×
0888889366
Nguyễn Thị Linh Chi
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
4 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Nguyễn Thị Linh Chi
1320 ngày trước
Theo dõi
Thoả thuận tiền lương khi điều chuyển lao độngThoả thuận tiền lương khi điều chuyển lao độngMức lương trả cho người lao động là mức lương theo công việc mới và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.Trong trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.Lưu ý: Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định.Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác.Nội dung thông báo phải bao gồm :Thời hạn làm tạm thời của người lao động;Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.Doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý thỏa thuận có thể bằng:Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.Hợp đồng lao động mới giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp này thì giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới.Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.Các trường hợp được điều chuyển người lao độngTheo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì trong các trường hợp dưới đây người sử dụng lao động được điều chuyển người lao động sang làm công việc khác:Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;Sự cố điện, nước;Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời cho người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.Trên đây là nội dung bài viết “ Thoả thuận tiền lương khi điều chuyển lao động “. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp chi tiết.
Nguyễn Thị Linh Chi
1320 ngày trước
Theo dõi
Khi người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động Những nội dung cần lưu ý về Trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết dưới đâyĐiều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐTheo Điều 29 Bộ luật lao động 2019, chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:Các trường hợp được điều chuyển Người sử dụng lao động được điều chuyển người lao động làm các công việc khác so với hợp đồng lao động trong trượng hợp khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.Lưu ý: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.Thời gian điều chuyển – Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm;– Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.Đáp ứng thời hạn báo trướcKhi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.Tiền lương trong thời gian chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.Trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật lao động 2019 như sau:– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ, Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp chi tiết.Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động
Nguyễn Thị Linh Chi
1320 ngày trước
Theo dõi
Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ ?Những nội dung cần lưu ý về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại Bộ luật lao động 2019. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết dưới đâyĐiều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐTheo Điều 29 Bộ luật lao động 2019, chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:Các trường hợp được điều chuyển Người sử dụng lao động được điều chuyển người lao động làm các công việc khác so với hợp đồng lao động trong trượng hợp khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.Lưu ý: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.Thời gian điều chuyển – Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm;– Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.Đáp ứng thời hạn báo trướcKhi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.Tiền lương trong thời gian chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.Trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật lao động 2019 như sau:– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ, Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp chi tiết.Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động
Nguyễn Thị Linh Chi
1322 ngày trước
Theo dõi
Các sản phẩm công ty bạn nhập khẩu từ nước ngoài đều phải thực hiện công bố thì mới được phép lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Và bạn đang băn khoăn không biết quy định về việc công bố sản phẩm nhập khẩu này có tác dụng gì và công bố như thế nào? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh việc công bố sản phẩm, tìm hiểu ngay nhé.Công bố sản phẩm nhập khẩu có tác dụng gì?Công bố sản phẩm nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu đã phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định bắt buộc của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài chưa thực hiện công bố mà dã đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sẽ bị nhà nước xử phạt theo quy định hiện hành. Với tình trạng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đang xuất hiện tràn lan trên thị trường thì việc thực hiện công bố sản phẩm đem lại rất nhiều tác dụng, không những cho người tiêu dùng, cho Nhà nước mà còn cho cả cơ sở kinh doanh thực hiện thủ tục công bố.Đối với nhà nướcVới các cơ quan chức năng nhà nước, yêu cầu công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giúp kiểm soát chặt chẽ được chất lượng các sản phẩm nhập khẩu, dễ dàng tìm ra người chịu trách nhiệm cho các sản phẩm để xử phạt nếu có vấn đề không may xảy đến với người tiêu dùng. Đồng thời quy định này còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình đẩy lui sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.Đối với người tiêu dùngMục đích chính của việc đưa ra quy định công bố chất lượng sản phẩm đó là để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, độ an toàn của sản phẩm cũng như của các thành phần cấu tạo lên sản phẩm,.. từ đó yên tâm chọn lựa và sử dụng.Đối với cơ sở kinh doanhThực hiện công bố theo quy định bắt buộc của pháp luật là một phần nhưng nó cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức, cá nhân thực hiện, là sự khẳng định của họ với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đảm bảo an toàn. Các sản phẩm đã được làm thủ tục công bố sẽ thu hút sự chú ý, lấy được niềm tin từ phía người tiêu dùng, có lợi thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm chưa được công bố. Cũng từ đây bạn sẽ nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt hơn, cho lợi nhuận nhiều hơn.thủ tục công bố sản phẩm nhập khẩuCác sản phẩm công ty bạn nhập khẩu từ nước ngoài đều phải thực hiện công bố thì mới được phép lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.Hướng dẫn làm thủ tục công bố sản phẩm nhập khẩuCác sản phẩm nhập khẩu thường có hai hình thức công bố tiêu chuẩn chất lượng đó là tự công bố và công bố, tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể để lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức này. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cụ thể những nhóm sản phẩm nhập khẩu nào cần đăng ký bản công bố và nhóm sản phẩm nào cần tự công bố. Thế nhưng trước hết hãy xem các cơ sở pháp lý để thực hiện công bố sản phẩm.Cơ sở pháp lýCác thông tin xoanh quanh việc thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu sẽ dựa trên quy định trong những văn bản pháp luật:Nghị định 15/2018/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 02/02/2018Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2018Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 17/06/2010Thông tư số 279/2016/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/11/2016Công văn số 4946/BTC-CST được Bộ tài chính ban hành ngày 02/05/2018Hướng dẫn đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩuĐối tượng cần đăng kýNhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng y học, dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệtCác sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổiPhụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng do Bộ y tế quy định hoặc không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mớiTrình tự công bốChuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩmLập chỉ tiêu kiểm nghiệm, đem sản phẩm đi kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm của nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISSO 17025Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng phí và lệ phí theo quy định. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm mới, chưa có trong danh mục được phép sử dụng sẽ nộp hồ sơ tại Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm. Các sản phẩm còn lại nộp hồ sơ tạ Chi cục an toàn thực phẩm của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanhCơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và thông báo tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơTổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thẩm định hồ sơ (nếu có)Nhận kết quả – giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩmThành phần hồ sơBản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 Nghị định 15/2018/NĐ-CPPhiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho mỗi sản phẩm cần công bốGiấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩmTài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm, công dụng của các thành phần cấu tạo lên sản phẩmGiấy chứng nhận thực hành tốt sản xuấtHướng dẫn tự công bố sản phẩm nhập khẩuKhác với hình thức đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm có phần đơn giản hơn về tiến trình thực hiện cũng như thành phần hồ sơ.Đối tượng tự công bốSản phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵnChất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩmDụng cụ chứa đựng, bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.Trình tự công bốLập chỉ tiêu kiểm nghiệm, đem sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm của nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm tư nhân đã được cấp phép, được công nhận phù hợp ISO 17025Doanh nghiệp tự công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website của mình đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyềnCơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ và đăng tải lên trang thông tin điện tử của cơ quan đóTổ chức cá nhân tiến hành kinh doanh, đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn chất lượng của sản phẩm đóThành phần hồ sơBản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lụcPhiếu kết quả kiểm định sản phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với đầy đủ chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm nghiệm của sản phẩm theo quy định và có thời hạn 12 thángBản kê khai thông tin chi tiết sản phẩmKế hoạch kiểm soát chất lượng, giám sát định kỳChứng nhận thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất sản phẩmGiấy lưu hành tự do.Công bố sản phẩm nhập khẩu onlineNgoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hiện nay các sản phẩm có thể nộp hồ online qua cổng thông tin điện tử chính phủ để hạn chế công sức, thời gian và chi phí đi lại. Hơn nữa một số sản phẩm hiện nay cũng bắt buộc chuyển sang hình thức nộp hồ sơ online, điển hình là công bố mỹ phẩm. Quy trình công bố online có 4 bước chính:Đăng ký tạo tài khoản tại website http://congbosanpham.vfa.gov.vnĐăng nhập và nộp hồ sơ, ký xác nhận bằng cách ký điện tử bằng chữ ký số của doanh nghiệpNộp phí thẩm định theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nướcKhi hồ sơ được duyệt, tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp số, nhận kết quả xử lý hồ sơ.Cổng thông tin điện tử để doanh nghiệp tiến hành đăng ký công bố thực phẩm onlineCổng thông tin điện tử để doanh nghiệp tiến hành đăng ký công bố thực phẩm onlineXem thêm: “Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy công bố sản phẩm online”Một số lưu ý khi công bố sản phẩm nhập khẩuBên cạnh việc làm theo hướng dẫn chi tiết, cụ thể ở trên thì để thực hiện công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu thành công nhanh chóng, quý khách cũng không thể bỏ qua lưu ý sau:Tất cả các tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và chỉ sử dụng duy nhất ngôn ngữ tiếng Việt. trường hợp tài liệu tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt có công chứngKhi thực hiện công bố, nếu có sự thay đổi về tên sản phẩm, thành phần sản phẩm, xuất xứ của sản phẩm thì cần thực hiện công bố lại. Các trường hợp thay đổi khác cần thông báo bằng văn bản lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnCông bố và tự công bố sản phẩm là khác nhau nên tổ chức, cá nhân cần xác định chính xác đối tượng sân phẩm của mình cần phải thực hiện theo hình thức nào để tránh lãng phí thời gian,m công sức, tiền bạcNếu nhận được thông báo của cơ quan thẩm định hồ sơ yêu cầu về việc sửa đổi, bổ ssung thì cần nhanh chóng thực hiện nếu không hồ sơ sẽ mất giá trị sau 90 ngày nếu chưa có phản hồiDù là sản phẩm nào, thực hiện theo hình thức công bố nào thì cũng có thời hạn nhất định từ 03 đến 05 năm. Thế nên doanh nghiệp cần chú ý thời gian để gia hạn thời gian công bố nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường.
Nguyễn Thị Linh Chi
1322 ngày trước
Theo dõi
Công bố chất lượng sản phẩm là gì?Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.Để có thể thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thành công, tổ chức, cá nhân sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc tìm hiểu thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng nhà nước. Do vậy đây là việc làm hết sức phức tạp, là nỗi ám ảnh của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lợi ích trách nghiệm khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩmMục đích của việc bắt buộc các sản phẩm phải được thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường giúp bảo về quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng và cơ quản chức năng dễ dàng kiểm soát. Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện công bố không chỉ dùng lại ở trách nhiệm và nó còn tạo ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh.Trách nghiệm của doanh nghiệp sau khi công bố chất lượng sản phẩm Sau khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, các tổ chức cá nhân sẽ phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm này ổn định, đúng như những gì đã trình báo lên cơ quan nhà nước. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm khi có bất cứ sai sót gì xảy đến.Lợi ích nhận được khi doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩmViệc công bố chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các sản phẩm khi được công bố sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn, tạo được niềm tin, khách hàng sẽ yên tâm khi lựa chọn và sử dụng.Hơn nữa đây cũng là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa được công bố bởi giữa 2 sản phẩm này thì sản phẩm được công bố với cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ đảm bảo hơn. Từ đó doanh số bán hàng ngày càng tăng, lợi nhuận thu về hơn cả mong đợi.Những sản phẩm nào cần phải thực hiện công bố?Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hiện có 2 hình thức là tự công bố và công bố. Và tùy theo từng đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện công bố hoặc tự công bố sản phẩm theo quy định của Nhà nước.Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?Theo điều 6 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đối tượng cần đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao gồm:Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏeThực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y họcSản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổiPhụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.Đối tượng tự công bốCăn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018, đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵnCác loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biếnDụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩmSản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bốHướng dẫn làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩmTương ứng với 2 hình thức công bố chất lượng sản phẩm thì quy trình và hồ sơ để thực hiện công bố cũng khác nhau. Sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện và thành phần hồ sơ chung dành cho tất cả sản phẩm thuộc nhóm đăng ký bản công bố và tự công bố.Thủ tục công bố, tự công bố sản phẩm Đăng ký bản công bố sản phẩmTự công bố sản phẩmHồ sơBản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02Giấy chứng nhận lưu hành từ do/ Giấy chứng xuất khẩu/ Giấy chứng nhận y tế cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài)Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩmBằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩmGiấy chứng nhận cơ thực hành tốt sản xuất hoặc giấy chứng nhận tương đương1. Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm được trong vòng 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ.Quy trình thực hiệnB1: Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp quy định. Chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ tài liệuB2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng phí và lệ phí đầy đủB3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệuB4: Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm địnhB5: Nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan nhà nướcB6: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm đó.B1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử hoặc niêm yết công khai trực tiếp tại trụ sở. Đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ lên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ươngB2: Bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đóB3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ. Trong những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường được chia thành 3 nhóm sản phẩm chính đó là thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Trong đó, ngoài những thành phần hồ sơ chung ứng với từng hình thức bảng công bố chất lượng sản phẩm thì mỗi nhóm sản phẩm này còn cần phải có thêm tài liệu khác nữa. Bộ hồ sơ công bố đầy đủ để nộp lên cơ quan nhà nước của mỗi nhóm sản phẩm trên bao gồm:Công bố thực phẩmBản công bố theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CPBản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩmKế hoạch giám sát định kỳMẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứNội dung nhãn phụ sản phẩmMẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt NamGiấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Công bố mỹ phẩmCông bố mỹ phẩm gọi chính xác phải là đăng ký lưu hành mỹ phẩm. Không giống như những sản phẩm thông thường, việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm hiện nay bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức online. Thành phần hồ sơ và quy trình đăng ký lưu hành mỹ phẩm như sau:Thành phần hồ sơ Phiếu đăng ký lưu hành mỹ phẩmGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanhGiấy ủy quyền của nhà sản xuất/ chủ sở hữu sản phẩmGiấy chứng nhận lưu hành tự do (với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu)Bản thông tin và công thức thành phần của sản phẩmTiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thửTài liệu khoa học chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩmTài liệu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩmCam kết về công thức không chứa chất cấm và tuân thử etheo giới hạn hàm lượng các chất bị hạn chế theo công thức đã công bốQuy trình thực hiệnChuẩn bị hồ sơ, thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy địnhTiến hành đăng ký tạo tài khoản trên hệ thống cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm sau đó nộp hồ sơ onlineSau khi tổ chức, cá nhân xác nhận nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến chuyên viên kiểm tra để thẩm định về tính hợp lệ và hợp pháp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ có thông báo trả kết quảTổ chức, cá nhân nhận kết quả công bố lưu hành mỹ phẩmCông bố thực phẩm chức năngBản đăng ký công bố thực phẩm chức năng được soạn theo Mẫu số 02 Nghị định 38/2012/NĐ-CPBản kê khai thông tin sản phẩm soạn theo Mẫu số 03b Nghị định 38/2012/NĐ-CPGiấy chứng nhận sản phẩm lưu hành tự doPhiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng có đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc theo từng sản phẩm theo quy định, thời gian trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bốBản kế hoạch giám sát định kỳNhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;Mẫu sản phẩm hoàn chỉnhTài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên sản phẩm.Có nên lựa chọn dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm trọn gói hay không?Hiện nay, các công ty, cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài liên tục được thành lập, đồng nghĩa với nhu cầu thực hiện công bố sản phẩm cũng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy các đơn vị dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói cũng xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM.Lợi ích của việc chọn dịch vụ công bố chất lượng sản phẩmVới dịch vụ công bố, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau đây:Tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩmHướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhấtĐại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và đóng phí lên cơ quan nhà nước có thẩm quyềnKịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hồ sơ nhanh chóng được chấp thuậnNhận kết quả và trả kết quả cho khách hàngDịch vụ công bố sản phẩm là giải pháp hữu hiệu dành đối với tất cả doang nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên mỗi đơn vị dịch vụ có cách làm việc, tiến độ thực hiện, mức giá khác nhau, chúng ta nên chọn đơn vị dịch vụ nào để vừa đảm bảo chất lượng tốt, vừa đảm bảo giá cả phải chăng nhất? Liên hệ với LegalZone ngay nếu muốn được cung cấp dịch vụ này hợp lý, nhanh chóng nhất bạn nhé!
Nguyễn Thị Linh Chi
1308 ngày trước
Theo dõi
Sau đây bộ phận Luật sư tư vấn Công ty Luật Legalzone xin gửi tới quý khách hàng bài viết:Thủ tục Đăng kí doanh nghiệp chế xuấtdoanh-nghiep-che-xuat- Khái niệmDoanh nghiệp chế xuất là :doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.Thế nào là doanh nghiệp chế xuất?Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoàitheo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Căn cứ pháp lý:Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất.1.Căn cứ pháp lý : Nghị định 82/2018/NĐ-CP: Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:– Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.– Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.– Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quancác cơ quan chức năng.- Hiện nay có nhiều cục hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải lắp camera giám sátđược kết nối với hải quan.– Phải có văn bản đồng ý của hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.– Doanh nghiệp chế xuất được mua:Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm.Hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam :Để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọnthực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.– Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.– Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuấtvới các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợpQuy định tại Khoản 3 Điều này:Các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.– Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.– Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam+ Phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu,+ Chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam+ Bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất.hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp chế xuất:Bước 1: Hồ sơDanh sách cổ đông hay thành viên công ty;Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;Biên bản điều lệ công ty.Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty lên Sở KH & ĐT– Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.– Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty chế xuất.– Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản..Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngàykể từ ngày có giấy phép thành lập công ty.Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.Lưu ý: Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.Bước 4: Khắc con dấu công tyDoanh nghiệp EPE sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình.Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế.Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp.Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu sẽ sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.Bước 5: Làm tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệpChủ công ty chế xuất mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp,Con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.Sau đó, làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.Bước 6: Đăng ký mua chữ ký sốDoanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số onlineđể phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Chế xuất của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.Bước 7: Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGTDoanh nghiệp đặt làm bảng hiệu của công ty mình,Sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý.Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định,tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…Công ty chế xuất thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích.Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.Bước 8: Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệpDoanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty chế xuất.Các loại thuế cụ thể bao gồm:Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.Thuế môn bài, công ty chế xuất phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Bước 9: Góp vốn vào công ty chế xuấtCông ty EPE có thể tiến hành góp vốn bằng tài sản, tiền Việt Nam,Ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty chế xuất là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.doanh-nghiep-che-xuat-Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất của Công Ty Luật LegalzoneThực tế, khi bắt tay vào thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nói chungvà doanh nghiệp chế xuất nói riêng,nhiều người nhận ra thủ tục này không hề đơn giảnbởi có thể liên quan đến nhiều yếu khác về sở hữu trí tuệ, giấy phép, đầu tư.Do đó nếu thiếu chuyên môn, kinh nghiệm,việc các chủ thể tự mình thực hiện thủ tục này dường như là “không tưởng”.Vậy làm sao để sớm hiện thực hóa việc sản xuất, kinh doanh của mình?Câu trả lời là hãy liên hệ đến các đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín,giàu kinh nghiệm để giải quyết toàn bộ những khó khăn thay cho mình.Công Ty Luật Legalzone:là đơn vị hàng đầu được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi muốn thành lập doanh nghiệp bởi:Thứ nhất, về phạm vi hoạt động:Chúng tôi không bó hẹp phạm vi hoạt động của mình tại các thành phố trung ương,các tỉnh thành lớn mà hỗ trợ toàn quốc, cả trong trường hợp cá nhân,tổ chức nước ngoài muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.Thứ hai, về đội ngũ chuyên môn:Đội ngũ thực hiện thủ tục đại diện khách hàng là các luật sư,chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, được tuyển chọn khắt khe,đào tạo bài bản với chuyên môn sâu rộng và không ngừng làm mới,hoàn thiện bản thân, giữ tác phong chuyên nghiệp và thân thiện, tận tâm.Thứ ba, về quy trình thực hiện dịch vụ:Dịch vụ Legalzone đem đến cho quý khách hàng là dịch vụ từ A – Z.Quý vị chỉ cần cung cấp yêu cầu, thông tin, tài liệu theo hướng dẫn từ chuyên viên.Toàn bộ các công việc còn lại như tìm hiểu quy định pháp luật,soạn đầy đủ hồ sơ, xác định các khoản phí, lệ phí (nếu có),nộp hồ sơ và xử lý vướng mắc trong quá trình giải quyết hồ sơ,nhận kết quả đều được chúng tôi thực hiện.Không những vậy, Legalzone còn hỗ trợ khách hàng các quy định:về thuế, lao động, bảo hiểm, mã vạch, nhãn hiệu, khuyến mại…sau đăng ký để giúp việc tổ chức, vận hành doanh nghiệp trở nên thuận lợi nhất.Thứ tư, về chi phí dịch vụ:Phí dịch vụ của Legalzone được minh bạch qua thư tư vấn,trao đổi với chuyên viên và trong hóa đơn.Quý khách hàng không lo lắng các khoản ẩn phí,phụ phí phát sinh thêm trong quá trình thực hiện thủ tục.Nếu so sánh tương quan với các đơn vị cùng cung cấp trên thị trường,có thể thấy rằng mức phí chung tôi đưa ra ở mức hợp lý, thậm chí là rất cạnh tranh.doanh-nghiep-che-xuatTrên đây là nội dung tư vấn về cấp phép giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư của nhân viên tư vấn luật Công ty TNHH Legalzone gửi tới quý độc giả mọi thắc mắc xin gọi vào số hotline tư vấn : 0984171182Rất mong nhận được sự hợp tác!Trân trọng./.
Nguyễn Thị Linh Chi
1335 ngày trước
Theo dõi
Các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải lựa chọn tên doanh nghiệp, tuy nhiên khi hoạt động lại được biết đến với tên thương mại. Cần phải phân biệt tên doanh nghiệp và tên thương mại để không bị nhầm lẫn.Mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân biệt tên doanh nghiệp và tên thương mại của doanh nghiệp dưới đây của Legalzone để biết được thông tin cụ thể nhất:Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệpTiêu chíTên doanh nghiệpTên thương mạiLuật điều chỉnh- Luật Doanh nghiệp 2020;- Nghị định 78/2015/NĐ-CP.Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.Thành tốBao gồm 02 thành tố:- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…;- Tên riêng.- Không được quy định cụ thể;- Phải chứa thành phần tên riêng.Chức năng- Để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh;- Là tên để sử dụng trong các giao dịch, các hoạt động pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.- Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.Lưu ý: Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.Căn cứ xác lập- Được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh;- Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.- Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.- Được công nhận thông qua việc sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.Phạm vi bảo hộĐược bảo hộ trong phạm vi toàn quốc.Được bảo hộ trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh nhất định.Điều kiện bảo hộ- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác (theo Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP);- Được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận.Phải có khả năng phân biệt, cụ thể:- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.Ví dụ- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HT;- Công ty TNHH Cộng Cà Phê.- Công ty HT;- Cộng Cà Phê.Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệpTheo khoản 1 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp là một nội dung thể hiện trong Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trước khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tên doanh nghiệp.Căn cứ Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 17, 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp như sau:>>> Tham khảo bài viết: Cách đặt tên doanh nghiệpKhông được đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khácCăn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, tên trùng và tên nhầm lẫn bao gồm các trường hợp sau:- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt- Mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.- Tên viết tắt doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty.- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.Tiến hành tra cứu tên doanh nghiệpĐể kiểm tra tên công ty dự định đặt có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký hay không thì phải căn cứ vào phần tên riêng của công ty. Việc kiểm tra tên công ty được thực hiện tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Lưu ý: Việc tra cứu tên doanh nghiệp không phải bắt buộc, tuy nhiên đây là thao tác để chắc chắn rằng tên doanh nghiệp không bị trùng hoặc nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệpTheo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Tóm lại, tên doanh nghiệp và tên thương mại là hoàn toàn khác nhau. Tên doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch và hoạt động pháp lý doanh nghiệp, còn tên thương mại là tên gọi trong hoạt động kinh doanh và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Trên đây là bài viết về chủ đề Phân biệt tên doanh nghiệp và tên thương mại của doanh nghiệp Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguyễn Thị Linh Chi
1335 ngày trước
Theo dõi
Thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu trong quá trình hình thành ngân sách nhà nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các cá nhân, đơn vị thuộc vào trường hợp phải nộp thuế thì luôn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn.Tuy nhiên trên thực tế tình trạng chậm nộp thuế vì ý thức đóng thuế chưa cao, hay hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật trốn thuế diễn ra rất phổ biến. theo đó để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân, đơn vị phải nộp thuế và tránh thất thu thuế của nhà nước, pháp luật quy định rất chặt chẽ về các mức phạt nếu có hành vi chậm nộp thuế và trốn thuếVậy doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đâyMức phạt trong trường hợp chậm nộp thuế theo quy định pháp luật.Nghĩa vụ đóng thuếĐóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người nộp thuế đối với Nhà nước, trong đó việc đóng thuế đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ đó.Tuy nhiên tùy vào ý thức và có nhiều lý do tác động của mỗi cá nhân, tổ chức không phải trường hợp nào cũng tuân thủ những nghĩa vụ đó. Tình trạng kê khai thuế thiếu hay đóng thuế chậm vẫn diễn ra phổ biến.Doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ bị xử lý như thế nào?Trong thường hợp cơ quan thuế thanh tra kiểm tra và phát hiện ra người nộp tiền thuế chậm nộp thuế thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về mức phạt đối với các trường hợp nộp tiền thuế chậm.Theo đó, cơ quan chức năng sẽ áp dụng mức phạt 0,05%/ngày trên số tiền thuế kê khai trong thời gian nộp chậm. Đối với trường hợp đã có quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế không nộp thuế vượt quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản nêu trên thì người nộp thuế phải áp dụng theo mức phạt 0,07% trên một ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.Đây là một trong những mức phạt hợp lý vừa đủ để chấn chỉnh lại ý thức và thái độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế nhưng mức phạt cũng không quá cao để tạo điều kiện cho những người nộp thuế đang gặp khó khăn về tài chính, cần thời gian để thu xếp về tài chính để chi trả số tiền thuế đang nợ.[caption id="attachment_20794" align="aligncenter" width="512"] Mức phạt đối với nhành vi chậm nộp thuế[/caption]Theo quy định của Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định kéo dài thời gian đóng tiền phạt chậm nộp thuế lên 90 ngày để người nộp thuế có thời gian phù hợp để sắp xếp chi trả tiền thuế.Tuy nhiên trong trường hợp, khi đã có văn bản xử phạt mà cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt vượt quá thời gian cho phép này thì sẽ bị xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt.Theo đó pháp luật quy định nếu họ không thi hành quyết định xử phạt hành chính thì trước hết người nộp thuế phải nộp đủ số tiền phạt , sau đó phải nộp đầy đủ số tiền chậm nộp tiền phạt với mức theo quy định là 0,05% trên một ngày trên tổng số tiền phạt mà cá nhân, tổ chức đó chưa nộp cho cơ quan chức năng.Về căn cứ số thời gian chậm nộp thì theo quy định thời gian này sẽ được tính từ ngày cuối thời hạn nộp tiền phạt, bao gồm cả ngày lễ ngày nghỉ.Mức xử phạt khi có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.[caption id="attachment_20793" align="aligncenter" width="512"] Mức phạt đối với hành vi trốn thuế[/caption]Hành vi trốn thuế theo quy địnhTheo quy định của pháp luật những cá nhân tổ chức thuộc vào đối tượng nộp thuế có hành vi thực hiện các phương pháp để giảm thiểu số thuế phải nộp đều được xem là hành vi trốn thuế.Theo đó quy định tại Thông tư 166/2013/ Thông tư của Bộ Tài chính quy định các hành vi cụ thể được xem là trốn thuế là căn cứ để đưa ra các chế tài xử lý như sau:– Cá nhân, tổ chức là người nộp thuế không thực hiện việc nộp hồ sơ để đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế lên cơ quan thuế hoặc vượt quá thời gian cho phép là 90 ngày không nộp hồ sơ khai thuế kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ theo quy định của luật.– Cá nhân tổ chức có hành vi sử dụng không hợp pháp các hóa đơn chứng từ về thuế, đưa các loại giấy tờ về thuế không hợp pháp không có giá trị sử dụng nhằm mục đích khai báo không chính xác để được giảm miễn thuế.– Cá nhân, tổ chức có hành vi giả tạo hồ sơ để làm giảm hoặc hủy số lượng hàng hóa,vật tư, nguyên liệu không đúng với thực tế để giảm miễn thuế hoặc được hoàn thuế.– Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý lập hóa đơn sai về cả số lượng hóa đơn, khai khống giá trị hàng hoá, dịch vụ đầu ra để kê khai thuế thấp hơn.– Cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện không đúng, đầy đủ hoặc không thực hiện việc ghi chép trong giấy tờ, sổ kế toán về các khoản thu là căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp cho cơ quan chức năng; hoặc cố tình không kê khai, hay kê khai không đúng nhằm mục đích để miễn thuế hoặc giảm số thuế phải nộp cho cơ quan chức năng.– Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện việc xuất hóa đơn khi tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cố tình ghi không đúng sự thật giá trị trên hóa đơn bán hàng.– Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hàng hóa thuộc vào trường hợp miễn thuế hoặc được xét miễn thuế nhưng sử dụng không đúng với mục đích theo quy định của pháp luật.– Cá nhân, tổ chức vì mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc để được miễn thuế mà có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế.– Cá nhân, tổ chức vẫn kinh doanh trong khi đã thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, hoặc có hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp.Theo đó đối với cá nhân, tổ chức những đối tượng phải nộp thuế vi phạm những hành vi trên và để lại hậu quả nghiêm trọng nhằm làm thất thoát nguồn thuế của nhà nước, không tuân thủ nghĩa vụ phải đóng thuế thì sẽ có những chế tài xử phạt rất nghiêm khắc.Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?Đối với hành vi trốn thuế thì cá nhân sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo quy định tại Thông tư 166/2013/T-BTC thì tùy vào mức độ hậu quả để lại và các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì các mức phạt cũng khác nhau:– Mức xử phạt tiền tiền một lần tính trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế, hoặc các cá nhân, đơn vị đã vi phạm và tái phạm lần hai nhưng có các tình tiết giảm nhẹ .Ví dụ về tình tiết giảm nhẹ như cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nhưng đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả; tự nguyện khai báo, hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và xử phạt các hành vi sai phạm…Nếu có hai tình tiết giảm nhẹ thì dù tái phạm lần 2 sẽ bị xử lý ở mức nhẹ nhất.– Mức xử phạt tiền gấp 1,5 lần trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên nhưng trong hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng.Ví dụ về các tình tiết tăng nặng như sau: vi phạm có tính chất tổ chức; có hành vi lôi xúi giục lôi kéo người vi phạm hay lợi dụng chức vụ của mình đi vi phạm nhằm trục lợi..v..v..hoặc với các hành vi vi phạm ở lần thứ hai nhưng không đủ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ bị chế tài ở mức phạt cao hơn.– Mức xử phạt tiền gấp 2 lần trên số tiền vi phạm trốn thuế được áp dụng với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ hai nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc cá nhân, đơn vị này đã vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt.– Mức xử phạt tiền gấp 2,5 lần tên số tền trốn thuế với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi những đối tượng này có hành vi vi phạm lần thứ hai nhưng trong hành vi đó có tình tiết tăng nặng hoặc đã vi phạm đến lần thứ ba mà không có một tình tiết giảm nhẹ nào.– Mức xử phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi đến lần vi phạm thứ hai có kèm theo ít nhất 2 tình tiết tăng nặng hoặc đối tượng này đã vi phạm lần thứ ba và có tình tiết tăng nặng hay đã vi phạm đến lần thứ 4.Biện pháp khắc phục hậu quảKèm theo những mức xử phạt về hành chính, đối với hành vi trốn thuế theo quy định của luật các đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải đóng đủ số tiền trốn thuế lên cơ quan chức năng.Tóm lại đối với trường hợp chậm đóng thuế hay trốn thuế là hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của Nhà nước nên quy định về các hình thức xử phạt rất nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh lại ý thức đóng thuế của người có nghĩa vụ.Trên đây là một số thông tin về việc doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào?, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Nguyễn Thị Linh Chi
1335 ngày trước
Theo dõi
Mã số thuế doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy Tra cứu mã số doanh nghiệp như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp tham khảo của LegalzoneMã số thuế doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp là một?Định nghĩa Mã số doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mã số doanh nghiệp, đó là:1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.Thêm vào đó, việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống đăng ký thuế của Tổng cục Thuế (khoản 1 Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC).Đặc điểm của mã số doanh nghiệp Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ: 1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp là một.Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015, có mã số doanh nghiệp và mã số thuế khác nhau không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi. >>> Tham khảo bài viết: Quy định mới về mã số doanh nghiệp từ 2021Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp đơn giảnCách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp thứ nhấtBước 1: Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu MSTTrang chủ tra cứu thuế thu nhập cá nhân online (Ảnh minh họa) Bước 2: Chọn mục doanh nghiệpBước 3: Điền Chứng minh thư/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp (mã số trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).Bước 4: Điền dãy chữ và số màu đỏ trong hình chữ nhật bên dưới vào ô Xác nhận thông tin.Bước 5: Bấm vào ô Tìm kiếm.Thông tin Doanh nghiệp nộp thuế chi tiết (Ảnh minh họa) Cách tra cứu này sẽ cung cấp cả ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp nếu bạn cần thông tin này. Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp thứ haiBước 1: Truy cập vào trang của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portalBước 2: Chọn Dịch vụ côngTrang chủ Tổng cục Thuế Việt Nam (Ảnh minh họa) Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin người nộp thuếBước 4: Nhập 01 trong 04 yêu cầu: Mã số thuế/Tên tổ chức cá nhân nộp thuế/Địa chỉ trụ sở kinh doanh/Số chứng minh thư người đại diện (Không cần phải nhập đầy đủ cả 4 thông tin).Sau đó nhập Mã xác nhận (Dãy chữ số và ký tự bên cạnh ô Mã xác nhận)Bước 5: Nhấn vào Tra cứu, chờ và nhận kết quảBước 6: Bấm vào tên doanh nghiệp để xem thông tin chi tiếtCả hai cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên đây đều rất đơn giản, dễ làm, chỉ cần vài cú nhấp chuột là bạn đã có đầy đủ các thông tin thuế của doanh nghiệp mình cần.Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Tra cứu mã số doanh nghiệp như thế nào? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm