Thủ tục đưa hàng về bảo quản
Nội dung
Trình tự thực hiện
Tên thủ tục
Mã thủ tục
Số quyết định
Loại thủ tục
TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực thực hiện
Đối tượng thực hiện
Cơ quan quan thực hiện
Chi cục trực thuộc cục hải quan, Bộ tài chính
Kết quả thực hiện
Thực hiện về việc đưa hàng về bảo quản theo quy định tại thông tư 39/2018/TT-BTC
Thành phần hồ sơ
STT | Tên Giấy Tờ: | Mẫu Đơn Và Tờ Khai | Số Lượng |
---|---|---|---|
1 | Trường hợp người khai hải quan đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản theo quy định tại điểm b.1.4.3 khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hướng dẫn người khai hải quan nộp một bản chụp từ bản chính chứng từ chứng minh quyền sử dụng địa điểm bảo quản hàng hóa còn hiệu lực và một bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, địa điểm thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng. | Bản Chính: 1 Bản Sao: 0 | |
2 | Căn cứ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan nộp, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai giải quyết thủ tục đưa hàng về bảo quản theo đúng quy định. | Bản Chính: 1 Bản Sao: 0 |
Yêu cầu, điều kiện
Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về bảo quản theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.
Cụ thể quy định về việc đưa hàng về bảo quản tại Điều 32 Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 như sau:
Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp cơ quan kiểm dịch cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật để kiểm dịch thì thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan như sau:
+ Cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật) hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch;
+ Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng;
+ Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng cạn, kho ngoại quan hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính, trừ những trường hợp sau đây:
+ Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra chuyên ngành:
Người khai hải quan gửi đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
Trong thời gian 01 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
+ Trường hợp đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan theo đề nghị của người khai hải quan:
Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua Hệ thống, bao gồm:
- Đề nghị đưa hàng về bảo quản theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
- Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chụp.
Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan;
- Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu: 01 bản chụp;
- Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định;
- Trong thời gian 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan về việc đưa hàng về bảo quản được người khai hải quan gửi qua Hệ thống, nếu người khai hải quan không thuộc diện doanh nghiệp không được phép đưa hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm bảo quản trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
+ Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng. Ngay sau khi hàng hóa được đưa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản, người khai hải quan phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Hết thời hạn đã đăng ký tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này mà người khai hải quan chưa thông báo hàng hóa đến đích (trừ trường hợp bất khả kháng), người khai hải quan không được đưa hàng về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận hàng hóa đã được đưa về bảo quản theo đúng quy định.
Trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan hải quan, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo nguyên trạng hàng hóa và thông báo ngay cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo lại với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.
Trong thời gian bảo quản hàng hóa, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành để thực hiện kiểm tra chuyên ngành, người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan bằng văn bản trước khi lắp đặt, vận hành. Căn cứ thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro; trường hợp công chức hải quan giám sát trực tiếp tại địa điểm lắp đặt, vận hành thì lập Biên bản chứng nhận việc đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành. Sau khi cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết thúc việc kiểm tra, người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng.
Thời gian giải quyết
Hình Thức Nộp: | Thời Hạn Giải Quyết | Phí, Lệ Phí | Mô Tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | Đối với trường hợp đưa về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan: nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành đã gửi kết luận kiểm tra cho cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP hoặc việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành | Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (Kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) | Nộp hồ sơ trực tiếp tại chi cục hải quan nơi đăng ký |
Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản nhưng chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra. Trong thời gian chờ kiểm tra, xử lý, người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo | |||
Có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký | |||
Địa điểm bảo quản đã đăng ký chưa được cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận địa điểm kiểm tra đảm bảo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cho phép đưa hàng về bảo quản lô hàng đầu tiên của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức việc kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. |
Dịch vụ bưu chính
Lệ phí (đồng)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Số TT | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh | 20.000 đồng/tờ khai |
2 | Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | 200.000 đồng/01 đơn |
3 | Phí hải quan cấp sổ ATA | 1.000.000 đồng/sổ |
4 | Phí hải quan cấp lại sổ ATA | 500.000 đồng/sổ |
3 | Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh | 200.000 đồng/tờ khai |
4 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) | 200.000 đồng/phương tiện |
5 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) | 500.000 đồng/phương tiện |
Cơ quan có thẩm quyền
Bộ Tài Chính, Chi cục trực thuộc cục hải quan
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
Cảng nội địa
Kho ngoại quan
Địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa nhập khẩu
Kho, bãi của người khai hải quan
Cơ quan được ủy quyền
Chi cục trực thuộc cục hải quan
Cơ quan phối hợp
Hàng hải
Từ khoá
Thủ tục đưa hàng về bảo quản
Mô tả
Hướng dẫn hồ sơ, Thủ tục đưa hàng về bảo quản
Căn cứ pháp lý
Số Ký Hiệu | Trích Yếu | Ngày Ban Hành | Nơi Ban Hành |
---|---|---|---|
54/2014/QH13 | Luật hải quan | 23/6/2014 | Quốc Hội |
38/2015/TT-BTC | Thông tư 38/2015/TT-BTC | 25/3/2015 | Bộ Tài Chính |
39/2018/TT BTC | Được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT BTC | 20/4/2018 | Bộ Tài Chính |
08/2015/NĐ-CP | Nghị định 08/2015/NĐ-CP | 21/01/2015 | Chính phủ |
59/2018/NĐ-CP | Được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP | 20/4/2018 | Chính phủ |