0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
banner
avatar

Đoàn Thanh Vượng

Điểm thưởng: 390
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

0 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

0 người
Xem tất cả
avatar
Đoàn Thanh Vượng
781 ngày trước
Bài viết
Đổi thẻ Căn cước công dân (thực hiện tại cấp huyện)
Thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ không thể thiếu của công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi. Vậy phải làm thế nào nếu ta làm mất, làm hư hỏng loại giấy tờ này? Hãy cùng LegalZone tìm hiểu về thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân (thực hiện tại cấp huyện) để giải đáp thắc mắc. Được cấp lại căn cước công dân khi nào? Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Thành phần hồ sơBao gồm- Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01)- Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02)- Trường hợp thông tin không đầy đủ, thống nhất thì xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.- Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có:- Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an).- Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin công dân Thời gian giải quyết- Với hình thức nộp trực tiếp tại Trực tiếp tại trụ sở Công an/ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai)/Cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết, thời hạn giải quyết là 15 ngày làm v iệc kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ.Với hình thức trực tuyến: người dân Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân. thời hạn giải quyết là 15 ngày làm v iệc kể từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ. Lệ phí - Lệ phí : 70.000 Đồng (Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/ thẻ Căn cước công dân) - Lệ phí : 0 Đồng (Các trường hợp sau được miễn lệ phí cấp lại thẻ Căn cước công dân: + Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. + Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.) - Lệ phí : 0 Đồng (Các đối tượng không phải nộp lệ phí: + Đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32Trình tự thực hiện Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến. Bước 2: Cán bộ tiếp nhân hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ: Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân. Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân. Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung. Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Căn cứ pháp lý:- Nghị định 137/2015/NĐ-CP- Thông tư Thông tư 59/2019/TT-BTC- Thông tư số 41/2019/TT-BCA
avatar
Đoàn Thanh Vượng
783 ngày trước
Bài viết
THỦ TỤC CHẤP THUẬN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
 Trong trường hợp 2 hoặc nhiều công ty đầu tư chứng khoán muốn hợp nhất, sáp nhập có cần xin phép Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp nhận không? Có phải hai hoặc nhiều công ty chứng khoán bất kì đều được sáp nhập? hãy cùng chúng tôi giải đáp câu các câu hỏi về thủ tục chấp thuận hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán qua bài viết dưới đây.Thành phần hồ sơHồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại công ty bao gồm:Giấy đề nghị chấp thuận tổ chức lại mẫu số 79 ban hành kèm theo nghị định 155/2020/ND-CPBiên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc tổ chức lại công tyHợp đồng hợp nhất, sáp nhập mẫu số 80 ban hành kèm theo nghị định 155/2020/ND-CPPhương án tổ chức lại đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua theo Mẫu số 81Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánTrường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hình thành sau hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý công ty phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoánGiấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh mẫu số 82 ban hành kèm theo nghị định 155/2020/ND-CPBáo cáo kết quả thực hiện phương án tổ chức lại, bao gồm Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau tổ chức lại theo Mẫu số 68, kết quả thực hiện chuyển nhượng (nếu có), kết quả chào bán cổ phần (nếu có)Thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65, kèm theo hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sởDanh sách Tổng giám đốc (Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính và mạng lưới hoạt động theo Mẫu số 66; Bản thông tin cá nhân của Tổng giám đốc (Giám đốc), Giám đốc chi nhánh theo Mẫu số 67, kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đối với trường hợp thay đổi Tổng giám đốc (Giám đốc), Giám đốc chi nhánh;Xác nhận về khoản vốn tăng thêm (nếu có) của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả hoặc báo cáo vốn chủ sở hữu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuậnDự thảo Điều lệ công ty sau chuyển đổi, hợp nhấtBản gốc Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức lại.Yêu cầu, điều kiện Việc tổ chức lại, phương án tổ chức lại được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.Công ty chứng khoán hình thành sau tổ chức lại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hình thành sau tổ chức lại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán. Trường hợp tổ chức lại để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ quy định điểm a khoản 3 Điều 74, điểm a khoản 3 Điều 75 Luật Chứng khoán. Việc tổ chức lại phải tuân thủ pháp luật khác có liên quan.Thời gian giải quyết và lệ phíBa hình thức trực tiếp, trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính đều có thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ với lệ phí là 2 triệu đồng/lần cấp. Căn cứ pháp lýQuyết định 12/QĐ-BTCLuật chứng khoán số 54/2019/QH14Nghị định 155/2020/NĐ-CPThông tư 272/2016/TT-BTC 
avatar
Đoàn Thanh Vượng
784 ngày trước
Bài viết
THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
 Trường hợp công ty chứng khoán chỉ có một người đại diện theo pháp luật và đang muốn thay đổi người đại diện thì những người nào có thể đảm nhận làm người đại diện của công ty? Trước khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì có cần xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không? Hãy cùng LegalZone giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây. Thành phần hồ sơTrường hợp thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật:Trường hợp thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật, hồ sơ gồm: + Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật + Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật+ Điều lệ sửa đổi + Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc).+ Bản thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm theo mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP+ Phiếu lý lịch tư pháp của người được bổ nhiệm.  Trường hợp thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật mà không thay đổi chức danh Hồ sơ gồm: + Giấy đề nghị thay đổi người đại diện  + Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) + Bản thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm - Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP+ Phiếu lý lịch tư pháp của người được bổ nhiệmTrường hợp thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luậtHồ sơ gồm: + Giấy đề nghị + Bản thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm - Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CPThời gian giải quyếtVới cả 3 hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến và dịch vụ , thời hạn giải quyết là 7 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ Trình tự thực hiện Bước 1: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Bộ phận một cửa Uỷ ban chứng khoán nhà nướcBước 2: Bộ phận một cửa Uỷ ban chứng khoán nhà nước tiếp nhận, xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ Bộ phận một cửa hướng dẫn sửa đổi, bổ sung theo quy định.Bước 3: Uỷ ban chứng khoán nhà nước thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của nội dung hồ sơ. Trong thời hạn 07 (bẩy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Uỷ ban chứng khoán nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý doBước 4: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Uỷ ban chứng khoán nhà nước hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính Căn cứ pháp lýLuật chứng khoán 2019Nghị định 155/2020/ND-CPThông tư 272/2016/TT-BTC