Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

5 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

3 người
Xem tất cả
avatar
Trần Đức Thành
851 ngày trước
Bài viết
Cảnh báo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Ngày nay, công nghệ phát triển, các thủ đoạn của những bọn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi khiến người dân lo lắng, bất an. Mặc dù đã được cảnh báo từ các cơ quan chức năng, tuy nhiên, nhiều người dân cả tin đã trở thành con mồi cho bọn lừa đảo ấy. Các đối tượng này đã đánh lừa khách hàng bởi những đường link giả mạo đi kèm SMS lấy tên các ngân hàng uy tín nhằm dụ dỗ khách hàng bấm vào link hòng chiếm đoạt tài sản.Mới đây, Báo Pháp Luật đưa tin ngày 08/8/2022, Techcombank đã phát thông tin cảnh báo về tin nhắn mạo danh gửi chèn brandname của ngân hàng, với nội dung: “Tài khoản của bạn đã mở dịch vụ tài chính toàn cầu phí dịch vụ hàng tháng là 2.000.000VND sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ vui lòng nhấn vào http://techcombank.vn-rl.xyz”.giao-mao-tin-nhan-ngan-hangĐược biết, đây là tin nhắn giả mạo yêu cầu họ truy cập vào đường link mà được cho là từ Ngân hàng gửi đến. Nếu khách hàng nhập OTP và pasword thì các đối tượng sẽ nhanh chóng chiếm dụng được tài khoản nhằm trục lợi từ đó.Các đối tượng có thể mạo danh Brandname ngân hàng hay bất kỳ đơn vị nào mà chúng mong muốn, bởi chúng có một trạm phát sóng BTS giả.Theo thông tin, trạm này khi được kích hoạt cùng với một số thiết bị chuyên dụng, có thể chèn sóng nhà mạng để “đánh lừa” các điện thoại tiếp sóng xung quanh trong khu vực.Từ đó, những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng mạo danh bất cứ Brandname nào chúng muốn, gửi tin nhắn lừa đảo tới người dùng.Đã có nhiều vụ lừa đảo tương tự trước đây, gây ra không ít thiệt hại về tài sản cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.Vậy chế tài nào dành cho hành vi mạo danh tin nhắn ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?  Theo quy định của pháp luật hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của cá nhân, tổ chức khác, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm d, Khoản 3, Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.Ngoài ra, Hành vi này còn được căn cứ theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 hướng dẫn bởi Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 quy định:Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Đặc biệt, trong một số trường hợp được quy định tại Khoản 2,3,4 Điều này hình phạt cao nhất có thể phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 12 năm; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.Theo đó, Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, quy định:Những trường hợp người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này):- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
avatar
Trần Đức Thành
891 ngày trước
Bài viết
Quyền thay đổi họ tên
Cá nhân có quyền thay đổi tên không? Pháp luật dân sự quy định những trường hợp nào cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên? Legalzone giới thiệu đến bạn đọc quyền thay đổi họ tên trong bài viết dưới đây. Ảnh minh họaQuyền thay đổi họ tên theo quy định pháp luậtQuyền có họ, tên1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.Xác định họ của cá nhân2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.Đặt tên cho cá nhân3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.Quyền thay đổi họ1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.Ảnh minh họaQuyền thay đổi tên1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.Trên đây là nội dung tư vấn về quyền thay đổi họ tên. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ. 
avatar
Trần Đức Thành
891 ngày trước
Bài viết
Mất giấy tờ xe có làm lại được không?
Cần làm gì khi bị mất giấy tờ xe? Hồ sơ thủ tục thực hiện như thế nào? Legalzone  sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc bị mất giấy tờ xe qua bài viết dưới đây:Đăng ký xeChủ xe xuất trình một trong những giấy tờ sau:* Nếu là công dân Việt NamGiải đáp thắc mắc mất giấy tờ xe có làm lại được không đối với trường hợp là công dân Việt Nam thì giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:+ Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD). Nếu CMND hoặc nơi thường trú ghi trong CMND không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.+ Đối với học viên, sinh viên: Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện + giấy giới thiệu của trường.+ Đối với lực lượng vũ trang khi cần chuẩn bị: Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an, Quân đội; nếu không thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác. + Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam khi cần chuẩn bị : xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu và Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ có giá trị thay Hộ chiếu.* Nếu là cơ quan, tổ chứcLegalzone hướng dẫn, giải đáp thắc mắc mất giáy tờ xe  máy có làm lại được không trong trường hợp là tổ chức, giầy tờ cần chuẩn bị:+ Người đến đăng ký xe xuất trình chứng minh nhân dân hoặc CCCD kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức.+ Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ: xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD của người đến đăng ký xe và nộp giấy giới thiệu; trường hợp tổ chức đó không có giấy giới thiệu thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan quản lý cấp trên.Chủ xe tự khai giấy khai đăng ký xe máyGiải đáp thắc mắc khi chủ xe mất giấy tờ có làm lại được không. Khi tiến hành hồ sơ cấp lại giấy tờ đăng ký xe, chủ xe cần tự khai giấy đăng ký xe theo mẫu, cụ thể:– Mẫu này có thể lấy trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ hoặc tải về theo link ở trên và tự in ra.– Mẫu này yêu cầu phải dán bản cà số khung, số máy xe. Bàn cà số khung số máy yêu cầu phải rõ ràng, hiển thị đầy đủ phần số và chữ.Chủ xe nộp hồ sơ và nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xeGiấy chứng nhận đăng ký xe* Nộp hồ sơ– Phòng CSGT Công an tỉnh, TP thuộc T.Ư hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng (nếu xe ô tô, mô tô do Phòng cấp giấy đăng ký)– Đội CSGT Trật tự – Công an Quận huyện được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy hoặc điểm đăng ký xe của Công an Quận huyện (Nếu giấy đăng ký xe mô tô do Công an Quận huyện cấp).– Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đã được Công an cấp Quận, huyện giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất có thể làm thủ tục xin cấp lại tại Phòng CSGT Công an cấp tỉnh, TP thuộc TW.* Thời gian nộp hồ sơTừ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định).* Thủ tục kiểm tra hồ sơ– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra giấy tờ của chủ xe khi nộp hồ sơ; giấy khai đăng ký xe (đã điền thông tin và dán bản cà số khung số máy) sau đó kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ xe:+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận phải ghi nội dung hướng dẫn vào phía sau giấy khai đăng ký xe, ký ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về hướng dẫn để chủ xe hoàn thiện hồ sơ.+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy hẹn cho chủ xe.– Căn cứ ngày ghi trong giấy hẹn, chủ xe đến bộ phận đăng ký xe để nhận giấy đăng ký mới. (Hoặc nhận qua Bưu điện nếu đăng ký dịch vụ chuyển phát)– Thời gian xác minh và hoàn thành thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe bị mất không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (ghi rõ trong giấy hẹn).Một số lưu ý khi làm thủ tục cấp lại giấy đăng kýCấp lại giấy tờ xeLegalzone hướng dẫn một số lưu ý khi tiến hành thủ tục cấp lại  giấy tờ xe và giải đáp thắc mắc giấy tờ xe mất có làm lại được không– Một số nơi CSGT yêu cầu phải làm đơn cớ mất giấy đăng ký xe và có công an địa phương xác nhận.– Không bắt buộc phải mang xe đến để kiểm tra (trừ xe đã cải tạo, thay đổi màu sơn).– Chủ xe có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền của chủ xe được UBND cấp phường xã chứng thực hoặc cơ quan, đơn vị công tác xác nhận và xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc CCCD).– Khi cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bị mất thì giữ nguyên biển số 5 số. Nếu xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số thì đổi sang biển 5 số và phải nộp lại biển số cũ. (Biển số mới được bấm ngẫu nhiên và cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; trường hợp chờ sản xuất biển số thì hẹn tối đa 7 ngày làm việc).Giấy đăng ký xe do Phòng CSGT cấp+ Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc; xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc xe có quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước và các loại xe có kết cấu tương tự của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, kể cả xe quân đội làm kinh tế có trụ sở hoặc cư trú trên địa bàn tỉnh, TP thuộc TW.+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú trên địa bàn tỉnh, TP thuộc TW.– Giấy đăng ký xe do Công an huyện cấp gồm: các loại xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương (trừ các loại mô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định đăng ký tại Phòng CSGT và Cục CSGT).Thủ tục làm lại giấy tờ xe khi bị mất giấy tờ xe không chính chủLegalzone giải đáp thắc mắc khi mất giấy tờ xe làm lại được không– Người đang sử dụng xe có giấy đăng ký xe không chính chủ bị mà bị mất. Nếu muốn làm lại phải nhờ chủ cũ làm thủ tục ủy quyền (có công chứng).Sau đó cầm tờ giấy ủy quyền này cùng CMND của mình để đi làm lại giấy đăng ký xe (đứng tên chủ cũ). Nếu muốn sang tên (đăng ký xe đứng tên chủ mới) thì 2 bên phải làm hợp đồng mua bán xe (có công chứng)Mức thu lệ phí cấp lại giấy đăng ký và biển sốLegalzone giải đáp thắc mắc giấy tờ xe có làm lại được khôngThông thường mức lệ phí làm lại cavet xe máy cấp lại giấy đăng ký kèm theo biển số (áp dụng chung cho cả 3 khu vực I, II, III) như sau: Ô tô: 150.000 đồng/lần/xe; Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc: 100.000 đồng/lần/xe; Xe máy 50.000 đồng/lần/xe. Nếu không kèm theo biển số (áp dụng chung cho xe máy, ô tô): 30.000 đồng/lần/xe. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, mức phí có thể lên đến tối đa 20 triệu đồng (đối với ô tô).Mức xử phạt về lỗi bị mất giấy đăng ký xeGiải đáp thắc mắc xe không giấy tờ có làm lại được không – Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khi bị mất giấy đăng ký xe mà điều khiển xe, nếu CSGT bị phát hiện thì sẽ lập biên bản về lỗi không có giấy đăng ký xeNếu sau khi lập biên bản mà làm lại giấy đăng ký xe và xuất trình cho CSGT thì sẽ chuyển sang phạt lỗi không mang theo giấy đăng ký (xe mô tô: Phạt 100.000 – 200.000 đồng; xe ô tô: Phạt 200.000 – 400.000 đồng. Nếu không làm lại được, sẽ bị phạt về lỗi không có giấy đăng ký (xe mô tô: phạt 300.000 – 400.000 đồng, xe ô tô phạt: 2 – 3 triệu đồng).Mức phạt khi không làm lại cavet xe– Trường hợp mua bán xe, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công chứng hợp đồng mua bán xe, chủ xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình).Nếu quá thời hạn này mà bị mất giấy đăng ký xe và đi làm lại, đồng thời làm thủ tục sang tên xe thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với cá nhân), từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với tổ chức) (Điểm a khoản 4, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).Nếu là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 (đồng đối với cá nhân), từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (đối với tổ chức).Legalzone hướng dẫn và giải đáp thủ tục khi bị mất giấy tờ xe máy làm lại được khôngThủ tục sang tên giấy tờ xe không chính chủThủ tục sang tên xe máy cùng huyệnBước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe tại Bộ phận một cửa Công an cấp huyện.– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ:+ Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, hướng dẫn chủ xe viết Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy định;+ Kiểm tra thực tế xeTrực tiếp đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe, gồm: nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, số chỗ đứng, số chỗ nằm, năm sản xuất, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác; Cà số máy, số khung dán vào giấy khai đăng ký xe; ký đè lên bản cà số máy, số khung dán trên giấy khai đăng ký xe (một phần chữ ký trên bản cà, phần còn lại trên giấy khai đăng ký xe); ghi rõ ngày, tháng, năm và họ, tên cán bộ kiểm tra xe.Trường hợp xe được cơ quan Hải quan xác nhận chỉ có số VIN, không có số máy, số khung thì lấy số VIN thay thế cho số khung (chụp ảnh số VIN thay thế cho bản cà số khung), đóng số máy theo biển số (sau khi được cấp biển số theo quy định)+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký xeTiếp nhận hồ sơ đăng ký xe; đối chiếu giấy tờ của chủ xe, giấy khai đăng ký xe với các giấy tờ của xe.Nếu hồ sơ đăng ký xe chưa đầy đủ thì ghi hướng dẫn cụ thể một lần vào mặt sau giấy khai đăng ký xe; ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về hướng dẫn đó.Nếu hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận làm thủ tục đăng ký: Thu lại biển số xe (trường hợp phải đổi sang biển 5 số hoặc hệ biển số mới của chủ xe khác hệ biển số cũ theo quy định), chứng nhận đăng ký xe; Cấp giấy hẹn cho chủ xe; Thu lệ phí đăng ký xe;Trường hợp nếu đổi sang biển 5 số hoặc đổi hệ biển số thì thực hiện thêm quy định: Cấp biển số theo hình thức bấm ngẫu nhiên trên hệ thống đăng ký, quản lý xe; Trả biển số xe.Legalzone hướng dẫn giải đáp thắc mắc có làm lại được giấy tờ xe khôngBước 3: Thu giấy hẹn, trả giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.Thủ tục sang tên khi mua xe máy cũ khác huyệnBước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:– Chứng từ lệ phí trước bạ.– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.– Giấy tờ của chủ xe.Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện (xe đăng ký ở đâu thì làm thủ tục ở đó).– Người thực hiện thủ tục sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới trong thời gian không quá 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Biển số xe được cấp ngay khi hoàn thành hồ sơ hợp lệ.Lưu ý: Trường hợp biển 3, 4 số hoặc khác hệ hiển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 05 số theo quy định ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.Thủ tục sang tên xe máy khác tỉnhNgười bán thực hiện thủ tục tại nơi đã cấp đăng ký xe Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:– 02 Giấy khai sang tên di chuyển xe (theo Mẫu số 04).– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.– Giấy tờ của người mua, được điều chuyển, cho, tặng xe.Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện.Người thực hiện thủ tục không phải nộp lệ phí và sẽ nhận được hồ sơ gốc của xe và được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, biển số tạm thời.Người mua thực hiện thủ tục tại nơi xe chuyển đếnBước 1: Chuẩn bị hồ sơ:– Giấy khai đăng ký xe (Mẫu số 02).– Chứng từ lệ phí trước bạ.– Giấy khai sang tên, di chuyển xe.– Phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và hồ sơ gốc của xe.– Giấy tờ của chủ xe.Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện.Người mua đóng lệ phí theo quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC, sau đó sẽ được cấp biển số xe. Giấy chứng nhận đăng ký xe mới được cấp sau 02 ngày làm việc.Lưu ý: Xe được cấp đăng ký xe và biển số ở đâu thì thực hiện thủ tục sang tên ở đó; ví dụ:– Xe ô tô do Phòng cảnh sát công an cấp tỉnh cấp đăng ký và biển số xe thì thực hiện thủ tục sang tên theo thủ tục hành chính ở cấp tỉnh đã nêu ở trên.– Xe mô tô (xe máy) do Phòng CSGT Công an cấp tỉnh cấp thì thực hiện sang tên theo TTHC cấp tỉnh; trường hợp do Công an cấp huyện cấp đăng ký và biển số xe thì thực hiện thủ tục hành chính ở cấp huyệnNhư vậy, thủ tục làm lại giấy tờ xe khi bị mất giấy tờ xe không chính chủ và thủ tục sang tên đổi chủ có thể thực hiện đồng thời. Người mua xe làm lại giấy tờ xe và sang tên đổi chủ xe theo trình tự, thủ tục trên đây. Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp cho câu hỏi: mất giấy tờ xe có làm lại được không. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Công ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
892 ngày trước
Bài viết
Tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau; bao quanh con người; có ảnh hưởng đến đời sống; kinh tế; xã hội; sự tồn tại; phát triển của con người; sinh vật và tự nhiên. Và hiện nay; môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người và sinh vật trên Trái đất. Vậy nên; để bảo vệ môi trường chung của chúng ta con người đã đặt ra các tiêu chuẩn môi trường (TCMT). Legalzone xin gửi đến bạn đọc thông tin về Tiêu chuẩn môi trường theo quy định pháp luật hiện hành.Tiêu chuẩn môi trường là gì?Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 “Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường; hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”Như vậy; dựa trên thông tin này; thì TCMT là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; được công bố dưới dạng văn bản tự nguyện.Quy định về tiêu chuẩn môi trườngTiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; TCMT đối với quản lý chất thải và các TCMT khác. Toàn bộ hoặc một phần TCMT trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn kỹ thuật môi trường. TCMTCũng tương tự như cách phân loại trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường; TCMT cũng được phân thành 03 loại: tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; tiêu chuẩn về chất thải và các TCMT khác. Tuy nhiên; TCMT lại không đặt ra các yêu cầu chặt chẽ như đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường.Phạm vi áp dụng đối với tiêu chuẩn cơ sở khá hẹp; chỉ có giá trị trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn quốc gia về môi trường; phạm vi áp dụng rộng hơn nhưng lại không có tính bắt buộc; trừ khi nó được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn kỹ thuật môi trường.Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật LegalzoneCơ quan ban hành tiêu chuẩn môi trườngTheo quy định tại Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn và Điều 104 Luật BVMT 2020; trách nhiệm xây dựng; thẩm định; công bố tiêu chuẩn thuộc về:Lưu ý: Các tiêu chuẩn này được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận; các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân.So sánh tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trườngĐiểm giống nhauTCMT và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh; hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ thuật và quản lý.Để bảo vệ môi trường.Là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khi tác động đến môi trường.Gồm: sản phẩm; hàng hoá; dịch vụ; quá trình; môi trường; các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.Điểm khác nhauGiữa quy chuẩn kỹ thuật môi trường và TCMT khác nhau ở nhiều góc độ; về nội dung; chủ thể ban hành; cách thức; trình tự; thủ tục ban hành. Tuy nhiên; điểm khác nhau cốt lõi nhất giữa quy chuẩn kỹ thuật môi trường và TCMT là:– Quy chuẩn kỹ thuật môi trường vừa là quy phạm pháp luật vừa là quy phạm kỹ thuật có tính bắt buộc chung; được áp dụng thống nhất (được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành) để điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác; sử dụng; tác động đến các yếu tố khác nhau của môi trường.– Khác với quy chuẩn kỹ thuật; TCMT không mang tính bắt buộc chung mà áp dụng tự nguyện; tiêu chuẩn chỉ trở thành  bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn kỹ thuật môi trường.Ban hành và áp dụng TCMT là một trong những hình thức pháp lý quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chính vì có vai trò quan trọng; do vậy; hệ thống các quy định về TCMT được pháp luật môi trường quy định rất chi tiết và cụ thể; tạo cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh hành vi của con người cũng như xác định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Trên đây là những bình luận; phân tích của Legalzone về vấn đề này.Xem thêm: Phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật hiện hànhTrên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về  Tiêu chuẩn môi trường theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ vớichúng tôi để được kịp thời tư vấn.Xin cảm ơn!Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệCông ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
892 ngày trước
Bài viết
Tác động của doanh nghiệp đến môi trường
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế và là một chủ thể tích cực trong xã hội; nên không thể không đặt ra vấn đề trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội. Legalzone xin gửi đến bạn đọc bài viết Tác động của doanh nghiệp đến môi trường. Tác động của hoạt động của doanh nghiệp đến môi trườngCác hoạt động của doanh nghiệp luôn tác động đến môi trường. Những tác động này bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực.* Tác động tích cựcThứ nhất, trong chừng mực nhất định; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí; công viên cây xanh; hồ nước nhân tạo; các làng văn hóa du lịch… có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.Thứ hai; hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường.Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước; là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường.Một số lĩnh vực kinh doanh; như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường; có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường.Thứ ba; việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.*Tác động tiêu cựcThứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất; kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường.Thứ hai, Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường; nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất; môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam; trong đó có thể là những chất thải độc hại.Lợi ích khi doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trườngThứ nhất, nếu các doanh nghiệp muốn tiếp tục tăng cường đầu ra, họ phải có đầu vào ổn định. Nhiều ngành công nghiệp dựa trên các nguồn tài nguyên có chất lượng cao; nguồn tài nguyên bị thiệt hại sẽ làm tăng chi phí sản xuất.Thứ hai, việc tiếp cận ban đầu và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Thực tiễn về môi trường của các ngành công nghiệp ; kinh doanh đang ngày càng trở thành một nhu cầu về sự thay đổi của người tiêu dùng ngày nay. Người tiêu dùng quốc tế nhấn mạnh đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; giữ độ bền của sản phẩm và thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Trong khi đó người tiêu dùng bản xứ ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm về môi trường.Một số đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường– Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thương mại nói riêng; tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch.– Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận  thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh nhằm hướng đến phát triển bền vững.– Nghiên cứu thiết lập các công cụ kinh tế và cơ chế tài chính đột phá nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho bảo vệ môi trường.Vận dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam như các loại thuế, phí, đặt cọc hoàn trả, quyền phát thải và mua bán phát thải theo hạn ngạch cho bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp.– Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương tới địa phương; tăng cường phối hợp giữa các Bộ; ngành và địa phương trong việc thanh tra; kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường trong các doanh nghiệp; tăng vai trò giám sát và phối hợp của người dân và các cơ quan quản lý địa phương đối với doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.–  Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp kết nối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Tác động của doanh nghiệp đến môi trường.Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.Xin cảm ơn!Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancyTư vấn pháp lý/ Legal consultancyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
892 ngày trước
Bài viết
Thực trạng và phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 mới nhất, chất thải nguy hại là gì? Việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?Chất thải nguy hại là gì?Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa về chất thải nguy hại như sau:Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.Quản lý chất thải nguy hạiYêu cầu chung về quản lý chất thải nguy hạiChủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp.Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hạiChủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.Yêu cầu đối với việc lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hạiViệc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyển động phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.Quy định về xử lý chất thải nguy hại– Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:+ Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;+ Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;+ Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;+ Có giấy phép môi trường;+ Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;+ Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;+ Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020.-.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại hiện nay– Phương pháp sinh học, dùng để xử lý đất bị ô nhiễm, bùn thải… Mục đích của phương pháp này là phân hủy và làm biến đổi chất hữu cơ có trong chất thải để làm giảm ảnh hưởng của nó đối với môi trường. Đặc biệt lưu ý, toàn bộ quá trình ủ sinh học cần được kiểm soát nghiêm ngặt.– Phương pháp đốt, chất thải nguy hại được cho vào lò đốt, khí thải trước khi thoát ra môi trường được làm sạch, phần xỉ than sẽ được đem đi chôn lấp.– Phương pháp chôn lấp, phương pháp này được áp dụng cho một số loại chất thải như xỉ tro, bùn thải… mỗi hố chôn tương ứng với một loại chất thải nguy hại đã được quy định. Chất thải sau khi được đổ đầy sẽ được phủ chống thấm, đầm nén lớp đất mặt, sau đó đổ một lớp bê tông để cách ly chất thải với môi trường. Phần nước rỉ từ chất thải nguy hại tiếp tục được thu gom để đưa đi xử lý.– Phương pháp tái chế, đây là phương pháp xử lý chất thải nguy hại như đồ điện tử, nhựa, giấy, thủy tinh…Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề xử lý chất thải nguy hại. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.Mời bạn đọc quan tâm về Dịch vụ môi trườngXin cảm ơn!Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Tòa nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam TừLiêm; Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancyTư vấn pháp lý/ Legal consultancyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
893 ngày trước
Bài viết
Quy định về quản trị công ty đại chúng năm 2022
Vấn đề quản trị công ty đại chúng cũng được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp. Vậy hãy cùng tìm hiểu với Legalzone qua bài viết sau.Công ty đại chúng là gì?Theo Điều 25 Luật Chứng khoán, công ty đại chúng được định nghĩa như sau:Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loạiCông ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng;Cổ phiếu của công ty được đại chúng trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán;Công ty có ít nhất 100 nhà đầu tư (không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và đã góp vốn từ 10 tỷ đồng trở lên.Do đó, nếu công ty cổ phần đáp ứng một trong ba điều kiện trên thì được coi là công ty đại chúng. Trong hai trường hợp đầu tiên, trở thành một công ty đại chúng là sự lựa chọn của riêng công ty, hoặc được hiểu là việc thành lập tình trạng của các công ty đại chúng là tự động. Trong trường hợp thứ hai, các công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện về vốn đăng ký và số lượng cổ đông quy định sẽ tự động trở thành công ty đại chúng, nhưng phải thông qua thủ tục đăng ký công ty đại chúng.Ngày trở thành công ty đại chúng kể từ ngày hoàn thành toàn bộ vốn góp, số lượng cổ đông được xác nhận trong số hơn 100 cổ đông của nhà đầu tư. Do đó, trong vòng 90 ngày kể từ ngày trở thành một công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Nhà nước. Thứ hai, các công ty đại chúng tại thời điểm này dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán nhà nước bên cạnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Có thể hiểu cách khác về công ty đại chúngCụ thể, chúng ta có thể hiểu là các công ty đại chúng huy động vốn công bằng cách huy động rộng rãi vốn công thông qua việc phát hành chứng khoán không đại chúng (cổ phiếu, trái phiếu) được đại chúng trên các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các tổ chức môi giới chứng khoán.Các công ty đại chúng được đặc trưng bởi sự tham gia của vốn bên ngoài, nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu về quản trị công ty như một yếu tố phân biệt với quản trị công ty.Có thể thấy, việc giám sát 3 trường hợp được sử dụng để xác định các công ty đại chúng là không cần thiết, dẫn đến sự trùng lặp kỹ thuật lập pháp. Theo quy định hiện hành về việc đại chúng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, các điều kiện đại chúng trên sàn giao dịch bao gồm tiêu chuẩn số lượng cổ đông và quy mô vốn đăng ký thực tế.Vốn điều lệ tối thiểu của các công ty đại chúngTrên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 120 tỷ đồng và có hơn 300 cổ đông. Tương đương 30 tỷ đồng và từ 100 cổ đông trở lên (trừ doanh nghiệp nhà nước – cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước).Do đó, các công ty đại chúng đã đáp ứng các điều kiện của tình hình 3 trước khi đại chúng cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán. Đó là, trước khi công ty cổ phần trở thành công ty đại chúng, công ty này phải là công ty đại chúng vì nó được quy định là trường hợp thứ ba theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán hiện hành năm 2019.Các công ty đại chúng cần tuân thủ chặt chẽ các vốn điều lệCác công ty đại chúng là các công ty cổ phần có quy mô và khả năng hiển thị “đủ lớn” để đạt được “đại chúng”, “đủ lớn” ở đây được hiểu từ hai khía cạnh của vốn đăng ký thực tế và số lượng cổ phiếu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam:Vốn điều lệ thực tế góp vốn tối thiểu 10 tỷ đồng.Ít nhất 100 cổ đông, không bao gồm cổ đông của các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm doanh nghiệp, công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính như công ty quản lý quỹ (cùng với các quỹ đầu tư do các công ty này quản lý).Do đó, khi một công ty cổ phần đáp ứng cả hai điều kiện trên, nó đã được chính thức được công nhận là một công ty đại chúng. Theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng, công ty phải nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán để tìm hiểu, quản lý. Theo đó, các công ty đại chúng sẽ do Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái quản lý, các công ty cổ phần còn lại chưa có tình trạng “đại chúng” vẫn do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố quản lý.Các quy định khácNgoài ra, các quy định này có thể được hiểu là các nhà lập pháp xác định công bố công khai của công ty cổ phần dựa trên ba tiêu chí:Tiêu chuẩn 1, Gây quỹ từ công chúng.Tiêu chuẩn 2, Công chúng tham gia vào việc trao đổi, mua bán cổ phần của công ty.Tiêu chuẩn 3, Quy mô ngưỡng (vốn đăng ký và cổ đông) xác định ranh giới nội bộ và công cộng của công ty cổ phần. Mục đích chính của quy định rõ ràng là để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.Điều kiện trở thành công ty đại chúngVề vốn điều lệ: Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.Về năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty đại chúng đạt lợi nhuận 1 năm trước khi phát hành.Quảng cáo: Các công ty đại chúng yêu cầu ít nhất 100 nhà đầu tư nắm giữ, không bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp của các tổ chức tài chính.Về thời gian nắm giữ cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị công ty: Công ty đại chúng không quy định tỷ lệ thành viên chủ chốt và thời gian nắm giữ bắt buộc.Để đại chúng trên thị trường chứng khoánCác công ty đại chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:Về vốn đăng ký: Vốn đăng ký phải từ 80 tỷ đồng trở lên;Về năng lực sản xuất kinh doanh: Công ty đại chúng đại chúng phải có lợi nhuận 2 năm trước khi đại chúng;Về công bố: Các công ty đại chúng yêu cầu ít nhất 100 nhà đầu tư nắm giữ, không bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp của các tổ chức tài chính, trong khi các công ty đại chúng yêu cầu 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phần có quyền biểu quyết.Về thời gian nắm giữ cổ phần của các thành viên Hội đồng quản trị của công ty: Các công ty đại chúng đại chúng trên Sàn giao dịch chứng khoán yêu cầu ban lãnh đạo nắm giữ 100% cổ phần trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ ngày đại chúng và 50% trong 6 tháng đầu năm tiếp theo.Trường hợp đủ điều kiện đại chúng thì phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Nhà nước.Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Chứng khoán 2019Hồ sơ của công ty đại chúng bao gồm:Hồ sơ công ty đại chúng bao gồm:Điều lệ công ty.Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.Thông tin ngắn gọn về mô hình tổ chức kinh doanh, cơ quan quản lý và cơ cấu cổ đông.Báo cáo tài chính cho năm gần nhất.Đăng ký một lượng lớn thông tin, sau đó:Trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán, công ty đại chúng có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố. Ngày trở thành một công ty đại chúng.Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Nhà nước có trách nhiệm công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin liên quan khác của các công ty đại chúng trên các phương tiện truyền thông của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Nhà nước.Ngày trở thành công ty đại chúng được tính từ ngày hoàn thành toàn bộ vốn góp, số lượng cổ đông được xác nhận trong số 100 nhà đầu tư trở lên.Điều kiện liên quan khácVề quản trị công ty, các công ty đại chúng ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, cũng phải tuân thủ Luật Chứng khoán và các luật liên quan khác. Bộ Tài chính cần làm rõ việc quản trị các công ty đại chúng. Các nguyên tắc quản trị của các công ty đại chúng bao gồm:Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan.Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông.Công khai minh bạch tất cả các hoạt động của công ty.Quy định mới về quản trị công ty đại chúngChính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 hướng dẫn quản trị doanh nghiệp áp dụng đối với công ty đại chúng và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2017. Nghị định này bao gồm nhiều quy định mới về cách quản lý và vận hành các công ty đại chúng. Hội đồng hành chínhThành viênMột quy định mới mà các công ty đại chúng cần lưu ý là Chủ tịch Hội đồng quản trị không thể kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2020.Ngoài ra, các thành viên hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được phục vụ như là thành viên hội đồng quản trị của nhiều hơn năm công ty khác cùng một lúc. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2019.Cơ cấu thành viênCơ cấu hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo sự cân bằng giữa các thành viên điều hành và không thực hiện. Ít nhất một phần ba thành viên hội đồng quản trị là thành viên không thực hiện.Giám đốc không điều hành là thành viên hội đồng quản trị, không phải là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các nhà quản lý cấp cao khác theo quy định tại Điều lệ công ty.Cuộc họp hội đồng quản trịHội đồng quản trị phải họp ít nhất mỗi quý một lần.Nhà khảo sátNgười kiểm soát của một công ty đại chúng không được là những người sau đây:Làm việc trong bộ phận kế toán và tài chính của công ty;Là thành viên hoặc nhân viên của một công ty kiểm toán độc lập, báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán trong ba năm qua.Đối với các công ty đại chúng, công ty đại chúng mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Giám đốc Tài chính phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.Công bố thông tinCông ty đại chúng có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và quản trị công ty cho cổ đông và công chúng. Các công ty đại chúng phải tiết lộ đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin khác có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyết định của cổ đông và nhà đầu tư. Phương thức công bố thông tin, công bố thông tin phải phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.Nội dung công bốVề mô hình quản lý tổ chức công ty: Công ty công cộng phải báo cáo và tiết lộ thông tin về mô hình quản lý tổ chức của công ty cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán;Về quản trị công ty: Công ty đại chúng phải công bố thông tin quản trị công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên và báo cáo thường niên của công ty theo quy định của pháp luật về chứng khoán.Đối với thu nhập của Giám đốc (General Director): Tiền lương của Giám đốc (General Director) và các nhà quản lý khác phải được nêu riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải được báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông. Cuộc họp thường niên.Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc): Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát để kiểm soát các giao dịch giữa công ty và Ban kiểm soát. Những người này là thành viên sáng lập hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) trong vòng 3 năm cuối cùng trước khi giao dịch hoặc công ty, giám đốc (tổng giám đốc) hoặc cổ đông lớn với các bên liên quan là thành viên hội đồng quản trị.Công ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
893 ngày trước
Bài viết
Quy định về tỷ lệ phủ quyết trong công ty cổ phần
Quyền phủ quyết là một trong những quyền đặc biệt của cổ đông. Vậy quyền phủ quyết là gì? Tỷ lệ  phủ quyết của cổ đông được quy định như thế nào? Để tìm hiểu thêm, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về quyền phủ quyết của cổ đông.Quyền phủ quyết là gì Theo từ điển Tiếng Việt: “Phủ quyết là biểu quyết chống lại : Kiến nghị bị phủ quyết.”Theo đó có thể hiểu quyền phủ quyết của cổ đông  là quyền bác bỏ một nghị quyết của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần.Quy định về tỉ lệ phủ quyết trong công ty cổ phần Cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thànhLoại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loạiThay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanhThay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công tyDự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khácTổ chức lại, giải thể công tyVấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.Công ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
avatar
Trần Đức Thành
894 ngày trước
Bài viết
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng trở nên thuận lợi và phổ biến với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Vậy quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì cần đảm bảo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Legalzone.Ưu nhược điểm của vận tải hàng khôngMỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng.Với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Chúng ta có thể thấy chuyển hàng bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế, phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàngƯu điểm của vận chuyển hàng khôngVận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất. Bạn có thể nghe thấy những vụ tai nạn máy bay thảm khốc, nhưng thực tế đường hàng không lại an toàn hơn nhiều so với đường bộ, đường sắt, và đường biển.Ngoài ra còn phải kể đến những ưu điểm khác như:Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giớiDịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏngGiảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây raPhí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khácPhí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanhNhược điểm của vận chuyển hàng khôngNhược điểm lớn nhất là chuyển hàng bằng máy bay có giá cước cao nhất, tính tới từng kilogam. Nhược điểm thứ hai của vận tải bằng máy bay là không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Ngoài 2 ý nêu trên, vận tải hàng không còn có một vài nhược điểm đáng lưu ý khác như sau:Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng khôngYêu cầu chặt chẽ hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển. Trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét (scanning), bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không1. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụSau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.2. Booking lịch bayViệc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.3. Đóng hàngHàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩuKhi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển5. Phát hành AWBSau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành AWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết.Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.6. Nhận chứng từ trước qua emailSau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu7. Thông báo hàng đếnĐại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…8. Lệnh giao hàngKhi hàng đến, Forwarder thu lại AWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩuNgười nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.10. Nhận hàngForwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.Công ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Xem thêm