảo lưu cơ bản đó là: + Công ước chỉ áp dụng đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại. + Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại. + Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS năm 2015 quy định: ”Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. - Theo quy định tại Điều 424 BLTTDS năm 2015 thì Toà án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo 2 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, dựa trên cơ sở điều ước quốc tế: Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (điểm a khoản 1 Điều 424 BLTTDS); Thứ hai, dựa trên nguyên tắc có đi có lại: Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại” (điểm b khoản 1 Điều 424 BLTTDS)./. *************  THỦ TỤC THI HÀNH PHÁN QUYẾT  CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM      - Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh -  Trong nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay, các tranh chấp thương mại phát sinh là một điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết các tranh chấp đó, chúng ta được lựa chọn nhiều phương pháp như thương lượng, hoà giải, Toà án, Trọng tài,… Hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một phương thức ngày càng trở nên phổ biến đối với các tranh chấp thương mại, nhất là đối với các hoạt động kinh doanh thương mại xuyên quốc gia bởi các đặc tính ưu việt của phương thức này như nhanh chóng, bảo mật, linh hoạt. Tuy nhiên, hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài còn phụ thuộc vào sự thừa nhận giá trị pháp lý và đảm bảo thi hành của quyền lực quốc gia. Sự đảm bảo này đặc biệt có ý nghĩa đối với các phán quyết trọng tài trong các tranh chấp thương mại quốc tế bởi các bên trong tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp, tài sản thực hiện phán quyết trọng tài,.. ở những quốc gia khác nhau. 1. Những vấn đề chung Điều 67 Luật Trọng tài thương mại quy định: Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (THADS). Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định riêng về việc thi hành các phán quyết, quyết định (gọi chung là phán quyết) của trọng tài thương mại nói chung và các phán quyết của trọng tài nước ngoài nói riêng. Do đó, trình tự, thủ tục thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo các trình tự, thủ tục chung theo quy định của Luật THADS như bản án, quyết định của Toà án mà không có sự phân biệt. Tuy nhiên, một khi phán quyết của trọng tài được xác định là của trọng tài nước ngoài thì phán quyết đó chưa thể được thi hành ngay theo pháp luật về THADS mà trước hết, phán quyết đó phải được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Vậy, khi nào phán quyết được xác định là của trọng tài nước ngoài? Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại thì phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận lựa chọn. Cũng theo quy định của Luật Trọng tài thương mại thì Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cơ sở để xác định phán quyết là của trọng tài nước ngoài là căn cứ vào chủ thể tuyên phán quyết (Trọng tài tuyên phán quyết được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài), bất kể địa điểm tuyên phán quyết ở đâu (trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam). 2. Tiếp nhận yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án 2.1. Tiếp nhận yêu cầu thi hành án Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. Không phải bất cứ trường hợp tiếp nhận yêu cầu thi hành án nào thì cơ quan THADS cũng thụ lý, ra quyết định thi hành án và cho tổ chức thi hành. Theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật THADS thì cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây: + Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Luật này; + Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án; + Hết thời hiệu thi hành án. Do đó, trong quá trình tiếp nhận yêu cầu thi hành án đối với phán quyết trọng tài nước ngoài, cơ quan THADS cần lưu ý một số vấn đề sau: - Một là, thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Điều 35 Luật THADS quy định về thẩm quyền thi hành án:  “2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn; Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao; Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác; Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành; Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án”. Như vậy, cơ quan THADS có thẩm quyền tổ chức thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài là cơ quan THADS cấp tỉnh. - Hai là, về thời điểm phán quyết có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại thì phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tuy nhiên, đối với phán quyết của trọng tài nước ngoài, để được thi hành theo pháp luật về THADS, trước hết, phán quyết đó phải được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tại khoản 3 Điều 427 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 442, khoản 1 Điều 461 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cái trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo. Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 còn quy định về thời hạn kháng nghị đối quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, cụ thể: Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày, của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định. Ba là, về thời hiệu yêu cầu thi hành án.Theo quy định của pháp luật về THADS (Điều 30 Luật THADS; Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 5 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn; đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 5 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, phán quyết của trọng tài nước ngoài phải được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự; sau khi được Toà án công nhận thì phán quyết đó mới được thi hành theo pháp luật về THADS. Như vậy, mặc dù theo quy định của Luật Trọng tài thương mại thì phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành nhưng thời điểm để làm căn cứ tính thời hiệu yêu cầu thi hành đối với phán quyết của trọng tài nước ngoài không phải là ngày ban hành phán quyết mà tính từ ngày quyết định của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực pháp luật. Bốn là, chủ thể đứng tên yêu cầu thi hành án. Hiện nay, các tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu là các tranh chấp thương mại giữa các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, người yêu cầu thi hành án trong trường hợp này cũng là các tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp người yêu cầu thi hành án là tổ chức, doanh nghiệp thì về nguyên tắc, đơn yêu cầu thi hành án phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp đó ký. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về đại diện của pháp nhân thì có hai hình thức đại diện gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Năm là, nội dung yêu cầu thi hành án và tài liệu kèm theo. Nội dung yêu cầu thi hành án được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 31 Luật THADS, bao gồm: + Tên, địa chỉ của người yêu cầu; + Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; + Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; + Nội dung yêu cầu thi hành án; + Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; + Ngày, tháng, năm làm đơn; + Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có. Khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, người yêu cầu thi hành án phải nộp bản án, quyết định và tài liệu khác có liên quan. Về các “tài liệu khác có liên quan” là tài liệu gì thì Luật THADS chưa có quy định cụ thể. Qua thực tế áp dụng tại các cơ quan THADS, các tài liệu khác mà người yêu cầu thi hành án phải cung cấp có thể là: Giấy tờ tuỳ thân; giấy uỷ quyền; Trong trường hợp yêu cầu thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thì một trong những tài liệu không thể thiếu khi yêu cầu thi hành án là Quyết định của Toà án công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài. 2.2. Ra quyết định thi hành án Việc ra quyết định thi hành án trong trường hợp này là ra quyết định thi hành án theo yêu cầu, được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật THADS; Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP; Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án. Phạm vi ra quyết định thi hành án theo yêu cầu phải phù hợp với nội dung yêu cầu thi hành án của người yêu cầu. Tuy nhiên, cơ quan THADS cũng cần lưu ý đối với khoản nghĩa vụ thi hành án theo từng đợt, nếu người được thi hành án có yêu cầu đối với khoản đến hạn và khoản chưa đến hạn thì về nguyên tắc, cơ quan THADS chỉ ra quyết định đối với phần đã đến hạn. 3. Thủ tục thông báo về thi hành án Việc thông báo về THADS trong tổ chức thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Luật THADS; Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLTBTP-TANDTC-VKSNDTC. Tuy nhiên, do chủ thể ở đây thường là pháp nhân cần lưu ý các quy định về thông báo cho cơ quan, tổ chức tại Điều 41 Luật THADS. Theo quy định của pháp luật về THADS thì người nhận văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức được thông báo gồm:Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức được thông báo: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 (người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp). Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức sẽ do cơ qua, tổ chức có thẩm quyền quyết định và được ghi nhận ngay tại quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức được thông báo có nhiều người đại diện thì Chấp hành viên cần làm việc với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó để thống nhất lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó tham gia trong quá trình THADS. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLTBTP-TANDTC-VKSNDTC thì trường hợp đương sự là pháp nhân hoặc người chưa thành niên, bị hạn chến năng lực hành vi dân sự thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của đương sự. Do đó, Chấp hành viên có thể căn cứ vào yêu cầu thi hành án hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để xác định người nhận văn bản thông báo. Người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức là người được cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó. Người đại diện tham gia việc thi hành án là người đã được người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền tham gia việc thi hành án. Người mà cơ quan, tổ chức được thông báo cử đến nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý là giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức cử người nhận thông báo chỉ có giá trị cho một lần cử nhận thông báo. Việc thực hiện thông báo văn bản về thi hành án cho người nhận văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức được thực hiện tương tự như việc thông báo trực tiếp cho cá nhân nhưng người có trách nhiệm thông báo thi hành án không được giao văn bản thông báo cho người thân của những người này. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện thông báo cho cơ quan, tổ chức qua đường bưu điện, fax, email và các hình thức thông báo khác nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC. 4. Xác minh điều kiện thi hành án Trình tự, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 4 Luật THADS; Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP; Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC. Tùy theo từng trường hợp và từng nghĩa vụ phải thi hành án mà Chấp hành viên lựa chọn các hình thức và nội dung xác minh  phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết người phải thi hành án trong các phán quyết trọng tài nước ngoài là các doanh nghiệp (trong nước hoặc nước ngoài) và nghĩa vụ phải thi hành án là nghĩa vụ trả tiền. Do đó, khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên cần lưu ý một số nội dung sau đây: Thứ nhất, về lựa chọn nội dung xác minh: Theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐCP thì cơ quan THADS chỉ được kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác. Theo quy định như nêu trên, biện pháp khấu trừ tài khoản của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế được ưu tiên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án là các doanh nghiệp. Mặt khác, tài khoản cũng là loại tài sản mà Chấp hành viên dễ xử lý nhất và là tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có. Để thực hiện biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, trước hết Chấp hành viên cần xác minh tài khoản của doanh nghiệp. Thông tin về tài khoản có thể có ngay trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc Chấp hành viên có thể khai thác qua người được thi hành án, qua giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, qua cơ quan thuế, hoặc qua cơ quan đăng ký kinh doanh... Thứ hai, xác minh những tài sản khác của người phải thi hành án: Trong trường hợp tài khoản của người phải thi hành án không có tiền hoặc tiền trong tài khoản chưa đủ để thi hành án, Chấp hành viên cần làm việc với người phải thi hành án, yêu cầu họ cung cấp hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, báo cáo tài chính trong thời gian gần nhất. Ngoài ra, Chấp hành viên có thể thông qua các cơ quan khác như: cơ quan quản lý vốn, tài sản (trường hợp là doanh nghiệp nhà nước), cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký tài sản, ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức liên quan khác để xác minh các tài sản khác của người phải thi hành án như hàng hóa, vốn góp,... Đối với tài sản là vốn góp: Chấp hành viên cần xác minh số vốn của các thành viên cam kết góp vào công ty, các văn bản, giấy tờ ghi nhận quá trình góp vốn đó, xác định trách nhiệm của các thành viên công ty đối với các khoản nợ. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013 và còn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Do đó đối với những trường hợp doanh nghiệp phải thi hành án được cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất 30 năm, 50 năm, có nhà xưởng trên đất và các tài sản khác gắn liền với đất thì Chấp hành viên cần phải xác minh kỹ từng nội dung sau: Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận thuê đã phải nộp tiền thuê đất một lần hay nộp hàng năm? Tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Quyền sử dụng đất đó có bị thế chấp, bảo lãnh, góp vốn cho tổ chức, cá nhân nào không? Trong trường hợp doanh nghiệp lại ủy thác đầu tư mua cổ phiếu, xổ phần thì phải xác minh việc ủy thác đầu tư có hợp pháp không? Hiện cổ phiếu, cổ phần ấy có cầm cố, thể chấp không? Trong trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp phải thi hành nghĩa vụ giao trả vật: Chấp hành viên tiến hành xác minh tương tự như các trường hợp phải trả vật trong các bản án, quyết định khác, tuy nhiên, Chấp hành viên phải lưu ý địa điểm xác minh. Ngoài trụ sở của doanh nghiệp còn phải tiến hành xác minh tại kho để hàng hóa (nếu có). Việc xác minh phải làm rõ vấn đề: tình trạng của vật phải trả, ai đang quản lý vật phải trả, vật phải trả hiện đang ở đâu và thái độ chấp hành án của người phải thi hành án 5. Thuyết phục tự nguyện thi hành án và ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự Khi thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên có thể thực hiện vận động từ cả hai bên đương sự. Để đạt được hiệu quả thuyết phục cao nhất, Chấp hành viên cần khai thác và sử dụng linh hoạt các nội dung như: Ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án; khả năng tài chính của người phải thi hành án; tình hình hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thái độ của người phải thi hành án... để từ đó có cách vận động, thuyết phục phù hợp và hiệu quả. Khi thực hiện ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Chấp hành viên cần tuân thủ đúng các quy định tại Điều 6 Luật THADS và Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP; đồng thời cần lưu ý về đối tượng tham gia thỏa thuận thi hành án. 6. Áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế Trong việc tổ chức thi hành án, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định chung tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 Luật THADS; Điều 13, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.  Ngoài ra, Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật THADS. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong việc thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục chung do pháp luật THADS quy định. Tuy nhiên, do đặc thù của việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nên Chấp hành viên cần lưu ý một số điểm như sau: Một là, theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP khi kê biên tài sản của doanh nghiệp, cơ quan THADS đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.  Hai là, theo quy định tại Điều 87 Luật THADS thì Chấp hành viên không được kê biên tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Do đó khi kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp nhà nước, Chấp hành viên phải hết sức lưu ý về các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Chấp hành viên cần xác minh biên bản giao nhận vốn để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tài sản nào do ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với tài sản là đất đai của các doanh nghiệp nhà nước, theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, đối với tài sản của doanh nghiệp mà thuộc trường hợp này thì Chấp hành viên không được kê biên. Ba là, các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại thường có nhiều tài sản khác nhau và thường có chung tài sản với người khác, vì vậy, việc xác định phần tài sản của chủ thể phải thi hành án trong khối tài sản chung là rất khó khăn. Do đó, Chấp hành viên lưu ý  quy định về kê biên, xử lý tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác được quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật THADS, Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP. 7. Thanh toán tiền thi hành án Việc thanh toán tiền thi hành án cũng tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 47 Luật THADS, Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC; đồng thời, Chấp hành viên lưu ý một số vấn đề sau:  Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Trong trường hợp cơ quan THADS thu được tiền nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan THADS có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt. Thứ hai, thanh toán tiền thi hành án liên quan đến lãi suất chậm thi hành án. Trong các phán quyết này thường có nội dung thi hành khoản lãi suất chậm thi hành án. Đối với việc thi hành khoản lãi suất này, khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định theo nguyên tắc: Trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án thì khi thu được tiền, cơ quan THADS tiến hành thanh toán số tiền được tuyên trong bản án, quyết định trước, sau đó mới thanh toán tiền lãi suất chậm thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác./. *************            THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH  PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM  - Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam VIAC -  Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong thương mại quốc tế (ADR) nói chung, trọng tài thương mại quốc tế nói riêng hiện trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới với nhiều ưu việt – đây là một xu hướng tất yếu. Việt Nam qua từng thời kỳ đã có những chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án hữu hiệu theo chuẩn mực quốc tế. Một trong những yếu tố then chốt hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại quốc tế là tính chung thẩm và có thể thực thi phán quyết hiệu quả, đặc biệt là việc thi hành PQTT tại lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc quốc gia nơi bên phải thi hành phán quyết có tài sản. Việc từ chối công nhận, cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (“PQTTNN”) không có cơ sơ pháp lý nhất quán có thể dẫn đến những hệ quả phức tạp, tốn kém về nguồn lực của quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh phát sinh những vụ tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài thông qua cơ chế bảo vệ của các hiệp định song hoặc đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên. Trong giai đoạn bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam, việc xem xét công nhận, cho thi hành PQTTNN cần tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên, góp phần mở rộng hợp tác trong hoạt động hỗ trợ tư pháp quốc tế trên cơ sở tôn trọng thẩm quyền tài phán quốc gia và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư từ các nước thành viên. Công tác rà soát, đánh giá, kịp thời hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung đối với các quy định pháp luật quốc gia về công nhận và cho thi hành PQTTNN là thiết yếu, bảo đảm môi trường pháp lý công bằng, nhất quán. I. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Công ước New York (1958) Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ngày 10/6/1958 tại New York, Hoa Kỳ (“Công ước”), với 172 quốc gia thành viên (tính đến ngày 14/5/2023). Việt Nam đã gia nhập Công ước này từ giai đoạn đầu mở cửa  kinh tế (ngày 12/9/1995), tạo hành lang pháp lý để những phán quyết trọng tài được ban hành hợp lệ tại các quốc gia thành viên của Công ước được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Công ước được thành lập với mục tiêu tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho việc công nhận các PQTTNN, là cơ sở để PQTTNN được công nhận và cho thi hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Về cấu trúc, trong 16 điều khoản của Công ước, Điều I đến Điều VII quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành PQTTNN, việc từ bỏ tham gia công ước, việc sử dụng công ước của các quốc gia và trách nhiệm của Liên Hợp quốc trong việc triển khai thi hành Công ước; 9 điều khoản còn lại quy định về hiệu lực của Công ước, và về các thủ tục gia nhập, ký kết, phê chuẩn của các quốc gia thành viên. Theo Điều 3 của Công ước, các quốc gia thành viên Công ước không được phân biệt đối xử đối với các PQTTNN và có nghĩa vụ phải đảm bảo các PQTTNN được công nhận và có khả năng thi hành tương tự các phán quyết trọng tài trong nước (“PQTTTN”). Các PQTTNN sẽ được thi hành như những quyết định của tòa án quốc gia và hệ thống các cơ quan tư pháp của nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết. Các quốc gia thành viên phải công nhận các PQTT được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là PQTTTN của các nước thành viên. 2. Pháp luật Việt Nam Sau khi gia nhập Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định về công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Công ước qua từng thời kỳ như: Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài (Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 14/9/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1996); Bộ luật Tố tụng Dân sự (“BLTTDS”) năm 2004 (hiện là BLTTDS năm 2015). Quy định công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam (Phần thứ bảy - Chương XXXV và Chương XXXVII của BLTTDS 2015). Nhìn chung, các quy định liên quan tại BLTTDS (2015) được nội luật hóa tương đối tương thích với các quy định tại Công ước. Các cơ quan toà án xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN theo hai nguyên tắc chính (i) dựa trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc (ii) dựa trên nguyên tắc có đi có lại (Điều 424, BLTTDS 2015). PQTTNN được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự (Điều 427.2, BLTTDS 2015). Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN bao gồm, ngoài những tài liệu được hợp thức hóa khác theo pháp luật quốc gia, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của trọng tài nước ngoài và bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên (Điều 453.1, BLTTDS 2015). Đáng lưu ý là quy định về các trường hợp không công nhận PQTTNN, BLTTDS (2015) đã áp dụng tương tự quy định liên quan tại Điều V của Công ước: Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực, thẩm quyền để ký kết; thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý; một bên của tranh chấp không được thông báo kịp thời và hợp thức liên quan đến thủ tục, các vấn đề tố tụng của vụ kiện; PQTTNN được tuyên vượt quá yêu cầu của các bên; thành phần của Hội đồng Trọng tài (“HĐTT”), thủ tục giải quyết tranh chấp trái với thỏa thuận của các bên; việc công nhận và cho thi hành PQTTNN trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 549, BLTTDS 2015). Đáng chú ý là trường hợp không công nhận theo quy định pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài và việc công nhận, cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của Việt Nam (Điều 459.2 BLTTDS 2015). Nhìn chung pháp luật của Việt Nam liên quan đến việc công nhận và cho thi hành PQTTNN khá tương đồng với tinh thần quy định  tại Công ước. Tuy nhiên, việc vận dụng và diễn giải pháp luật bởi các tòa án trên thực tế vẫn còn hạn chế, chưa phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế. 
avatar
Bài viết
THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Trong tiến trình phát triển lịch sử, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn Tòa án. Các hình thức giải quyết này ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Hình thái đầu tiên của trọng tài bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, cổ La Mã và thời Xuân Thu Chiến Quốc. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La mã có trao đổi hàng hóa, trải rộng trên khắp các lục địa Châu Âu. Phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610 (trước cả thời điểm Luật Trọng tài của Anh thông qua năm 1697). Mỹ được xem là quốc gia mà các hiệp hội trọng tài được thành lập với số lượng đông nhất trên thế giới. Tại Châu Âu lục địa có các tổ chức Trọng tài truyền thống như ICC (Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế) hoặc SCC (Viện trọng tài bên cạnh Phòng thương mại quốc tế Stockhom) và tiếp tục thành lập mới nhiều tổ chức trọng tài quốc gia nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế phát triển hội nhập toàn cầu. Khu vực Châu Á cũng phát triển mạnh mẽ các tổ chức trọng tài như Hiệp Hội trọng tài Nhật Bản (JCAA), Trọng tài thuộc Phòng Thương mại Thái Lan (1990), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kong (1987), Trung tâm trọng tài Kualalumpur (1967), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (1991).Tại Việt Nam, hiện có khoảng 22 trung tâm trọng tài, chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM như VIAC (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam), TRACENT (Trung tâm Trọng tài thương mại TP.HCM), ACIAC (Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Á Châu), HCAC (Trung tâm Trọng tài thương mại Hà Nội)… 2. Công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, nhất là việc tăng cường mậu dịch quốc tế, trọng tài đã trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và ở mỗi quốc gia nhằm điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài. Hiện chưa có công ước đa quốc gia về công nhận phán quyết của Tòa án nhưng Công ước New York năm 1958 là Công ước đa quốc gia về công nhận phán quyết của Trọng tài. Đến nay đã có khoảng 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam là thành viên (gia nhập năm 1995). Khi trở thành thanh viên của công ước này, phán quyết của Trọng tài các nước thành viên được công nhận tại nước thành viên khác. Mục tiêu của Công ước 1958 là tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho việc công nhận các thỏa thuận trọng tài cũng như việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Theo đó các quốc gia thành viên Công ước không được phân biệt đối xử đối với các phán quyết trọng tài nước ngoài và có nghĩa vụ phải đảm bảo các phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và có khả năng thi hành giống như các phán quyết trọng tài trong nước. Ngoài ra, Công ước 1958 còn yêu cầu Tòa án của các nước thành viên trao hiệu lực đầy đủ cho thỏa thuận trọng tài bằng cách từ chối giải quyết các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thỏa thuận trọng tài. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 18 nước Hiệp định song phương, trong đó có 14 hiệp định về tương trợ tư pháp đề cập đến quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài, bao gồm các hiệp định với: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ukraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ. Sau khi tham gia Công ước 1958 vào năm 1995, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Công ước thể hiện tại Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài của Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 14/9/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1996; sau đó là BLTTDS năm 2004, nay là BLTTDS năm 2015, làm cơ sở pháp lý cho việc công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài. Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện đã được quy định tại Phần thứ bảy (Chương XXXV và Chương XXXVII): Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của BLTTDS năm 2015. Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là một việc làm tất yếu để thi hành nó. Việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền về công nhận và cho thi hành (khoản 3 Điều 427 BLTTDS). Thủ tục xem xét việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được quy định trong BLTTDS, phù hợp với Công ước 1958 mà Việt Nam gia nhập từ năm 1995. II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT 1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài a) Người có quyền nộp đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 425 BLTTDS): Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, khi: + Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam; + Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam; + Tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu. b) Hình thức và nội dung đơn yêu cầu (Điều 452 BLTTDS): Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải được làm bằng tiếng Việt hoặc nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp (khoản 2 Điều 452 BLTTDS). Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.Yêu cầu của người được thi hành: Yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.c) Các giấy tờ, tài liệu kèm theo (Điều 453 BLTTDS): Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo Công ước 1958 thì các giấy tờ, tài liệu kèm theo được quy định trong Công ước 1958. - Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì đơn yêu cầu phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau: + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài; + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên. Nếu phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài không được lập bằng tiếng Việt, người nộp đơn phải gửi kèm theo bản dịch đã được công chứng, chứng thực hợp pháp của các văn bản này. Công ước 1958 quy định rằng, bản dịch phải được cán bộ hoặc phiên dịch có trình độ chứng thực hoặc cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự xác nhận (Điều IV Công ước 1958). d) Thời hạn nộp đơn (Điều 451 BLTTDS): Thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là 3 năm kể từ ngày phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà họ không thể nộp đơn trong thời hạn 3 năm thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan sẽ không được tính vào thời hạn nộp đơn. 2. Xử lý đơn 2.1. Nhận và thụ lý đơn của Tòa án a) Nhận đơn: Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có thể được gửi tới Tòa án theo hai cách: Gửi cho Bộ Tư pháp khi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định và Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 451 và Điều 454 BLTTDS).Trong các trường hợp khác, tức là không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định, thì đơn yêu cầu có thể được nộp trực tiếp tới Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam (khoản 1 Điều 451 BLTTDS).b) Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết: - Cấp Tòa án có thẩm quyền: Loại việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc nhóm vụ việc kinh doanh thương mại được quy định tại khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015. Nên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh. - Thẩm quyền theo lãnh thổ: Theo điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS nĕm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi: + Cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc; + Cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở; + Có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. c) Xử lý đơn: Khi tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Tòa án cần tiến hành những việc sau: + Xem xét xem tranh chấp đó đã được đưa ra và giải quyết bằng trọng tài hay chưa; + Đánh giá xem quyết định đó có phải là một phán quyết hay không, bởi: Phán quyết trọng tài phải giải quyết toàn bộ các nội dung tranh chấp, là quyết định; + Chấm dứt toàn bộ hoặc một phần thủ tục trọng tài. + Quyết định về vấn đề sơ bộ mà việc giải quyết đó là cần thiết để đi đến quyết định cuối cùng. - Hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại nêu rằng phán quyết trọng tài phải đáp ứng được các yêu cầu sau mới được coi là phán quyết trọng tài: + Là phán quyết chung thẩm, tức là phán quyết kết thúc toàn bộ vụ tranh chấp trọng tài; + Phán quyết một phần, tức là các phán quyết đưa ra quyết định chung thẩm đối với từng phần của tranh chấp và để những yêu cầu còn lại cho giai đoạn tố tụng trọng tài tiếp theo; + Phán quyết sơ bộ hay phán quyết tạm thời, tức là phán quyết quyết định một vấn đề cần thiết để giải quyết tranh chấp của các bên (những vấn đề về thời hạn, pháp luật áp dụng cho việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp, vấn đề về trách nhiệm); + Phán quyết đồng thuận, tức là phán quyết ghi nhận việc các bên hòa giải được với nhau về giải quyết tranh chấp. Theo khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015 thì: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành”. Như vậy, pháp luật Việt Nam không dựa vào địa điểm nơi phán quyết được ban hành để xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài mà dựa vào quốc tịch của trọng tài. Căn cứ vào điều luật này thì để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau: + Phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp; + Đó là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài; + Phán quyết đó sẽ đưa đến việc chấm dứt tố tụng trọng tài; + Phán quyết đó có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, phán quyết từng phần cũng có thể được thụ lý xem xét nếu các phán quyết từng phần đó được phán quyết cuối cùng ghi nhận là bộ phận của phán quyết cuối cùng. Sau khi nhận đơn, Tòa án vào sổ nhận đơn; cấp giấy nhận đơn cho người nộp đơn nếu đơn nộp trực tiếp, gửi thông báo nhận đơn nếu nhận đơn qua đường bưu điện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đơn; thông báo ngay qua cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu đơn gửi trực tuyến.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 363 BLTTDS);Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu (khoản 3 Điều 191 BLTTDS) và có một trong các quyết định sau:+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu nếu đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định (nêu ở trên); thời hạn yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu là 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu (khoản 2 Điều 363 BLTTDS). Thẩm phán thông báo bằng vĕn bản nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và ấn định thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu không quá 01 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày; thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 1 Điều 193 BLTTDS). Hết thời hạn sửa đổi, bổ sung mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ (điểm d khoản 1 Điều 364 BLTTDS). + Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm theo thì Tòa án phải thông báo bằng vĕn bản và nêu rõ lý do trả lại trong những trường hợp sau đây: Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có năng lực hành vi dân sự (điểm a khoản 1 Điều 364 BLTTDS);Người yêu  cầu  rút đơn  yêu  cầu (điểm  e  khoản 1  Điều  364 BLTTDS);Tòa án không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu (điểm c khoản 1 Điều 364 BLTTDS) theo điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS; hoặc nếu Tòa án được thông báo rằng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (thông báo của Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 454 BLTTDS);Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;Hết thời hạn sửa đổi, bổ sung mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc khi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, và Thẩm phán thực hiện như sau: Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;Tòa án tiến hành thụ lý khi người nộp đơn xuất trình biên lai nộp lệ phí (Luật  án phí, lệ phí Tòa án và Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016);Thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu nếu người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí.+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành (người nộp đơn), người phải thi hành (hoặc đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp về việc thụ lý đơn yêu cầu (điều 455 BLTTDS). Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu; + Tên, địa chỉ của đương sự;Những vấn đề cụ thể đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết;Danh mục tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn yêu cầu;Thời hạn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);Hậu quả pháp lý của việc người có quyền lợi, nghƿa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự.2.2. Giải quyết khiếu nại về trường hợp chuyển thẩm quyền Sau khi thụ lý mà Tòa án đã nhận đơn thấy rằng việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án khác, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc phải ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho Viện kiểm sát và các bên liên quan (Điều 456 BLTTDS). Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, các đương sự có quyền khiếu nại và Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định chuyển hồ sơ vụ việc. Thủ tục giải quyết khiếu nại và kiến nghị được thực hiện theo quy định tại Điều 41, Điều 456 BLTTDS). 3. Xem xét đơn yêu cầu 3.1. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không được quá 02 tháng kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng nếu cần thiết để người được thi hành làm rõ những thông tin chưa rõ trong đơn (khoản 1 Điều 457 BLTTDS). Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn, Tòa án phải ban hành một trong các quyết định sau: - Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu: + Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đang được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trọng tài ra phán quyết xem xét lại (điểm a khoản 2 Điều 457 BLTTDS). Bên đương sự đề nghị tạm đình chỉ phải xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh: Phán quyết trọng tài đang được xem xét lại;Chủ thể xem xét lại là cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trọng tài ra phán quyết.+ Người phải thi hành là cá nhân chết hoặc người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghƿa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó (điểm b khoản 2 Điều 457 BLTTDS); + Người phải thi hành là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật (điểm c khoản 2 Điều 457 BLTTDS). Thẩm phán có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục những lý do dẫn tới việc tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi: + Người được thi hành rút đơn yêu cầu;+ Người phải thi hành đã tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài; + Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế. Điều 622 BLDS 2015 quy định rằng tài sản còn lại của di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người thừa kế thì sẽ thuộc về Nhà nước. Nếu người để lại di sản không có người thừa kế nhưng có nghĩa vụ thực thi phán quyết trọng tài thì thủ tục tố tụng bị đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS. Vì vậy, nghĩa vụ của đương sự theo phán quyết không được công nhận tại Việt Nam sẽ không có căn cứ pháp lý để thực thi tại Việt Nam. + Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khi người nộp đơn yêu cầu gửi yêu cầu tới Tòa án thì người phải thi hành vẫn còn tồn tại, nhưng trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền bắt đầu thủ tục phá sản đối với cơ quan, tổ chức đó.) - Theo quy định tại Điều 41 Luật phá sản 2014, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…., Tòa án nhân dân đang thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài: + Nếu Tòa án thụ lý vụ việc phá sản ra quyết định không mở thủ tục phá sản, thì Tòa án thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ (khoản 1 Điều 71 Luật phá sản); + Nếu Tòa án thụ lý vụ việc phá sản ban hành quyết định mở thủ tục phá sản thì Tòa án thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài đã ra quyết định tạm đình chỉ phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết (khoản 2 Điều 71 Luật phá sản); + Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài (điểm đ khoản 3 Điều 457 BLTTDS). Quy định tại điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS chỉ được áp dụng trong trường hợp người yêu cầu gửi đơn tới Tòa án nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nhưng Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản. Quy định này không có nghĩa là người nộp đơn được quyền yêu cầu Tòa án xác định địa điểm nơi có tài sản của người phải thi hành. Trong thực tiễn thi hành, người được thi hành phải có nghĩa vụ chứng minh địa điểm nơi có tài sản của người phải thi hành; + Người được thi hành hoặc đại diện của họ được triệu tập lần thứ hai mà không có mặt tại phiên họp (khoản 3 Điều 458 BLTTDS). - Hết thời hạn chuẩn bị xét đơn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, Tòa án ban hành quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Phiên họp phải được mở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định: + Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 370 BLTTDS, cụ thể: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án ra quyết định; Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp; Tên, địa chỉ của người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành; Yêu cầu cụ thể của người làm đơn; Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu; Căn cứ pháp luật để giải quyết đơn yêu cầu; Quyết định của Tòa án;  + Lệ phí phải nộp. + Quyết định mở phiên họp phải được gửi ngay cho các đương sự liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành. + Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước khi mở phiên họp (thời hạn tối đa để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày); khi hết thời hạn nêu trên, hồ sơ phải được trả lại cho Tòa án để mở phiên họp. 3.2. Phiên họp xét đơn yêu cầu (Điều 458 BLTTDS) Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 Thẩm phán, một Thẩm phán do Chánh án phân công làm chủ tọa;Kiểm sát viên VKS cùng cấp phải tham gia phiên họp, nếu vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành họp;Người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt.+ Hoãn phiên họp nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng; + Vẫn tiến hành họp khi: họ có đơn xin vắng mặt, người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt; + Đình chỉ khi người được thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, hoặc khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS. a) Thay đổi người tiến hành tố tụng: Bộ luật TTDS không quy định người tiến hành tố tụng có bị thay đổi không trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nhưng nếu có căn cứ cho rằng họ không vô tư khách quan, công bằng có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì theo đề nghị của đương sự, Tòa án căn cứ vào Điều 16 và khoản 3 Điều 52 BLTTDS để chấp nhận yêu cầu thay đổi này;Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký do Chánh án quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên một cấp quyết định; việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định;Tại phiên họp, việc thay đổi do Hội đồng giải quyết yêu cầu quyết định; nếu phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét đơn hoãn phiên họp và thông báo cho Viện kiêm sát.b) Thủ tục tiến hành phiên họp: - Phiên họp được tiến hành theo trình tự sau đây: + Thư ký phiên họp báo cáo Hội đồng giải quyết yêu cầu về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp; + Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghƿa vụ của người tham gia phiên họp; + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghƿa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự; + Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có); + Thẩm phán giải quyết yêu cầu công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ của người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt và xem xét tài liệu, chứng cứ; + Kiểm sát viên phát biểu ý kiến và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp; + Thẩm quyền Hội đồng quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài theo đa số. 3.3. Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Tại Điều V Công ước 1958 quy định: Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng:Các bên của thỏa thuận nói ở điều II, theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định;Nếu bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên nhân gì khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoài các điều khoản đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài, tuy nhiên, nếu các quyết định về các vấn đề được yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết định về các vấn đề không được yêu cầu, thì phần của quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành;Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc, nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài;Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị huỷ hay đình hoãn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được lập.Trên cơ sở các quy định của Điều V Công ước 1958, Việt Nam đã nội luật hóa những quy định này tại Điều 459 BLTTDS năm 2015, cụ thể: 1. Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp và phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây: Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đótheo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên; Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó;Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;đ) Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọngtài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó; Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với cácbên; g) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Ngoài ra, Tòa án Việt nam cũng không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy:  + Theo khoản 2 Điều V Công ước 1958 thì: Cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành đó được yêu cầu cho rằng: “Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của nước đó; hoặc Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó”. + Theo khoản 2 Điều 459 BLTTDS năm 2015 thì nếu Tòa án Việt Nam xét thấy: Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài” khi: Nội dung tranh chấp giữa các bên không thể giải quyết bằng trọng tài hoặc “không được trọng tài” theo quy định của nước nơi thực thi phán quyết. Căn cứ này giống như căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Mặt khác, một tranh chấp có thể được coi là không thể trọng tài nếu nó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo Điều 470 BLTTDS.Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó. Hội đồng xét đơn yêu cầu phải đánh giá chứng cứ do các bên xuất trình một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng và vô tư. Một số quyết định có sai sót thường thấy trong việc không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài cần được khắc phục, như: + Hội đồng xét đơn không yêu cầu các bên liên quan cung cấp đầy đủ tài liệu; + Hội đồng không kiểm tra và thu thập thêm chứng cứ để làm rõ các vấn đề mà các bên còn có ý kiến khác nhau; + Hội đồng xét đơn không xem xét và đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ. Ví dụ: Trong một vụ án, Tòa án đã không yêu cầu người phải thi hành cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình rằng thỏa thuận trọng tài là vô hiệu. Thay vào đó, Tòa án chuyển nghĩa vụ chứng minh này cho người được thi hành và buộc họ phải chứng minh rằng thỏa thuận trọng tài là vô hiệu vì Giám đốc công ty đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty biết được việc ký hợp đồng của Phó Giám đốc và không phản đối việc này. Tòa án cũng từ chối việc xem xét các lập luận của người được thi hành rằng “theo Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu khi Giám đốc công ty biết được việc ký hợp đồng và không phản đối, và Tòa án không được xem xét lại vấn đề đã được Hội đồng trọng tài giải quyết.” Trong trường hợp này: Người phải thi hành có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu khác như điều lệ công ty (để chứng minh rằng Phó Giám đốc cần phải được Giám đốc ủy quyền mới được ký hợp đồng) hoặc báo cáo tháng, bảng cân đối tài chính (để chứng minh rằng Giám đốc không biết về việc thực hiện hợp đồng). Việc xem xét các lập luận của người được thi hành liên quan đến Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP không có nghĩa là Tòa án xem xét lại vụ việc và không phải là việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. 3.4. Tống đạt quyết định của Tòa án (Điều 428, Điều 460 và Điều 474 BLTTDS) Nếu Tòa án quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo khoản 2 Điều 457 và khoản 3 Điều 457 BLTTDS thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định Tòa án phải gửi quyết định đó cho:+ Các bên liên quan (người được thi hành, người phải thi hành, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc đại diện hợp pháp của họ; + Bộ Tư pháp; + Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu Tòa án quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định Tòa án phải gửi quyết định đó cho:+ Các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ; + Bộ Tư pháp; + Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu các bên liên quan cư trú ở nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam và Tòa án đã ban hành quyết định vắng mặt họ theo quy định tại khoản 3 Điều 458 BLTTDS, Tòa án phải gửi quyết định đó cho họ bằng bưu điện hoặc thông qua Bộ Tư pháp theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Theo Điều 474 BLTTDS, thông báo có thể tống đạt theo các phương thức sau:+ Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa XHCN Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế; + Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này; + Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài; + Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này; + Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài. Trường hợp các phương thức tống đạt nêu trên thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp. 4. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị (Điều 461 BLTTDS)  4.1. Thời hạn và quyền kháng cáo, kháng nghị Quyền kháng cáo, kháng nghị Kháng cáo/kháng nghị phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm. Sau khi nhận được kháng cáo/kháng nghị do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển tới, Tòa án nhân dân cấp cao sẽ xem xét tính hợp pháp của kháng cáo và quyết định thụ lý. Cụ thể, Tòa án xem xét các vấn đề sau: + Người kháng cáo có phải là đương sự hoặc đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền của đương sự không; + Người có thẩm quyền kháng nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Thời hạn kháng cáo, kháng nghị + Đối với các đương sự và đại diện của họ, thời hạn nộp đơn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định (nếu họ có mặt tại phiên họp) hoặc kể từ ngày nhận được quyết định (nếu họ vắng mặt tại phiên họp). + Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho đương sự hoặc người đại diện của họ không thể kháng cáo được trong thời hạn đó thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không được tính vào thời hạn kháng cáo (khoản 1 Điều 461 BLTTDS). + Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày và thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày kể từ ngày Viện   kiểm   sát  nhận   được   quyết  định   (khoản   2  Điều   461 BLTTDS). Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do kháng cáo cǜng như các yêu cầu kháng cáo. + Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án nhân dân cấp cao chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ. 4.2. Xét kháng cáo, kháng nghị Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm 3 Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;Thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị là 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp cần phải giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 457 BLTTDS 2015, thì thời hạn này được kéo dài nhưng không quá 02 tháng (khoản 1 Điều 462);Trong thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị, Tòa án không được xem xét các nội dung khác không bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích những thông tin chưa rõ trong đơn kháng cáo. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo sẽ được kéo dài nhưng không quá 2 tháng (khoản 1 Điều 457 BLTTDS). Tòa án không được tự mình thu thập chứng cứ mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định sơ thẩm, phán quyết của trọng tài nước ngoài và các giấy tờ, tài liệu kèm theo cǜng như chứng cứ do các đương sự cung cấp với các quy định có liên quan. Tòa án không mời người làm chứng hoặc bên thứ ba tới phiên họp phúc thẩm. 4.3. Phiên họp phúc thẩm Phiên họp phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Tòa án cấp sơ thẩm (khoản 2 Điều 462 BLTTDS).Căn cứ để xem xét và quyết định gồm:+ Nội dung kháng cáo/kháng nghị; + Quyết định sơ thẩm và lý do nêu trong Quyết định sơ thẩm; + Phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài; + Tài liệu và chứng cứ xuất trình tại cấp sơ thẩm và được bổ sung trong quá trình phúc thẩm. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm: Theo quy định tại khoản 3 Điều 462 BLTTDS, sau khi xem xét tất cả các quy định của pháp luật và các tài liệu liên quan, Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị ban hành một trong các quyết định sau:+ Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; + Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; + Tạm đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị; + Đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị (khoản 4 Điều 462 BLTTDS); + Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm (khoản 5 Điều 462 BLTTDS); + Hủy quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu khi có cĕn cứ quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS. Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị ban hành quyết định đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị (khoản 4 Điều 462 BLTTDS) nếu:+ Đương sự kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; + Đương sự kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt và không có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt; + Trường hợp đương sự kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định mở phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên họp ra quyết định đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp đương sự kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định mở phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị ra quyết định đình chỉ giải quyết xét kháng cáo, kháng nghị; Trong trường hợp nêu trên, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét kháng cáo, kháng nghị. - Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị ban hành quyết định hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm (khoản 5 Điều 462 BLTTDS) nếu: + Việc chứng minh của đương sự phản đối việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc cĕn cứ để Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài không  đúng  quy định  tại  Chương XXXV  và  Chương XXXVII  của BLTTDS, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Thành phần của Hội đồng xét đơn của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng quy định tại Chương XXXVII của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị ban hành quyết định hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS (xem điểm e khoản 3 Điều 462 BLTTDS). Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định (khoản 6 Điều 462 BLTTDS). 5. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (khoản 6 Điều 462 BLTTDS) và quyết định sư thẩm của TAND cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật cǜng có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Thủ tục, căn cứ và các vấn đề khác liên quan đến việc xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được thực hiện theo quy định tại chương XX và chương XXI phần thứ năm BLTTDS.